Kỳ 37.
CHƯƠNG III
NỘI CHIẾN TÂY SƠN-NGUYỄN PHÚC ÁNH
I
Trong tổng hành dinh ở thành Gia Định, một ngày tháng 7 năm 1792, Nguyễn PhúcÁnh ngồi uống rượu và nghĩ lại chặng đường bôn ba chạy trốn quân Tây Sơn khắp Gia Định, khắp biển đảo miền Nam, kể cả phiêu bạt sang Xiêm La. Suốt trên con đường đầy gian nan, nguy hiểm, nếm mật nằm gai để phục thù Tây Sơn, để khôi phục lại giang sơn họ Nguyễn Phúc, ngoài chí kiên cường không bao giờ nhụt, Nguyễn Phúc Ánh cho rằng mình đã gặp may mắn quá nhiều.
Trong ánh sáng của những ngọn nến bập bùng, Nguyễn Phúc Ánh lại cạn một ly nữa và hồi tưởng lại những sự may mắn hiếm có. Cái may mắn đầu tiên là khi còn ở Phú Xuân, Nguyễn Phúc Luân là cha Nguyễn Phúc Ánh là thế tử, con trai thứ hai của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Năm 1638, Nguyễn Phúc Luân bị quyền thần Trương Phúc Loan giết chết để Loan đưa em Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi chúa để Loan dễ lộng quyền. Vậy mà khi đó, Trương Phúc Loan đã không giết Nguyễn Phúc Ánh theo phương châm tàn bạo là “Nhổ cỏ nhổ tận gốc”. Thật là may mắn. Nếu không làm sao bây giờ Ánh còn trên cõi đòi này. Nguyễn Phúc Ánh lại cạn một ly nữa và suy tư tiếp. May mắn tiếp theo là năm 1777, khi bị Tây Sơn đánh bại, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và chúa Nguyễn Phúc Dương bị bắt, bị hành hình ở Gia Định cùng 18 tướng lĩnh thì Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát trong sự truy lùng gắt gao của quân Tây Sơn. Có lần ở vùng biển Côn Lôn, nhiều chiến thuyền do phò mã Tây Sơn là Trương Văn Đa truy đuổi chỉ cách thuyền Nguyễn Phúc Ánh trong gang tấc, Nguyễn Phúc Ánh sắp bị bắt thì bỗng nhiên một trận giông tố nổi lên dữ dội. Trương Văn Đa phải kết thuyền lại để chống chọi, nhờ vậy mà Nguyễn Phúc Ánh lại thoát. May mắn lần nữa là trong trận Rạch Gầm-Xoài Muốt năm 1785, chỉ một ngày, Nguyễn Huệ đã dụ được 300 chiến thuyền, 3 vạn thủy binh Xiêm La và 4000 quân Nguyễn vào trận địa mai phục ở Rạch Gầm-Xoài Muốt trên sông Mỹ Tho, Tiền Giang và tiêu diệt hết. Hai tướng Xiêm La là Chiêu Tăng và Chiêu Sương cùng Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát sang Chân Lạp rồi sang Xiêm La.[1] Nhà Tây Sơn là kẻ thù không đội trời chung với Ánh nhưng trong hành động, nhà Tây Sơn đã có nhiều sơ hở tạo may mắn cho Ánh. Ví dụ như Nguyễn Lữ được Nguyễn Nhạc phân công cai trị miền đất Gia Định nhưng phần lớn thời gian nằm ở Quy Nhơn và giao cho các tướng trông giữ. Khi Nguyễn Ánh tập trung lực lượng tiến về thì Nguyễn Lữ hoặc các tướng Tây Sơn lại bỏ chạy. Như cuộc tiến về chiếm lại Gia Định lần này, Nguyễn Phúc Ánh chỉ dùng một mẹo nhỏ, viết một bức thư đưa cho tướng của Nguyễn Lữ là Nguyễn Văn Tham coi Gia Định bàn về việc về hàng Nguyễn Phúc Ánh nhưng lại cố tình đưa cho Lữ để ly gián. Nguyễn Văn Tham cả sợ kéo quân về Trấn Biên để thanh minh với Nguyễn Lữ, Lữ lại nhầm là Tham đem quân về đánh nên bỏ chạy về Quy Nhơn và ốm chết. Nguyễn Phúc Ánh lại trở về Gia Định mà không cần giao chiến một trận nào.
Người mà Nguyễn Phúc Ánh sợ nhất là Nguyễn Huệ. Ánh cũng tự cho mình không phải là đối thủ của Nguyễn Huệ. Nguyễn Phúc Ánh đã ba lần bại dưới tay Nguyễn Huệ, mỗi một lần là mất hết lực lượng thủy binh và bộ binh nhiều công xây dựng, kể cả người nước ngoài như Pháp và Xiêm La. Nguyễn Huệ là người dùng binh như thần, bao giờ cũng phát hiện ra thiên thời, địa lợi, chỗ sơ hở của kẻ thù rất nhanh và đánh đòn bất ngờ thần tốc, khiến cho đối thủ choáng váng không kịp trở tay. Đó là con người bách chiến bách thắng. Có lẽ Đại Việt hiện nay không ai là đối thủ của Nguyễn Huệ. Cũng may mà Nguyễn Nhạc không cử Nguyễn Hụê phụ trách trong coi miền Gia Định. Có lẽ các lãnh tụ Tây Sơn không đánh giá hết tầm quan trọng của miền đất Gia Định hoặc không đánh giá được tài năng và ý chí quyết phục thù, quyết khôi phục lại cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Phúc Ánh. Chỉ mấy trận giao chiến quân sự ở Gia Định, còn nền tảng gowin99 của chúa Nguyễn ở Gia Định hầu như còn nguyên vẹn, các hào trưởng, các đại địa chủ miền Gia Định lòng còn nhớ chúa Nguyễn mà không hướng về Tây Sơn. Tây Sơn không chú ý nên các chính sách cải cách của Quang Trung không tác động tới Gia Định. Cho nên mỗi lần bị Quang Trung đánh cho tơi tả, Nguyễn Phúc Ánh lại khôi phục lực lượng được rất nhanh. Đó là điều may mắn cơ bản cho Nguyễn Phúc Ánh. Vừa suy nghĩ và hồi tưởng, Ánh lại tự mình rót một ly nữa.
