Kỳ 25.
Nửa thang sau, một hôm Nguyễn Nhạc đang ngồi trong phủ thành Quy Nhơn thì có tùy tướng vào báo:
-Bẩm chúa công có người của Hoàng Ngũ Phúc tới.
-Mời vào.
-Dạ.
Bước vào là một người không mặc quân phục mà đội khăn thếp đen, áo đen, quần lụa trắng, đi theo còn có ba tùy tướng:
-Kính chào Chúa công.
Nguyễn Nhạc đáp:
-Không dám, chào tiên sinh và các tướng quân. Mời tiên sinh và các tướng quân ngồi. Người đâu.
-Dạ.
-Tiếp nước.
-Dạ.
Nguyễn Nhạc hỏi:
-Tiên sinh và các tướng quân từ tổng hành dinh của Việp Quận Công ghé thăm?
Người mặc thường phục đáp:
-Bẩm chúa công, đúng vậy, tại hạ là Nguyễn Hữu Chỉnh, gia tướng của Việp Quận Công. Hôm nay được Nam chinh Thượng tướng quân ủy thác mang sắc, ấn, cờ và kiếm của hoàng thượng Lê Hiển Tông ban cho chúa công. Chính thức chúa công là “Tây Sơn trại trưởng, Tráng Tiết tướng quân”.
Nguyễn Nhạc vội quỳ hành lễ:
-Đa tạ hoàng thượng. Thần tuân chỉ.
-Người đâu.
-Dạ, chúa công.
-Làm tiệc rượu để ta khoản đãi Nguyễn đại nhân và các tướng quân.
-Người đâu.
-Dạ.
-Đi mời Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, các tướng Võ Văn Dũng,, Trần Quang Diệu đến dự tiệc và làm quen với Nguyễn đại nhân.
-Dạ.
Mọi người đến thi lễ và dự tiệc rất vui vẻ. Nguyễn Hữu Chỉnh lời lẽ có vẻ một trí thức đương thời rất am hiểu thời cuộc, khuyên Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ hãy lật đổ nhà Nguyễn, xây dựng đại nghiệp. Nguyễn Hữu Chỉnh trong lúc say luận rằng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ có khí thế đế vương. Chỉnh nói:
-Hai chúa công đừng từ chối, trời đã trao cho vận mệnh, đừng có thoái thác.
Khi ra về Nguyễn Hữu Chỉnh còn nói;
-Hôm nay cáo biệt nhưng tại hạ và các chúa công còn duyên hội ngộ, sẽ còn gặp nhau.
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đáp:
-Vậy thì còn gì bằng, hẹn ngày tái ngộ.
-Cáo biệt, cáo biệt, hẹn ngày tái ngộ.
Hôm sau Nguyễn Nhạc gọi:
-Người đâu.
-Dạ.
-Gọi tướng Phan Văn Thế vào đây.
-Dạ.
Phan Văn Thế bước vào:
-Dạ, chúa công cho gọi.
-Nhờ tài thuyết khách của tướng quân, cuộc “quy hàng” đã thành công. Nay tướng quân đem khay vàng này đến tạ ơn Hoàng Ngũ Phúc, xin khôi giáp và xin cho đệ của ta là Nguyễn Huệ làm Tiên phong tướng quân để tiết chế ba quân, tiến đánh Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận và Gia Định.
-Mạt tướng tuân lệnh.
Hôm sau Phan Văn Thế về bẩm báo với Nguyễn Nhạc:
-Dạ bẩm chúa công, Hoàng Ngũ Phúc ban cho chúa công khôi giáp, phong cho tướng quân Nguyễn Huệ làm “Tiên phong tướng quân”, Nam tiến đánh chúa Nguyễn.
Một tháng cuối năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc đang ngồi lo lắng về dịch bệnh lan tràn trong quân Trịnh làm chết hàng nghìn binh sĩ, chợt có tùy tướng vào báo:
-Dạ, bẩm Việp Quận Công, lại có thêm 3000 quân sĩ nữa bị dịch, 1000 người đã chết rồi ạ.
