link tải gowin99 mới nhất

Về Ngưỡng Sơn thăm đền thờ Lý Thường Kiệt

Theo thông lệ hàng năm, lễ hội khai ấn tại đền thờ Thái uý Lý Thường Kiệt được tổ chức vào ngày 25 tháng Giêng Âm lịch và diễn ra trong ít ngày. Lễ khai ấn đền Lý (còn gọi đảo vũ) có từ ngàn xưa, là nét đẹp văn hoá truyền thống, tín ngưỡng dân gian và đậm chất nhân văn của người Việt cổ: Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trăm họ thái bình…
dhoa-2356346346747-1725851999.jpg
Đền thờ Lý Thường Kiệt, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá

Danh tướng kiệt xuất thời Lý 

Danh tướng lỗi lạc của dân tộc ta ở thế kỷ XI - Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) đã có công phò tá 3 triều đại nhà Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), phá Tống, bình Chiêm bảo vệ bờ cõi phía Bắc, mở mang lãnh thổ phía Nam, xây dựng đất nước Đại Việt hùng cường trong suốt chiều dài lịch sử.

Thái uý Lý Thường Kiệt còn được vua Lý Nhân Tông ban cho hiệu “Thiên tử nghĩa đệ” (em nuôi).

Di cảo tiêu biểu vô giá ông để lại là “Phạt Tống lộ bố văn” và “Nam Quốc sơn hà” (như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam).

Năm Ất Dậu (1105) niên hiệu Long Phù (đời vua Lý Nhân Tông), Lý Thái uý tạ thế được phong tước Việt quốc công, án táng tại xã An Lạc, huyện Kim Động.

Đến nay đã gần 9 thế kỷ, nhưng thân thế, sự nghiệp lẫm liệt của Lý Thái uý mãi mãi toả sáng, là niềm tự hào đối với xứ Thanh và đất nước ta. 

“Thái uý trong thì sáng suốt khoan hoà, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục, nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hoà giúp đỡ quần chúng, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái uý biết dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng đến cả người già ở nơi thôn dã cho nên người già nhờ đó mà được an thần. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc để trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đấy. Giúp chính sự cho 3 triều, dẹp yên loại ngoài biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng, công thật lớn lao…”. (Thơ văn Lý - Trần, tập I, Văn bia chùa Linh Xứng, 1999, tr 361). 

Theo tư liệu, “Đền thờ Lý Thường Kiệt, dân gian thường gọi đền Lý Thái uý hay Lý Đại Vương làm quan đời Lý Thánh Tông, từng kinh lí các xứ Thanh Hoa và Nghệ An, dựng chùa Linh Xứng ở núi Ngưỡng Sơn, sau dân nhớ ơn đức lập đền thờ” (Sách Đại Nam Nhất thống chí, quyển VI, 1994, tr 256).

Với cảnh quan thơ mộng, núi sông hùng vĩ, Lý Thái uý và vị Trưởng lão Sùng Tín từ kinh sư về đã sức cho dân xây dựng chùa Linh Xứng.

Phía trước chùa là đền thờ Lý Thường Kiệt được xây dựng vào năm 1138, kề sát với đê sông Lèn (nhánh con sông Mã). Tấm bia đá hiện còn lưu giữ tại đền do học giả triều Nguyễn là Nhữ Bá Sĩ soạn vào năm Tự Đức thứ 13 (1861) gọi là “Miếu Ngưỡng Sơn” thờ Lý Thái uý do 3 làng Bùi, Đồ, Yên Phú, xã Ngọ Xá, tổng Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc (nay là thôn Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) phụng thờ. 

dh-235634634673-1725852099.jpg
Nhân dân các thôn dâng mâm lễ tế

Như vậy, từ văn tự đến dân gian đều không lấy tên tục của vị thần (Lý Thường Kiệt) để gọi. Nhưng cho dù gọi kiểu gì thì “Miếu Ngưỡng Sơn” đích thực là đền thờ danh tướng Lý Thường Kiệt triều Lý, một anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam hồi thế kỷ thứ XI. Và, làng cổ Ngọ Xá, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung hiện còn sâu đậm tình cảm, trí nhớ của người bản địa và người xứ Thanh bởi có hai di sản văn hoá tiêu biểu: Đền thờ Lý Thường Kiệt và chùa Linh Xứng. Thời gian phôi pha, chùa Linh Xứng đã trở thành phế tích, hiện chỉ còn lại đền thờ Lý Thường Kiệt.

