link tải gowin99 mới nhất

 Việt Nam diễn nghĩa – Tập III (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 13)

 Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập III “NHỮNG KHÚC CA KHẢI HOÀN” của PGS TS Cao Văn Liên.
chuy-trhd1-1639792432.jpg
Tranh minh họa: Truy kích Như Nguyệt - Vạn Kiếp - Vĩnh Bình (1285): Sau thắng lợi ở Tây Kết, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo tiến hành truy kích quân Nguyên trên khắp Đại Việt với những trận đánh ở Như Nguyệt - Vạn Kiếp - Vĩnh Bình khiến quân Nguyên bỏ chạy. Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2 giành thắng lợi. Nguồn: Internet.

 

Kỳ 13.

Lại có thám mã về báo:

-Dạ bẩm Quốc công tiết chế, quân Nguyên Mông từ Vũ Ninh tràn xuống sông Đuống, quân ta giao chiến nhưng phòng tuyến sông Đuống thất thủ, quân ta đã về sông Hồng hội quân.

Thám mã lại về báo:

-Dạ bẩm Quốc công Tiết chế, hơn 30 vạn quân Nguyên-Mông đã ở bờ Bắc sông Hồng, bên Gia Lâm đang chuẩn bị bắc cầu phao vượt sông đánh Thăng Long.

Thám mã từ trấn lộ Thanh Hóa về báo:

-Dạ, bẩm Quốc công tiết chế, 10 vạn quân do Toa Đô chỉ huy từ lãnh thổ Chiêm Thành đã vượt qua được sông Gianh đang tiến đánh Hoan Châu và Diễn Châu.

Trần Hưng Đạo nói:

-Thám mã.

-Có mạt tướng

-Tướng quân chạy ngựa vào Trường Yên bảo với Thái thượng hoàng điều tướng Trần Nhật Duật cho mặt trận Hoan Châu, ra chỉ dụ cho Đại Vương Trần Quốc Khang và con là Trần Kiện kiên quyết giữ vững mặt trận phía Nam để phá thế gọng kìm của địch. Nói là mặt trận phía Nam mà vỡ thì Đại Việt nguy to. Rõ chưa.

-Dạ, mặt tướng tuân lệnh.

Sau khi thám mã đi rồi, Trần Hưng Đạo đi ra Đông Bộ Đầu. Từ đây, ngài quan sát toàn bộ quang cảnh kinh thành và sông Hồng. Phía bờ Bắc, đối diện với Đông Bộ Đầu thuộc vùng Gia Lâm, người ngựa quân Nguyên-Mông đông như kiến cỏ đang phá nhà dân để bắc cầu phao qua sông Hồng, quân Nguyên-Mông thu những thuyền của dân chài để giúp thêm cho việc vượt sông. Trần Hưng Đạo thấy rằng khó khăn lớn nhất của quân Nguyên-Mông trước mắt là thiếu thủy binh. Trần Hưng Đạo gọi:

-Trần Quốc Tảng đâu.

-Da, có mạt tướng.

-Tướng quân chỉ huy toàn bộ 300 binh thuyền còn lại, cùng tướng Nguyễn Khoái chờ khi quân giặc qua cầu phao thì tiến công bằng tên và máy bắn đá. Nhớ khi có tên lửa bắn lên trời phải ghé thuyền vào để ta và quân trên bờ xuống thuyền rút lui. Nhớ không được để quân giặc cướp mất thuyền là 10 vạn quân và ta sẽ chết. Rõ chưa.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Trần Quốc Hiến và Chiêu Thành Vương Trần Thông đâu.

-Dạ, có mạt tướng.

-Hai tướng quân chỉ huy 5 vạn quân đánh giặc khi giặc đến Đông Bộ Đầu và thành Bắc Thăng Long. Nhớ dựa vào hào lũy mà diệt địch. Khi có tên lửa bắn lên trời phải cho quân xuống thuyền của Trần Quốc Tảng mà rút lui, rõ chưa. Nhớ không được để giặc bao vây.

-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.