Cái điều may mắn nừa là từ năm 1785 đến nay, Nguyễn Huệ bận công việc ở Thuận Hóa và Bắc Hà, không còn thời gian mà quan tâm tới Gia Định. Năm 1786 Nguyễn Huệ bận đánh chiếm Thuận Hóa và Bắc Bố Chính, tháng 7 năm đó đem quân ra Thăng Long lật đổ nhà Trịnh. Lật đổ nhà Trịnh xong thì biết bao công việc bộn bề của một gowin99 thời loạn lạc: Phải tổ chức Quốc tang cho vua Lê Hiển Tông, phải chọn vua mới kế vị ngai vàng là Lê Chiêu Thống, phải dẹp trộm cướp như ong ở Bắc Hà và Thăng Long. Việc chưa xong thì Nguyễn Nhạc kéo 1000 quân ra Thăng Long bắt Nguyễn Huệ về để kiềm chế thằng đệ không tuân thánh chỉ, dám tự vượt sông Linh Giang ra Bắc Hà. Quân Tây Sơn rút về, Thăng Long trống không.
Trịnh Bồng, giòng dõi nhà Trịnh quay về lại vào phủ chúa, muốn quay lại chế độ vua Lê -chúa Trịnh xưa, ức hiếp vua Lê Chiêu Thống. Nguyễn Huệ phải lệnh cho Nguyễn Hữu Chỉnh, trấn thủ Nghệ An đem quân ra Thăng Long dẹp Trịnh Bồng. Dẹp xong Trịnh Bồng, Nguyễn Hữu Chỉnh nắm quyền tối cao Bắc Hà, vốn nuôi mộng đế vương, Nguyễn Hữu Chỉnh lại làm phản nhà Tây Sơn, cùng Lê Chiêu Thống muốn tách Nghệ An ra khỏi sự kiểm soát của Tây Sơn. Nguyễn Huệ phải sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc giết Chỉnh. Lê Chiêu Thống cả sợ, tự bỏ ngai vàng, đem hoàng gia lưu vong lên Kinh Bắc. Đến lượt Vũ Văn Nhậm làm phản Tây Sơn nhằm xưng vương xưng bá. Nguyễn Huệ tự mình bí mật đem quân ra Bắc, đi 10 ngày từ Phú Xuân ra Thăng Long, đang đêm vào phủ chúa đâm chết Vũ Văn Nhậm mà sáng hôm sau cả Thăng Long mới biết Bắc Bình Vương đang ở kinh thành. Rồi Huệ giao Bắc Hà cho Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở cai trị, có Lê Duy Cận, anh của công chúa Ngọc Hân làm giám quốc.
Trong khi Bắc Hà nhiều biến động thì mâu thuẫn trong nội bộ Tây Sơn bùng phát, đó là mâu thuẫn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Nhạc muốn kiềm chế Huệ, Huệ muốn thoát khỏi kiềm chế của Nhạc vì quan điểm hai người về cách nhìn nhận thời cuộc của đất nước không giống nhau. Nguyễn Nhạc quan niệm việc của Bắc Hà là việc của người khác, không liên quan đến Tây Sơn. Nguyễn Huệ thì cho rằng thiên hạ phải thống nhất từ Gia Định đến Lạng Sơn. Nguyễn Huệ biết Nguyễn Nhạc đã qua cái thời say sưa lý tưởng ban đầu của Tây Sơn khi khởi sự. Bây giờ Nhạc đã có lãnh địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận là được, có thể “Lão giả an chi” mà hưởng lạc tuổi già. Nguyễn Huệ thấy rằng phải thoát khỏi sự kiềm chế của Nhạc mới có thể quyết định được những việc trọng đại của Tây Sơn, của đất nước. Năm 1787 Nguyễn Hụê đem quân vây thành Hoàng Đế (Trà Bàn) đánh Nguyễn Nhạc. Nguyễn Huệ nã pháo vào thành. Nhạc không chịu nổi lên mặt thành khóc và nói “Sao lại nồi da nấu thịt, xin đệ ngừng bắn. Ta hạ cấp độ chỉ là Tây Sơn Vương, còn đệ có thể lên ngôi hoàng đế. Ta chỉ giữ đất Quy Nhơn để thờ tổ tiên, còn toàn bộ lãnh thổ Đại Việt do đệ kiểm soát”. Cuộc xung đột Nhạc -Huệ năm 1787 làm tổn hại một phần rất lớn lực lượng Tây Sơn. Đó là điều may ngoài sức tưởng tượng của Nguyễn Phúc Ánh.
(Còn nữa)
CVL