Dọc hai bên đường, hoa xuân nở rực! Một trời sắc tím của hoa thạch thảo, hoa sim, hoa mua và muôn loài hoa khác đua nhau khoe sắc. Xa xa, cánh đồng lúa xanh rì như tấm thảm mềm trải dưới chân những ngọn núi lô xô, chất ngất. Đoàn chúng tôi có 18 người đều là những thành viên của hội Văn học nghệ thuật tỉnh nhà, thuộc ban Văn Xuôi và ban Văn Nghệ Dân Gian. Tới Mai Châu vào buổi chiều, chúng tôi ngay từ phút đầu đã được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn nơi đây đẹp đến kỳ lạ! Giữa cái mênh mông vô tận của bầu trời khói mây bảng lảng là những triền núi nhấp nhô bên những mái nhà sàn thơ mộng! Núi thẫm xanh bên những dải đồng bằng lúa non tơ mơn mởn ngời lên trong sắc nắng dịu dàng, phân phấn. Ráng chiều phác họa một đường vàng óng như một điểm nhấn cho bức tranh thung lũng cổ Mai Châu bàng bạc sắc màu thời gian hơn 700 năm tuổi.
Đầu tiên chúng tôi đến bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.Từ xa đã thấy thấp thoáng những mái nhà sàn lúp xúp ẩn hiện dưới những vòm cây xanh như khêu gợi trí tò mò của mỗi chúng tôi. Những dải đồi núi uốn lượn quanh co, các loại hoa rừng đua nhau khoe sắc. Bản Lác nằm lọt giữa thung lũng Mai Châu hoang sơ. Nơi đây đất đai màu mỡ, cây cối bốn mùa xanh tươi, trù phú. Xung quanh bản, núi tiếp núi, mây vờn mây, sương sa mờ ảo. Ánh nắng dịu nhẹ cuối ngày như nhả từng sợi tơ trời óng ả buông lơi, trải theo mỗi bước chân chúng tôi náo nức. Thích nhất là khi được bước lên từng bậc thang của nhà sàn và được chủ nhà giải thích về số bậc cầu thang: "Khửn song phái/ cái song đay" tức là mở hai cửa, đi hai đường: "Tang quản" là cầu thang ở đầu nhà có 7 bậc (ứng với 7 vía ) dành cho nam giới và "Tang chan" là cầu thang 9 bậc (ứng với 9 vía) dành cho nữ giới.
" Chín bậc núi rừng, chín bậc nghiêng nghiêng..."
Em Thanh Mai bỗng cất tiếng hát trong trẻo bài "Chín bậc tình yêu" thật tự nhiên, hợp tình, hợp cảnh. Chúng tôi cùng hòa theo cái giai điệu vui tươi tuyệt vời ấy của bài hát. Vừa đi vừa hát trên mỗi bậc cầu thang nhà sàn, chúng tôi vừa phóng tầm nhìn ra xa, thỏa sức chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn đang từ từ buông xuống như tấm màn vàng óng rực rỡ bao phủ cả một vùng núi non trùng điệp của miền Tây Bắc. Bác trưởng bản (già làng) có nước da bánh mật, bộ râu rậm như một khu rừng, nói tiếng Kinh rất sõi, hồ hởi nói với chúng tôi: " Bản Lác đây là một trong tám bản liền kề nhau trong cộng đồng dân cư người Thái. Ngày mai các cô chú có thể tới thăm các bản khác như bản Pom Coọng, bản Nhót, bản Tra, bản Piềng Phung, Chiềng Sại, Nà Thia..." Bàn chân mỗi chúng tôi có lẽ sẽ rất mỏi khi đi hết các bản làng người Thái nhưng chắc chắn niềm vui sẽ nhân lên gấp bội. Xa xa, dưới những mái nhà khum khum như mai rùa lấp lánh ánh vàng chiều xuống, chúng tôi càng háo hức khi thấy những chàng trai, cô gái Thái đang dập dìu múa sạp. Bác trưởng bản vừa dẫn chúng tôi đi vừa giải thích: “Nhảy sạp (hay còn gọi là múa sạp) là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Thái trong những dịp vui, hay trong lễ hội xuân. Khởi thủy của nhảy sạp là bắt nguồn từ công việc trong đời sống hằng ngày... Hôm nay mời đoàn mình cùng vào chung vui múa sạp với bà con, rồi cùng uống rượu cần, dân bản rất hiếu khách, họ sẽ rất vui cái bụng đấy...". Tất cả đều cười vui. Quả như bác nói, khi chúng tôi đến, dân bản ùa ra đón và mời chúng tôi nhảy sạp. Chúng tôi ngắm nhìn từng đôi trai gái của bản cùng sóng đôi nhảy sạp trông thật đẹp mắt.Theo quan niệm của người Thái xưa thì nhảy sạp phải có sự cân đối nam - nữ giống như hai thái cực âm - dương phải cân bằng. Trong đời sống tâm linh của họ âm - dương hài hòa như vậy thì mới mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, được mùa, phồn thực, cuộc sống mới no ấm.