Sau khi bắc xong cầu phao được hai làn ngựa và 4 làn bộ binh, quân Nguyên Mông ào ạt qua cầu phao, dưới cầu phao là những thuyền nhỏ chở từng tốp lính chèo sang. Sông Hồng náo động. Trần Quốc Tảng, Nguyễn Khoái cho thủy binh Việt tiến lại gần cầu phao vừa tầm bắn nã tên và dùng máy bắn đá dội đá lên cầu, lên thuyền nhỏ của quân Nguyên Mông. Quân Nguyên Mông chết ngã xuống sông hàng vạn. Tất cả thuyền nhỏ chỉ là thuyền chài không chịu nổi sức đập của đá, hầu hết bị chìm. Sông Hồng đỏ ngầu máu và dày đặc xác chết tưởng như tắc nghẽn. Nhưng Quân Nguyên Mông quá đông. Quân Việt bắn hầu như hết tên và đá, do đó quân Nguyên Mông cũng sang được Đông Bộ Đầu và tấn công vào thành Thăng Long ở cửa Bắc. 5 vạn quân Việt do Trần Quốc Hiến và Trần Thông chỉ huy đánh nhau ác liệt với quân Nguyên Mông. Quân Việt dựa vào chiến lũy bắn tên ra, phóng lao  và dùng giáo dài đâm những tên đang leo lên chiến lũy. Một vạn quân Nguyên Mông chết dưới chân thành, máu đẫm như nước suốt dọc bờ đê. Thốt nhiên, có một phát tên lửa bắn lên trời. Trần Quốc Hiến và Trần Thông ra lệnh cho quân Việt rút xuống thuyền. Quân Nguyên Mông như hổ đói rùng rùng đuổi theo, quân Việt vừa đánh vừa rút, tên và máy bắn đá lại đội vào đầu quân Nguyên Mông. Những tên lính Mông gục xuống, xác ngổn ngang cản đường kỵ binh Mông cổ. Quân Nguyên Mông lại một lần nữa đứng trên bờ nhìn quân Việt ra giữa dòng sông và rút lui, chỉ còn biết ghì cương ngựa lồng lộn và bắn những mũi tên vu vơ lên trời, ra sông  tức giận.

Ngày 19-2-1285, Thoát Hoan cho quân tràn vào kinh Thành Đại Việt, một kinh thành nổi tiếng. Những lá cờ vàng bay trên mặt thành, phần phật trong gió đông. Thoát Hoan ngạc nhiên vì trong thành im lặng, không có lính canh trên mặt thành. Điều mà Thoát Hoan lo sợ lại đang là sự thật, đó là một kinh thành trống không, không một bóng người. Thoát Hoan tức giận nói với phó soái A Lý Hải Nha:

-Từ biên giới vào Thăng Long có 300 dặm, ta đã mất 8 vạn quân mà không bắt được triều đình, không tiêu diệt được toàn bộ quân Đại Việt, lại vào một tòa thành trống không, không người, không lương thực. Cuộc chiến mà kéo dài, chúng ta biết làm thế nào? Ta lại lặp lại vết xe đổ của Ngột Lương Hợp Thai năm 1258 chăng?

A Lý Hải Nha nói:

-Nguyên soái đừng thất vọng, việc cần kiếp là tịch thu thuyền dân chài phối hợp với kỵ binh truy tìm triều đình và quân chủ lực của Đại Việt ở đâu để đem đại quân đến đó tiêu diệt, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

-Quân sư nói phải lắm

Thoát Hoan liền gọi:

-Tướng quân Lý Hằng và Khoan Triệt đâu.

-Dạ, bẩm nguyên soái, có mạt tướng..

-Hai tướng quân dùng kỵ binh đi tìm tung tích của triều đình Trần và quân Đại Việt ở đâu để tiến đánh,

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Hai tướng Sát Tháp Nhĩ Đài và Bốt La hợp Đáp Nhĩ đâu.

-Có mạt tướng.

-Quân ta lấy được 100 thuyền chài của dân. Hai tướng quân đem khoảng một vạn quân theo đường thủy xuôi về Đông Nam cùng kỵ binh tìm kiếm triều đình và quân đội nhà Trần.

-Mạt tướng tuân lệnh.

Thoát Hoan nói thêm:

-Quân tìm kiếm thủy và bộ do Lý Hằng chỉ huy, các tướng quân phải tuân lệnh tướng quân Lý Hằng.

-Mạt tướng tuân lệnh.

Thủy binh và kỵ binh quân Nguyên Mông đi về hướng Đông- Nam của Đại Việt. Trước mắt Lý Hằng và quân Nguyên Mông là những đồng bằng xanh tươi, làng xóm quanh co uốn lượn cũng xanh màu cây lá, đồng ruộng rồi lại sông ngòi, sông ngòi rồi lại đồng ruộng chằng chịt xen kẽ nhau. Lý Hằng cho rằng đây là một đất nước kỳ lạ, khác xa với đất nước Gô Bi của y, sa mạc và đồng cỏ mênh mông đến mức ngựa phi phải chùn gối. Gió mùa đông Bắc thổi lạnh buốt làm đung đưa những khóm tre và những cây xanh. Các làng mà hắn đi qua đầy im lìm và huyền bí. Con đường kết thúc cuộc chiến tranh muốn thắng lợi mà còn xa vạn lý không có hồi kết.

