Kỳ 17
Trưng Trắc, Trưng Nhị lui xuống đứng cùng các tướng, hướng lên bàn thờ, đặt ở gian chính của sảnh đường, có nền cao hơn. Bàn thờ lớn chính giữa bằng gỗ lim có trang trí hoa văn hình chim lạc và những trống đồng. Chính giữa bàn thờ đặt bài vị Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ, hai bên đặt linh vị 16 vua Hùng. Trước linh vị là những lư hương đang cháy nghi ngút. Kê vuông góc hai bên đầu bàn lớn là hai chiếc bàn nhỏ hơn đặt linh vị Tản Viên, Thánh Gióng, Cao Lỗ và những tướng lĩnh của Văn Lang, Âu Lạc đã hi sinh trong trận chiến chống quân Tần năm 218 trước công nguyên và quân Nam Việt năm 179 trước công nguyên, bàn đối diện đặt linh vị Thi Sách và những linh vị của những nghĩa quân đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân Đông Hán và bị Tô Định giết hại. Những lư hương ở các bàn thờ lửa hương nghi ngút, huyền ảo, linh thiêng và trang nghiêm, những ngọn đèn dầu lạc bập bùng hắt lửa. Những khay trầu xanh màu lá trầu quả cau, những vò rượu cất bằng gạo đựng trong những chiếc hũ sành. Khoảng không gian trống của bức tường đặt bàn thờ chính, một lá cờ vàng, giữa thêu chữ Hùng- Lạc màu đỏ được treo lên cao. Đây là lá cờ sẽ tung bay cùng nghĩa quân trên khắp các mặt trận đánh quân Đông Hán. Trong không khí trang nghiêm đó, Trưng Trắc khấu đầu khấn vái, tiếng của bà nhỏ nhưng trang nghiêm đủ cho các tướng trong đại sảnh đường cùng nghe thấy:
-Kính thưa thiên thần, địa thần, long thần Văn Lang, Âu Lạc, kính thưa liệt tổ, liệt tông, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, 16 Hùng Vương, đã hơn 200 năm nay đất nước Văn Lang, Âu Lạc mất vào tay bọn giặc phương Bắc. Dân tình điêu linh và sớm muộn cũng diệt vong trong bàn tay độc ác của quân thù. Nay chúng con không ngại hy sinh máu đổ để cứu giống nòi. Kính mong thiên thần, địa thần, long thần phương Nam, kính mong liệt tổ, liệt tông phù hộ cho chúng con chiến thắng tiêu diệt quân thù để cứu nguy dân tộc, bảo vệ cho giống nòi Lạc Việt, Âu Việt tránh được họa diệt vong.
Trưng Trắc dứt lời quỳ xuống hướng lên bàn thờ vái lạy. Các tướng phía sau cùng qùy xuống hành lễ vái lạy ba lần. Khi Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên thì các tướng cũng đứng lên nghiêm trang chờ nghe mệnh lệnh. Một nữ binh cận vệ đưa cho Trưng Trắc một cuộn giấy màu hồng. Trưng Trắc cầm cuộn gấy mở ra và nói:
-Các tướng sĩ ba quân và bách tính hãy nghe lệnh khởi nghĩa:
-Hỡi thần dân con cháu của vua Hùng!
Hỡi thần dân của Văn Lang-Âu Lạc!
Tổ tiên của chúng ta, các vua Hùng đã trải qua hơn 1000 năm mở mang đất nước, xây dựng cõi bờ, bảo vệ cho con cháu chúng ta. Chúng ta không bao giờ đụng chạm tới người Hán ở phương Bắc, nhưng chúng vẫn thèm muốn đất đai và lãnh thổ của các tộc người Việt. Các triều Hán từ Ân Thương, Tần đều xua quân xuống phương Nam chiếm đất đai, diệt dòng giống Bách Việt.
Sau sự kiện An Dương Vương trúng kế gian tà của địch khiến nước mất vào tay nhà Triệu, đến khi nhà Hán diệt nhà Triệu thì ta lại thuộc nhà Tây Hán và nhà Đông Hán. Nhà Hán thi hành một chính sách thống trị, áp bức bóc lột tàn bạo, ra sức đẩy mạnh tiêu diệt nòi giống Lạc Việt-Âu Việt, tiêu diệt nền gowin99 , tiêu diệt phong tục tập quán, ngôn ngữ để đồng hóa chúng ta thành dân Hán. Từ năm 34 đến nay khi Hán Quang Vũ Đế sai Tô Định sang làm Thái thú, sự giết chóc tàn ác, bóc lột càng tăng lên bội phần khiến dân tộc ta đứng trước nguy cơ diệt vong không thể tránh khỏi. Sự căm thù của mọi người dân Việt đã lên đến cực điểm, không thể đội trời chung với giặc được nữa.
