Kỳ 2
Bóng tối mùa hè lan tràn và bao phủ khắp Đông Kinh và hoàng thành. Các lâu đài cung điện lập lòe với những ngọn bạch lạp. Bên góc phía nam của hoàng thành, núp dưới bóng những cây cổ thụ, một dinh thự hai tầng vươn lên. Đó là tư dinh của quan Hành khiển Nguyễn Trãi. Trong một gian phòng giản dị, Nguyễn Trãi đang ngồi trên ghế tràng kỷ cạnh chiếc bàn gỗ gụ. Chung quanh phòng sách vở xếp chồng chất, trên bàn cũng đầy giấy tờ, nghiên bút, nhưng còn chỗ để đặt bộ ấm nước trà và chỗ để cho Nguyễn Trãi có thể viết. Nguyễn Trãi có hành cung ở Côn Sơn nhưng thời gian này ông phải ở lại, phần vì do công việc triều đình, đêm về phải đọc lại bộ "Luật Thư” 6 quyển mà ông đã viết xong để trình Lê Thái Tổ. Tối nay ông bắt đầu đọc đến phần những chính sách của Lê Thái Tổ để xây dựng và phát triển Đại Việt trong thời bình. Ông tự rót một chén nước, uống xong bắt đầu đọc và sửa:
Nhà Hậu Lê ra sức xây dựng một chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế cao độ, hoàn bị về mọi mặt. Các vị vua thời Hậu Lê là người có quyền vô hạn. Toàn bộ các cơ quan và quan lại đặt dưới sự điều hành của nhà vua. Vua là Thiên tử (con trời). Vua không chỉ cai trị thần dân mà còn thưởng phạt cả thần thánh. Dưới triều Hậu Lê xu hướng chuyên chế độc đoán ngày càng phát triển.
Sau khi chiến thắng quân Minh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, triều Hậu Lê được xây dựng trên cơ sở kinh tế địa chủ tá điền. Về kinh tế, thời kỳ này đã xoá bỏ chế độ điền trang, thái ấp thời Lý, Trần, thay vào đó bằng chế độ Lộc điền. Với lộc điền ruộng đất chỉ được cấp tạm thời, quan lại chỉ được hưởng lộc điền. Để đẩy mạnh chế độ tư hữu ruộng đất, nhà Lê thi hành chế độ “Quân điền” ban hành năm 1429 đời Lê Thái Tổ. Chế độ này qui định dùng ruộng đất công của công xã chia cho quan lại và nông dân. Phần đất của dân ít hơn phần đất của quan lại. Quan tước vị và chức vụ thấp phần ruộng ít hơn quan có chức vụ và tước vị cao. Ví dụ một viên quan Tam phẩm được 11 phần thì một nông dân nghèo chỉ được 3 phần. Thời gian được cấp là 6 năm. Nông dân cày ruộng được chia nhưng phải nộp tô, đi lao dịch, binh dịch cho nhà nước. Với chính sách “Quân điền” nhà Lê vẫn bảo tồn công xã, tế bào của gowin99 phong kiến, mặt khác khôn khéo lợi dụng công xã phục vụ cho lợi ích của nhà nước, biến công xã thành cơ sở để chính quyền bóc lột, công xã phải lệ thuộc vào nhà nước, nông dân công xã thành tá điền của nhà nước. Nhà nước bóc lột - nông dân thành tá điền, phải nộp tô thuế, lao dịch, đi lính cho Nhà nước. Đây là một bước huỷ bỏ dần dần tính tự trị của công xã, đẩy nhanh quá trình phát triển của gowin99 phong kiến Việt Nam.
Nho giáo giành địa vị thống trị, trở thành hệ tư tưởng chính thống của Nhà nước. Đất nước Đại Việt thời Lê sơ đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, sử học và các bộ môn khoa học khác.
