Kỳ 57
Nghề luyện sắt, đúc đồng, làm đồ đá, các đồ mỹ nghệ, khắc chạm gỗ đều được duy trì và phát triển. Đồ gốm, sành, sứ thời Lê sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp. Gốm sành, sứ dùng trong gia đình có chất lượng cao, nghệ thuật trang trí hoa văn trang nhã, hài hoà, khắc chạm chìm, nổi, phong phú chủng loại. Đại Việt đã sản xuất được gạch ngói tráng men, ngói sứ trắng, gạch đẹp cỡ lớn. Ở các triều đại nghề đúc tiền, đúc chuông, công cụ sản xuất và làm đồ mỹ nghệ phát triển. Đồ mỹ nghệ vàng, bạc đạt trình độ tinh xảo. Nhà nước nắm độc quyền đúc tiền, nghề khai thác mỏ để lấy khoáng sản phục vụ cho nghề thủ công mỹ nghệ.
Nơi sản xuất thủ công nghiệp là các làng thủ công ở nông thôn, lâu đời hình thành làng nghề và bí quyết nghề nghiệp chuyên sản xuất một loại sản phẩm nổi tiếng như làng Bát Tràng (Thăng Long) chuyên sản xuất đồ gốm, làng Ma Lôi (Hải Dương) chuyên làm nón Ma Lôi. Ở các đô thị cũng hình thành những phường nghề. Kinh thành Thăng Long, có phường làm nghề thủ công sản xuất hàng hoá, có phố chỉ làm và bán một loại hàng. Thăng Long thời Hậu Lê được gọi là Đông Kinh (Thanh Hoá là Tây Kinh) chia làm 36 phố phường. Ngoài hoàng thành còn có khu vực làm nghề thủ công và buôn bán. Phường Yên Thái làm giấy, phường Hàng Đào chuyên nhuộm màu điều (đỏ). Nghề khai thác mỏ sắt, đồng, vàng, bạc thời Hậu Lê ngày càng phát đạt. Nhà nước có xưởng riêng đúc tiền, đóng tàu chiến, chế tạo vũ khí, sản xuất đồ dùng cho triều đình và quan lại. Xuất hiện những người thợ có tay nghề giỏi, lành nghề trong các xưởng nhà nước. Nhà Hậu Lê đã chú ý thống nhất đơn vị đo lường, tiền tệ, kích cỡ của các loại hàng hoá như vải, giấy trong toàn quốc để trao đổi và thu thuể cho tiện lợi.
Về thương mại, hoạt động nội thương thời Lê Thánh Tông chủ yếu là hình thức trao đổi sản phẩm giữa các địa phương. Nhờ hệ thống đường sá được xây dựng và đường sông được khơi đào, việc lưu thông hàng hoá giữa các địa phương khá thuận lợi. Đông Kinh là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Do có ưu thế về vị trí, những người buôn bán muốn đến Đông Kinh bằng đường bộ hay đường sông đều thuận tiện. Ngoài Đông Kinh và một vài thị trấn là trung tâm buôn bán, hầu hết là các chợ nằm ở các địa phương. Quy định mở chợ mới bên cạnh chợ cũ, không được trùng với ngày họp chợ cũ,
Thủ công nghiệp phát triển tạo nên việc giao lưu buôn bán hàng hoá trong nước mở rộng. Do đó, các vương triều chăm lo mở mang đường sá, giao thông thuỷ, bộ. Trên con đường thiên lý (đường từ Bắc vào Nam) đặt các trạm dịch cho khách bộ hành thương nhân nghỉ ngơi, ăn uống. Đường bộ đã có biển chỉ đường. Từ Thăng Long theo đường sông thuyền bè có thể tới được tận Chiêm Thành ở phía Nam, phía Bắc có thể tới được Trung Quốc. Đường thuỷ là một trong những con đường vận chuyển chủ yếu của Đại Việt trong thời gian đó. Nhà nước còn cho mở các bến đò ở ven sông, cho đóng thuyền chở người qua lại giữa các làng và các địa phương.
Ngoài Thăng Long và các đô thị là trung tâm giao lưu kinh tế, ở các địa phương, chợ thành nơi buôn bán, thành mạng lưới thị trường rộng lớn ở nông thôn. Chợ đã có từ thời xưa và đến triều Hậu Lê được mở họp nhiều ở thôn quê, miền xuôi và miền núi. Nhà Hậu Lê ban hành thể lệ lập chợ và họp chợ. Chợ trở thành nếp sinh hoạt kinh tế, văn hoá không thể thiếu được của các làng xã Việt Nam trong các thời đại. Thời Hậu Lê, ngoại thương buôn bán với nước ngoài bị hạn chế. Nhà Lê khước từ nước ngoài đến xin đặt quan hệ buôn bán. Ngoại thương chỉ được tiến hành ở Vân Đồn và một số nơi khác do nhà nước qui định.