Kỵ binh và thủy binh Nguyên Mông đến một nơi gọi là Đà Mạc, thuộc Mạn Trù, Khoái Châu. Lý Hằng trông thấy một chiến lũy lẻ loi của Quân Việt, khoảng vài nghìn bộ binh chắn ngang đường sau những chiến lũy tre sơ sài. Dưới sông có khoảng vài chục chiến thuyền bé và vài trăm thủy thủ chặn hai dòng chảy của sông Hồng mà ở giữa là một đảo nhỏ rẽ đôi nước của dòng sông. Đây là cứ điểm ngăn chặn quân Nguyên Mông truy kích triều đình. Cứ điểm có khoảng 3000 quân Thánh dực do tướng Trần Bình Trọng chỉ huy. Cậy quân đông, Lý Hằng xua quân phá chiến lũy. Quân Việt trong chiến lũy bắn ra làm hàng nghìn quân Nguyên Mông tử trận. Quân Nguyên Mông phá được chiến lũy và xông vào chém giết. Quân Việt cũng xông ra kịch chiến, tiếng gươm giáo chạm nhau khô khốc, tóe lửa. Dưới sông, thủy binh Việt cũng hỗn chiến với quân Nguyên Mông. Quân Giặc quá đông nên cuối cùng 3000 quân Việt hy sinh. Tướng Trần Bình Trọng bị bắt. Lý Hằng tìm cách mua chuộc Trần Bình Trọng, hắn sai đem Trần Bình Trọng vào hành dinh, trông thấy liền quát:

-Bay đâu

-Dạ.

-Mau cởi trói cho tướng quân!

-Dạ.

-Lấy ghế cho tướng quân ngồi.

-Dạ.

 Lý Hằng nói:                                                                - Người tài như tướng quân, Hãn Quốc chúng tôi rất mến mộ và trọng dụng. Tướng quân có thể về để hợp tác với chúng tôi được chăng?

  Im lặng.

-Tướng quân có thể chỉ cho bản chức biết hiện nay quân Đại Việt và triều đình Trần đang ở đâu được không?

Im lặng.

-Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?

Trần Bình Trọng đáp:

-Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.Ta không bao giờ hợp tác với kẻ ngoại bang xâm lược đâu. Ngươi đã bắt được ta muốn chém thì cứ chém, dụ dỗ mua chuộc vô ích.

Không mua chuộc được, Lý Hằng sai đem Trần Bình Trọng ra chém. Đó là ngày 26-2-1285. Hai vua Trần nghe tin Trần Bình Trọng hy sinh xót thương mãi không nguôi. Các tướng lĩnh và chiến sĩ Đại Việt vô cùng khâm phục và thương xót người tướng lĩnh trung thành với đất nước, càng quyết tâm tiêu diệt quân thù.

Lý Hằng và Khoan Triệt tiếp tục xua kỵ binh và thủy binh đi xuống Đông- Nam, đến ngã ba Hải Thị, nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hồng thuộc Khoái Châu  thì gặp một phòng tuyến nữa. Nơi đây, quân Việt đã đóng cọc tre ngăn sông và bố trí bộ binh chặn đường. Lý Hằng nhập quân thủy với kỵ binh và tấn công quân Việt. Quân Việt dùng tên bắn như mưa vào quân Nguyên Mông diệt hàng trăm tên, sau đó rút chạy về hướng Thiên Trường. Lý Hằng nói với Khoan Triệt:

-Ta biết rằng theo quân Việt ở Hải Thị vừa rút lui, có thể biết đại quân Việt và Triều đình Trần cách không xa chúng ta về phía Nam. Ở đó quân Việt ít nhất có 30 vạn, ta chỉ có 10 vạn, lại không thuộc địa bàn, đi đến đó dễ bị mai phục, cầm chắc cái chết. Theo tướng quân ta có nên đi tiếp không?

Khoan Triệt đáp:

-Quân ta đã mỏi mệt, chi bằng quay về Thăng Long báo cho chủ soái rằng ta đã tìm được địa điểm của quân Việt rồi và để chủ soái quyết định.

Lý Hằng nói:

-Tướng quân nói phải lắm.

Rồi hai tướng Nguyên Mông kéo quân trở lại Thăng Long.

Thoát Hoan đang ngồi trong đại bản doanh ở Thăng Long để bàn việc quân với A Lý Hải Nha thì Lý Hăng và Khoan Triệt vào. Lý Hằng và Khoan Triệt thi lễ và nói:

-Bẩm chủ soái, trên đường đi tìm, mạt tướng và tướng quân Khoan Triệt đã tiêu diệt hai phòng tuyến của quân Việt và biết được đại quân Việt và Triều đình Trần đang ở khoảng Thiên Trường và Trường Yên, cách Thăng Long khoảng 200 dặm về hướng Đông-Nam.

Thoát Hoan mừng rỡ:

-Sao hai tướng quan không tấn công vào đó?

-Dạ bảm chủ soái, quân Đại Việt ở đó khoảng 30 vạn, mạt tướng chỉ có 10 vạn, vào thì được nhưng ra thì khó, đành phải về bẩm báo để chủ soái quyết định. Phải điều 40 vạn quân tới đó may ra mới thắng lợi.

(Còn nữa)

CVL

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()