Lại có tùy tướng vào báo:
-Dạ bẩm Thượng tướng quân, lương thực và vũ khí gần hết rồi ạ.
-Ta biết rồi.
Nói xong, Hoàng Ngũ Phúc bỗng thấy mệt rã rời, ngày thứ hai thì không thể đi lại được nữa, phải nhờ hai tùy tướng đỡ hai bên. Hoàng Ngũ Phúc biết bản thân và quân Nam tiến đã đến hồi nguy cấp, liền gọi:
-Người đâu.
-Dạ.
-Cho gọi tướng Nguyễn Đình Đống vào đây.
-Dạ.
Nguyễn Đình Đống bước vào hành lễ:
-Dạ, Việp Quận Công cho gọi mạt tướng.
-Tướng quân thấy tình cảnh của quân ta rồi, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt. Tướng quân hãy về Thăng Long nói với Tĩnh Đô Vương cho quân ta tạm rút khỏi Quảng Nam để về Phú Xuân.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
Nguyễn Đình Đống đi rồi, Hoàng Ngũ Phúc cho gọi Hoàng Đình Bảo, Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ vào và nói:
-Chắc các tướng quân đã biết bệnh dịch đang hoành hành, giết chết hàng nghìn quân ta. Các tướng quân truyền lệnh của ta cho toàn quân rút về Phúa Xuân Thuận Hóa.
-Chúng mạt tướng tuân lệnh.
Gần 2 vạn quân Trịnh, 2000 kỵ binh, voi cờ xí rợp trời lại hành quân qua đèo Hải Vân “hùng sơn quan ải” trong một tâm trạng mệt mỏi, rã rời và hoảng loạn vì dịch bệnh hoành hành, chết dần, chết mòn, lại còn đói khát do hết lương thực. Chinh Nam Thượng tướng quân phải nằm trên cáng để quân sĩ thay nhau khênh. Tháng 10 năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc gọi:
-Người đâu.
-Dạ.
-Cho gọi phó tướng Nam chinh Bùi Thế Đạt vào.
-Dạ.
Bùi Thế Đạt bước vào:
-Dạ, Tiết chế cho gọi.
Hoàng Ngũ Phúc trên giường bệnh nói yếu ớt:
-Ta không qua khỏi nên mai phải về Thăng Long, tướng quân hãy thay ta thống lĩnh quân đội ở Thuận Hóa.
Bùi Thế Đạt nói:
-Mạt tướng tuân lệnh, chúc chủ tướng thượng lộ bình an.
Rồi Hoàng Ngũ Phúc kéo 1 vạn quân về Bắc. Dọc đường về, Hoàng Ngũ Phúc trút hơi thở cuối cùng, kết thúc cuộc đời chinh chiến trên con đường hành quân gió bụi mà không kịp trở về cố hương.
Khi quân Trịnh vừa rút đi, tháng 11 năm 1775, Tôn Thất Quyên, Tôn Thất Xuân nhà Nguyễn khởi binh ở huyện Thăng Bình và Điện Bàn nhằm chiếm lại Quảng Nam. Nữ Tướng Bùi Thị Xuân cùng Tướng Đặng Xuân Phong tiến đánh, giết chết Tôn Thất Quyên và Tôn Thất Xuân. Nguyễn Nhạc cho quân tiếp quản Quảng Nam. Vài ngày sau có chỉ của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm cử Nguyễn Nhạc làm trấn thủ Quảng Nam. Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Văn Tuyết giữ Quảng Nam, Đặng Xuân Phong làm trấn thủ Quảng Ngãi. Quân Tây Sơn rảnh tay mặt Bắc, mở cuộc chiến đánh chúa Nguyễn ở phía Nam.
(Còn nữa)
CVL