Đền Lý Thường Kiệt có kết cấu nhà cổ 5 gian tiền đường 2 chái, chiều dài tiền đường 13,55m, rộng 6,85m (12 cột lớn, 12 cột quân bằng gỗ lim).

Gian giữa treo bức đại tự sơn son thếp vàng với dòng chữ: “Ngưỡng Sơn Từ”, phía dưới là hương án, ban thờ hội đồng thổ công, thổ địa, hai gian bên thờ hội đồng các quan. Nhà hậu cung (chính tẩm) đặt đồ tế tự, long ngai bài vị Lý Thường Kiệt (mới được tu sửa lại năm 1976). Nhà tả vu hữu vũ thờ quan văn, quan võ (hiện không còn nữa); hiện vật còn 4 tấm bia đá (1 bia ghi tiểu sử công đức Lý Thường Kiệt, 3 bia ghi công đức, hương án, lư hương, hạc và một số đồ thờ cổ thời Lê - Nguyễn).

Sân đền tam cấp, thênh thang, có cây bàng cổ thụ tán rộng trùm bóng mát; nghinh môn (cổng ra vào) kiến trúc 2 tầng mái cong theo phong cách thời Nguyễn 1 cửa chính ra vào và 2 cửa phụ, chính giữa cổng đắp 3 chữ nổi: “Lý Đại Vương”.

Đầu hồi nhà có 1 tấm bia đá đề chữ “Ngưỡng Sơn miếu” do học giả Nhữ Bá Sĩ soạn và khắc chữ, bia cao 1,1m, rộng 0,60m; khuôn viên tường rào, cây cổ thụ vạn tuế, đại… trong khu vực 1,2 của di tích, tạo nên cảnh quan kiến trúc văn hoá, sinh thái cổ kính bề thế dưới chân núi Ngưỡng Sơn danh tiếng.

Phát huy giá trị di sản văn hoá Ngưỡng Sơn

Theo thông lệ hàng năm, lễ hội khai ấn tại đền thờ Thái uý Lý Thường Kiệt được tổ chức vào ngày 25 tháng Giêng Âm lịch và diễn ra trong ít ngày. Lễ khai ấn đền Lý (còn gọi đảo vũ) có từ ngàn xưa, là nét đẹp văn hoá truyền thống, tín ngưỡng dân gian và đậm chất nhân văn của người Việt cổ: cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trăm họ thái bình… nhưng với nhiều lý do khác nhau nên không được duy trì thường xuyên.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chấn hưng văn hoá dân tộc, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong huyện, các xã đặc biệt quan tâm lưu giữ và khôi phục di sản văn hoá cha ông để lại.

Năm 2024, việc tổ chức mở lễ hội khai ấn ở địa phương này được Đảng uỷ, UBND xã, thôn lãnh đạo, chỉ đạo và đạt hiệu quả tốt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. 