Hỡi thần dân con cháu của các vua Hùng! Chúng tôi dù là phận nữ nhi nhưng nay kiên quyết đứng dậy phất cao ngọn cờ cứu nước, cứu giống nòi, giải phóng đất nước, giành lại giang sơn Lạc Hồng xưa. Hỡi thần dân của giống nòi Lạc Việt, Âu Việt, hãy nhất tề cầm vũ khí đứng dậy đánh đuổi giặc Đông Hán, cứu nước, cứu nhà, cứu nòi giống qua cơn nước sôi lửa bỏng. Thần dân của các Vua Hùng hãy đứng lên!!!
Nay kính cáo”.
Đọc xong hịch văn, Trưng Trắc nghiêm dọng nói dõng dạc:
-Các tướng lĩnh nghe mệnh lệnh chiến đấu: Các tướng lĩnh sau đây nghe phong chức vụ và có nhiệm vụ tấn công các thành trì quanh Mê Linh tiến tới tấn công Luy Lâu, thủ phủ cai trị của nhà Đông Hán ở nước ta: -Đạo đi Tiên Phong: Nay phong Nữ tướng Ả Lả, Rồng Nhị làm tướng tả tiên phong, nữ tướng Thiều Hoa làm hữu tướng Tiên phong, -Nữ tướng Phùng Thị Chính giữ chức Trưởng nội thị tướng quân, tiên phong tiền quân -Nữ tướng Hàn Hãn làm tiên phong tiền quân.
-Đạo tả quân tiên phong: Nay phong Quách A Tiên, ba chị em: Đạm Nương, Hồng Nương, Thanh Nương làm tả đạo tướng quân.
-Đạo Trung Quân: Nay phong nữ tướng Hàn Quỳnh Nương làm quân sư, phong Hàn Sanh làm nguyên soái, phong Hàn Giá làm Tư thiên giám quân Binh đào điển, phụ trách sổ sách, đốc thúc quân lương cho nghĩa quân. -Phong Lê Minh làm Hộ giá tòng Chinh tướng quân. -Phong nữ tướng Tạ Vĩnh Gia làm tướng ở Trung Quân, cùng chủ tướng đánh quân Hán trên sông Hát, sông Hồng rồi tấn công Luy Lâu. -Phong cho nữ tướng Trần Nương làm Trưởng lĩnh Trung Quân cầm cờ của chủ tướng khi xung trận. -Phong cho tướng Ngài Học làm Nguyên soái, ở trung quân cùng chủ tướng tiến công. -Phong Nga Nương làm Thống Lĩnh tả hữu nội vệ nữ tốt, phục vụ ở Trung quân, phong Xuân Nương, chức Trưởng quản quân cơ nội các. -Phong Nguyệt Nga làm Tùy tướng cho Trưng Nhị, Trần Năng làm Trưởng Lĩnh trung Quân. Phong Quý Lan chức Nội thị tướng quân.
-Đạo thủy Binh: Phong Hùng Bàn chức Thống lĩnh tiền quân đại tướng, kiêm chỉ huy thủy quân. -Phong Lê Đậu Nương làm Đô đốc thủy tào tướng quân cùng Tả tướng thủy quân Phật Nguyệt, Nữ tướng Xà Nương chỉ huy thủy quân tiến theo sông Đuống, sông Dâu đánh phía Tây Luy Lâu.