Bên cạnh đó, đối với ngoại thương, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách ức chế nghiêm ngặt, tiếp các thuyền buôn thì sẽ bị nghiêm trị, phạt tiền rất nặng, từ 50 quan đến 200 quan. Chính sách này có một phần lý do xuất phát từ nhu cầu tự vệ để ngăn ngừa do thám của ngoại bang và mặt khác do tư tưởng trọng nông, muốn gắn chặt người dân với đồng ruộng, không cho người dân rời đồng ruộng và quê hương đi buôn bán. Do đó ngoại thương phát triển kém”.
Đọc đến đây, trống trên hoàng thành đã điểm canh ba, Ngô Sĩ Liên đi nghỉ mai ông còn đến Quốc sử viện làm việc .
Tối hôm sau, sau khi nghỉ ngơi cơm nước xong, ông lại đọc về mảng pháp luật thời Lê Thánh Tông, một trong những thành tựu xuất sắc của các nhà làm luật thời Hậu Lê và của nhà vua. Văn bản pháp luật: Thời nhà Lê là đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động lập pháp được đẩy mạnh để nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển của chế độ phong kiến. Thế kỷ 15 đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam. Năm 1428, đất nước được giải phóng khỏi ách thống trị của nhà Minh, Lê Lợi đã huy động một số đại thần soạn luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, một số quy định về hình phạt, về ân xá. Đến thời Lê Thái Tông (1434-1442) đã xây dựng những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, định một số điều luật nghiêm cấm việc hối lộ, về những hành động giao thiệp với nước ngoài. Năm 1449 Lê Nhân Tông ban hành 14 điều luật về quyền tư hữu ruộng đất, quy định những nguyên tắc xét xử đối với các hành vi vi phạm quyền tư hữu ruộng đất. Lê Thánh Tông đã đề ra nhiều quy định trấn áp các hành vi chống đối, làm hại đến nền an ninh quốc gia, đe doạ nền thống trị của giai cấp phong kiến, bảo vệ tôn ty trật tự, đạo đức phong kiến. Sự Quan tâm đến lập pháp của các vua nhà Lê đã mang lại những thành quả to lớn. Hệ thống văn bản pháp luật gồm các công trình tiêu biểu như: Bộ Quốc triều hình luật còn gọi là Lê triều hình luật gồm 6 quyển. Luật thư 6 quyển do Nguyễn Trãi biên soạn (1440-1442). Quốc triều luật lệ do Phan Phu Tiên biên soạn (năm 1442). Lê triều quan chế (1471). Thiên Nam dư hạ tập (1483). Hồng Đức thiện chính thư (1470-1497).Trong số đó bộ Quốc triều hình luật được ban hành dưới triều Lê Thánh Tông (1483) niên hiệu Hồng Đức là bộ luật quan trọng bậc nhất như là văn bản pháp lý chủ đạo suốt cả thời Lê (1428-1789), còn gọi là luật Hồng Đức. Quốc triều hình luật là đỉnh cao nhất của thành tựu pháp luật Việt Nam so với các triều đại trước và cả về sau này trong phạm vi chế độ phong kiến. Nguồn luật của Quốc triều hình luật là các văn bản pháp luật các đời vua Lê trước đó, đến đời Lê Thánh Tông được san định lại cho hoàn chỉnh. Về cấu trúc, Quốc triều hình luật bao gồm 6 quyển 722 điều. Phần đầu có 3 đồ biểu quy định về kích thước các hình cụ, tang phục và việc để tang. Quyển 1 gồm 2 chương: Chương Danh lệ: 49 điều. Chương Cấm vệ: 47 điều. Quyển 2 gồm 2 chương: Chương VI: Chế: 144 điều. Chương Quân chính: 43 điều. Quyển 3 gồm 3 chương: Chương Hộ hôn: 58 điều. Chương Điền sản: 59 điều. Chương Thông gian: 10 điều. Quyển 4 gồm 2 chương: Chương Đạo tặc: 54 điều. Chương đấu tụng: 50 điều. Quyển 5 gồm 2 chương: Chương Trá nguỵ: 38 điều. Chương Tạp luật: 92 điều. Quyển 6 gồm 2 chương: Chương bộ vong: 13 điều. Chương Đoản ngục: 65 điều.
Quốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp, phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm những quy phạm pháp luật như hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng. Các quy phạm pháp luật đều được xây dựng dưới dạng hình sự, áp dụng chế tài hình luật. Tuy nhiên do hạn chế thời đại quy định, Quốc triều hình luật chưa phân chia thành các ngành luật rõ ràng. Căn cứ vào nội dung tạm phân như sau: Luật hình. Chương Danh lệ: Quy định những nguyên tắc chung được áp dụng khi trừng phạt. Điều 47 quy định khi xét xử phân biệt tội cố ý và tội vô ý để “tha người lầm lỡ”, không kết tội nặng, bắt tội người cố ý không kết tội nhẹ. Điều 35 quy định cần phạt nặng hơn đối với người chủ mưu khởi xướng và nhẹ hơn một bậc đối với người đồng phạm. *Kỳ 58 Luật quy định khi xét xử phải kèm tang vật để nếu kẻ phạm hai tội trở lên cùng phát hiện ra thì theo tội nặng mà định tội, nếu phạm tội nhiều
Còn nữa)
CVL