Lễ khai ấn diễn ra 2 phần: Phần lễ, do chủ tịch UBND xã được cử làm chủ lễ, phát biểu khai mạc. Tiếp đó là lễ dâng hương thành kính tưởng nhớ tri ân công đức Lý Thái Uý đối với đất nước. Lễ tế truyền thống do Hội Người cao tuổi đảm nhiệm, gồm có: 1 ông làm chủ tế, 2 ông làm bồi tế, 2 người vào vai đông xướng và tây xướng, 2 người dẫn lễ. Đội trống tế có 7 - 8 người lựa chọn từ các thôn vận sắc phục dân tộc tham gia lễ tế… Phần hội, đội múa sư tử chia thành 2 đoàn: 1 đoàn đón nhân dân dâng lễ từ các thôn phía dưới đền lên và 1 đoàn đón nhân dân dâng lễ từ các thôn phía trên đền xuống, hai đoàn gặp nhau nhập một và biểu diễn tại sân ngoài đền. Sau khi nhân dân các thôn dâng lễ xong (gồm 1 mâm lễ chín (xôi gà, thủ lợn), 1 mâm lễ chay (trái cây, bánh kẹo), đội múa sư tử di chuyển vào sân đền phía trong chuẩn bị cho lễ khai ấn.

d-363467457488-1725852228.jpg
Tiết mục múa sư tử tham gia lễ hội khai ấn tháng Giêng Âm lịch

Tại lễ khai ấn có hát chầu văn (do một gia đình nghệ nhân) thể hiện với nội dung ca ngợi công đức lớn lao của Thái uý Lý Thường Kiệt đối với đất nước, xứ Thanh và tình cảm đối với quê hương Ngọ Xá xưa của xã Hà Ngọc).

Người đến dự hội còn được chứng kiến cuộc đấu trí từ các ván đấu cờ người diễn ra thật gay cấn, hấp dẫn. Ngoài các hình thức trình diễn, diễn xướng truyền thống, đấu vật, kéo co, chơi đu, lễ hội còn cuốn hút đông đảo nhân dân đến cổ vũ qua các môn thể thao bóng chuyền, cầu lông…

Lễ khai ấn đền Lý diễn ra thật náo nhiệt sôi động trong ngày đầu năm và kết thúc trong cảm giác háo hức, bâng khuâng... 

Ngoài lễ khai ấn trong tháng Giêng, hàng năm xã Hà Ngọc còn tổ chức hHuý kị (giỗ) Thái uý Lý Thường Kiệt vào ngày 21 tháng 6 Âm lịch, gắn với “tháng sáu hội gai” tức Lễ hội Hàn Sơn, xã Hà Sơn từ ngày 1 đến 12/6 Âm lịch hàng năm.

Trải ngót 9 thế kỷ qua, đền thờ Lý Thường Kiệt qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nên dấu tích kiến trúc nghệ thuật nguyên gốc thời Lý không còn nữa, hiện chỉ còn lại phong cách kiến trúc thời Lê - Nguyễn. 

Toạ lạc trên diện tích 1278m2, còn gọi là “Lương Mục Đường” (nhà ở của Lý Thái uý) do ngài đích thân cho xây dựng khi làm chùa Linh Xứng.

Khi ngài tạ thế, nhân dân lấy “Lương Mục Đường” làm nhà (đền) để kính ngưỡng thờ Lý Thái uý.

Triều Lê Trung Hưng thứ 13, ngôi đền được phong cấp quốc lễ. Thượng lương ngôi đền ghi chữ nho: “Hoàng Triều Gia Long thập tam niên tuế thứ Giáp Tuất tam nguyệt nhị thập nhị nguyệt thôi trụ thượng lương”.

Năm 1815 trùng tu nhà tiền đường.

Đến năm 1976, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh chỉ đạo Phòng Bảo tồn Bảo tàng (nay là Bảo tàng tỉnh) phối hợp tu sửa nhà hậu cung (nơi đặt ngai và bài vị thờ Lý Thường Kiệt), thay rui mè, đảo ngói, làm lại hậu cung, địa phương xây dựng tường rào khuôn viên để bảo vệ lưu giữ di tích.

Năm 2002 đền trùng tu lần cuối, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Ông Phạm Ngọc Quỳ là người trong xã làm thủ từ, mỗi năm địa phương chi trả thù lao 2 triệu đồng để trông coi quản lý bảo vệ.

Đền Lý Thường Kiệt hiện do Ban Quản lý di tích của xã trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của Luật Di sản văn hoá.

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()