Trưng Trắc nói tiếp:
- Đây là đạo quân Mê Linh, trung tâm của cuộc nổi dậy, ngoài ra các tướng lĩnh ở các địa phương có nhiệm vụ phát động nhân dân quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam đứng dậy diệt thù, đồng thời chúng ta phải tiêu diệt các đồn chung quanh Mê Linh, Cổ Loa và thắng tiến tới Luy Lâu. Ngoài tiến đánh Luy Lâu, cả nước đồng thời phải nổi dậy khắp nơi mới bảo đảm thắng lợi. Vì vậy nay phong:
-Tướng lĩnh các đạo quân binh quận Giao Chỉ:
+Đạo quân binh Tây Vu-Long Uyên: Phong cho nàng Nội làm tướng, thao luyện quân, tích lũy lương thực tại Bạch Hạc, đánh giặc tại Bạch Hạc. Phong tướng cho Lê Ngọc Trinh làm tướng quân, tiêu diệt địch ở vùng sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Phong Hồ Đề làm Phó nguyên soái, tiêu diệt địch ở Tây Vu-Long Uyên, sau đó cùng tiến về Luy lâu. Phong nữ tướng Chúa Bầu làm Trấn Viễn đại tướng quân, Ả Tú, Ả Huyền làm tướng chỉ huy đạo quân binh, phối hợp với các thủ lĩnh người Tày, Nùng lãnh đạo nhân dân tham gia khởi nghĩa, tiêu diệt địch ở Tây Vu-Long Uyên. Phong An Bình Lý làm tướng coi giữ Tam Dương, huyện Tây Vu. Phong Trần Quốc (nàng Quốc) chứcTrung Dũng đại tướng quân, diệt địch ở Cổ Loa, huyện Long Uyên. Phong Vĩnh Huy là Nội thị tướng quân, đánh giặc ở Tiên Nha, huyện Tây Vu . +Đạo quân binh huyện Câu Lậu: Phong Đạm Nương làm tả đạo tướng quân, Hồng Nương, Thanh Nương làm phó tướng, kêu gọi và lãnh đạo bách tính khởi nghĩa, tiêu diệt quân Đông Hán ở Hoa Lư, huyện Câu Lậu. Phong Đinh Thị Tiên, Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương làm tướng chỉ huy khởi nghĩa, tác chiến tiêu diệt địch ở Câu Lậu.
+Đạo quân binh huyện Chu Diên, quận Giao chỉ: phong Hàn Quỳnh Nương làm tướng, khởi sự đánh giặc ở Lý Nhân, sau khi thắng lợi kéo về hợp quân tiến đánh Luy Lâu. +Đạo quân binh Sơn Nam, quận Giao Chỉ: Phong cho Thục Côn làm tướng, tiến đánh quân Hán ở Sơn Nam.
+Đạo quân binh An Định, quận Giao chỉ: Phong Vũ Thị Thục Bát Nàn Uy viễn Đại tướng, có nhiệm vụ khởi sự tiêu diệt quân Hán ở huyện An Định.
+Đạo quân binh Vũ Ninh, quận Giao Chỉ: Phong Nàng Nội làm tướng, thống lĩnh đạo binh đánh địch ở Vũ Ninh. Phong cho Thánh Thiên làm Bình Ngô đại tướng, đánh giặc ở Bắc Đái, huyện Kê Từ.
+Đạo quân binh Khúc Dương, quận Giao Chỉ: Phong Lê Chân chức Trấn Đông Đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải, tấn công giặc ở vùng biển Đông Bắc, sau đó đem quân về hợp sức đánh Luy Lâu.
-Tướng lĩnh đạo quân binh quận Cửu Chân, Nhật Nam:
+Đạo quân Cửu Chân: Phong Mai Lan làm tướng, Lê Thị Hoa chức Bình Nam Đại Tướng quân, Phó thống lĩnh đạo binh Cửu Chân. Phong Đào Kỳ, Phương Dung chức Trấn Nam Đại tướng quân. Các tướng phải ra sức đánh phá giặc ở Cửu Chân, rồi tiến đánh Luy Lâu.
+Đạo quân Binh Nhật Nam: Phong nữ tướng Thị Quỳnh (Nàng Quỳnh), Thị Quế (Nàng Quế) làm Tiên phong phó tướng chức Hổ Oai Đại Tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nhật Nam, phát động khởi nghĩa và tiêu diệt địch ở vùng Nhật Nam.
-Tướng lĩnh đạo quân Binh Hợp Phố:
+ Phong Đàm Ngọc Nga chức Tiền đạo tả tướng quân, Phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải.
+Phong Ba vị họ Đào làm Tướng: Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống, ĐàoTam Lang đánh địch ở Bồ Lăng tại ngã ba sông Trường Giang và Ô Giang (Trùng Khánh).
(Còn nữa)
CVL