Năm 1428, Lê Thái Tổ chia nước thành 5 đạo: Đông đạo, gồm các lộ: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách thượng, Nam Sách Hạ, An Bang. Bắc đạo gồm các trấn và lộ: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Giang. Tây đạo gồm các trấn: Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Nam đạo gồm các lộ: Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Trường. Hải Tây đạo gồm các lộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá. Đứng đầu các đạo là Hành khiển, bên cạnh có Tổng quản phụ trách quân sự. Dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu. Cai trị trấn có Trấn phủ sứ, Tuyên uý sứ; ở lộ có An phủ sứ, Tổng quản trông coi. Ở phủ có Tri phủ, Đồng tri phủ; ở huyện có Chuyển vận sứ. Ở châu có Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ. Vùng thiểu số, miền núi có Tri châu và Đại tri châu cai quản. Đơn vị hành chính cơ sở là xã. Năm 1428 Lê Thái Tổ chia xã làm 3 loại: 100 hộ trở lên gọi là đại xã, do 3 người cai quản; 50 hộ trở lên là trung xã, có 2 người cai quản; 10 hộ trở lên gọi là tiểu xã, có 1 người cai quản.
Ở triều đình trung ương, vua là người đứng đầu. Dưới vua là tả, hữu Tướng quốc kiêm hiệu bình chương quân quốc trọng sự bao gồm các chức: Tam thái, Tam thiếu, Tam tư. Chức sắc đó dành riêng cho tôn thất và các đại công thần. Tiếp theo đó là hai ban văn võ. Ban văn do chức Đại hành khiển đứng đầu, bao gồm các Bộ do thượng thư điều khiển (thời Lê Thái Tổ chỉ có hai Bộ) Lại và Lễ. Cạnh Bộ là các cơ quan chuyên trách như: Nội mật viện, Ngũ hành viện, Ngự sử đài. Ban võ do các Đại tổng quản hoặc Đại đô đốc đứng đầu, Đại tổng quản chỉ huy quân thường trực ở kinh thành và vệ quân ở các đạo. Dưới có các chức võ quan cao cấp khác.
Văn bản pháp luật: Thời nhà Lê là đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động lập pháp được đẩy mạnh để nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển của chế độ phong kiến. Thế kỷ 15 đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam. Năm 1428, đất nước được giải phóng khỏi ách thống trị của nhà Minh, Lê Lợi đã huy động một số đại thần soạn luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, một số quy định về hình phạt, về ân xá. Lê Thái Tổ cho đặt ra bộ luật mới theo như hình luật của nhà Đường; đặt ngũ hình là: xuy, trượng, đồ, lưu và tử. Đặt lệ bát nghị: nghị thân, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị công, nghị quí, nghị cần, nghị tân. Tháng 1 âm lịch năm 1428, thiên hạ thái bình, vua Lê Thái Tổ sai các quan Tư không, Tư đồ, Tư mã, Thiếu úy, Hành khiển bàn việc soạn các điều luật dân sự và quân sự, nhằm mục đích "để cho người làm tướng biết phép trị quân, người làm quan các Lộ biết phép trị dân, và sự răn dạy quân dân, cũng nên cho biết có phép, để những người giữ việc gì, biết phép của việc ấy mà làm". Các cơ quan triều đình đã thực thi lệnh này, và đệ trình những đề xuất của mình lên nhà vua. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429) Lê Thái Tổ định luật cấm cờ bạc, đánh bạc thì chặt bàn tay 5 phân, đánh cờ thì chặt bàn tay 2 phân. Những kẻ vô cớ không phải việc công mà họp nhau uống rượu thì bị 100 trượng, kẻ dung túng thì tội giảm 1 bậc. Về tội ăn hối lộ, Lê Thái Tổ quy định nếu ghi nhận ăn hối lộ 1 quan tiền trở lên thì bị xử chém.
Đến tháng 4, năm 1428, triều đình cho đúc đồng tiền mới của Đại Việt, gọi là tiền Thuận Thiên, được sử mô tả là mây xanh hiện, có cánh có chân, bên dưới như mâm ngọc, hai bên tả hữu hình như hai con cá chép vờn nhau. Đến tháng 12, năm Thuận Thiên thứ 1 (1428), Lê Thái Tổ lại đúc tiền Thuận Thiên thông bảo, tính 50 đồng là 1 tiền. Năm ThuậnThiên thứ 2 (1429), ông truyền cho các quan trong ngoài bàn phép dùng tiền.
Về thi cử, năm 1426, Lê Thái Tổ tiến quân ra Bắc, đóng quân ở dinh Bồ Đề. Ông liền hạ lệnh cho học trò thi văn học, đầu đề bài thi: Bảng văn dụ thành Đông Quan, lấy đỗ 50 người, sung bổ chức An phủ các lộ bên ngoài và chức Viên ngoại lang ở sáu bộ trong Kinh. Khóa này Đào Công Soạn, người Tiên Lữ, Hưng Yên đỗ đầu. Sau khi giành độc lập năm 1428, Lê Thái Tổ cho mở lại trường Quốc Tử giám để cho con cháu các quan và người thường dân tài giỏi vào học và đặt các nhà học ở các phủ và các lộ. Lúc mới đến Đông Đô, Thái Tổ mở khoa thi lấy đỗ 32 người. Năm 1429, Lê Thái Tổ hạ chiếu cho quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở rừng núi, cùng các quan từ tứ phẩm trở xuống, ai thông kinh sử, thì đến cả sảnh đường để thi, năm ấy thi khoa Minh kinh. Năm 1431, Thái Tổ mở thi Hoành từ. Năm 1433, ông đích thân ra thi văn sách. Thi hai khoa này, hoặc dùng Minh kinh, hoặc luận phú hoặc dùng sách vấn, đều tùy tài năng mà cất nhắc bổ dụng vượt bậc, vẫn chưa lấy đỗ Tiến sĩ. Sang đời Lê, Nho học mới chiếm địa vị độc tôn. Triều đình có phép luật nghiêm khắc đối với các nhà tu hành Phật giáo và Đạo giáo. Đến khi Nhà Lê phục quốc, những chế độ và thư tịch ở đời Lý, Trần đã mất, đành lấy Tống Nho làm chính thư, lấy khoa cử làm con đường dụng thân duy nhất, dùng văn chương bác cổ để làm thước đo nhân tài. Đối với tôn giáo, Lê Thái Tổ quy định những người muốn xuất gia trong Phật giáo và Lão giáo phải thi kinh điển các đạo này. Người thi đỗ được phép làm sư hoặc làm đạo sĩ, còn người thi trượt thì phải về quê.
Với lực lượng quân sự, ban đầu khi khởi nghĩa năm 1418 khoảng vài nghìn người, bao gồm quân Thiết đột, quân Nghĩa sĩ, quân Dũng sĩ mỗi binh chủng có 200 người. Đến năm 1427 khi tiến ra thành Đông Quan, Nghĩa quân Lam Sơn đã có tổng số 35 vạn quân, trong đó có 7 vạn quân tinh nhuệ, chia làm trung, tiền, hậu, tả, hữu đều có chức năng hành quân tổng lĩnh. Lại đặt 14 vệ, Thiết đột, Kim ngô, Ngọc kiềm, Phủng thần, Xa kỵ, Câu kiềm, Thiên ngưu, Phủng thánh, Tráng sĩ, Thần vũ, Du nỗ, Thần tý, Vũ lâm, Thiên uy, Nhũ uy. Mỗi vệ có các chức thượng tướng quân, đại tướng quân, tướng quân, đô chỉ huy sứ và hỏa đầu, hỏa thủ.
Sau khi đánh tan quân Minh xâm lược, Lê Lợi cho 25 vạn quân về làm ruộng, còn 10 vạn ở lại. Một nhà có ba người thì một người làm lính, việc phú dịch những gia đình này sẽ miễn trong ba năm. Lê Lợi sau khi lên ngôi tổ chức lại quân đội, chia ra làm vệ quân 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Mỗi vệ đặt chức Tổng quản. Lại đặt sáu chân ngự tiền và Ngự tiền vũ đội. Lê Lợi đã áp dụng chế độ luân phiên với quân đội, bằng cách chia quân đội thành 5 phiên, 1 phiên lưu lại quân ngũ và 4 phiên cho về làm ruộng. Vào năm 1429, Lê Lợi tổ chức thao diễn quân đội, lần thao diễn này là cuộc thao diễn quân đội một cách vĩ đại, điều động tất cả các vệ quân để tập trận thủy bộ. Trống hoàng thành đã điểm canh ba, Nguyễn Trãi đã thấy mệt, tắt đèn và đi nghỉ để mai còn có buổi thiết triều sớm. Trong giấc ngủ ông mơ thấy tiếng ngựa hí quân reo trong chiến trận hơn 10 năm trước và cả trong “Đại Cáo Bình Ngô” hùng tráng của ông.
(Còn nữa)
CVL