Vừa may, đoàn chúng tôi có 18 người (9 nam, 9 nữ). Chúng tôi đứng vỗ tay xem họ múa một lát cho thuộc. Bên nam múa thì động tác khỏe mạnh, thể hiện sự dũng mãnh, bên nữ uyển chuyển, nhẹ nhàng và động tác lăng tay, chân nhảy rất đều... Mỗi điệu sạp hình như người múa cũng phải cảm nhận được âm nhạc, động tác tay chân có khác nhau nhưng nhất định phải hòa quyện vào nhau tạo thành một nhịp điệu thống nhất. Có lẽ múa sạp đã trở thành một hình thức giao lưu gowin99 nên chúng tôi cảm thấy rất dễ hòa đồng. Vậy là thật tự nhiên, tất cả chúng tôi đã có thể hòa vào đội múa cùng với trai gái bản, cùng nghe theo tiếng hát và tiếng sạp gõ nhịp 4/4 rồi lần lượt từng cặp bước vào dàn sạp. Mỗi người cầm một chiếc khăn dài đủ màu, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác khi lướt thì nhẹ nhàng, uyển chuyển; khi quay, nhảy thì hối hả, dồn dập như bay trên sạp. Dường như không có một khoảng cách nào khi tất cả mọi người cùng hòa chung vào một nhịp điệu. Lúc đầu chưa quen, chúng tôi cứ phải nhìn xuống chân để nhảy sao cho đúng nhịp, để khi hai sạp con chập vào nhau thì không bị kẹp vào chân. Sau quen dần thì cũng quay, cũng lướt nhẹ nhàng như gió. Rồi cứ luân phiên hai tốp gõ sạp và nhảy múa, thay nhau trong tiếng chiêng, trống nhịp nhàng sôi động. Chẳng bao lâu, chúng tôi bị cuốn vào cuộc vui, ai cũng hào hứng, say sưa, náo nức...
Một lát sau, quanh bếp lửa hồng, chúng tôi lại được quây quần nghe dân bản hát và múa những điệu truyền thống. Dưới mái nhà sàn quen thuộc , bên ánh lửa bập bùng, chúng tôi cùng dân bản ngồi quanh ché rượu cần, cùng vít cần uống rượu vui say, cùng múa hát. Các cô gái Thái uyển chuyển trong váy áo tha thướt. Chiếc áo "cóm" màu trắng, cổ tròn, xẻ hai bên vai để chui đầu, ôm gọn dáng hình thon thả, hòa hợp với chiếc váy đen dài trùm gót thật duyên dáng, xinh đẹp!
Chị Bích Vượng - Trưởng Ban Văn xuôi rất vui, cao hứng cất giọng ca, cổ vũ phong trào. Bài hát " Huyền thoại hồ núi Cốc" được cất lên giữa núi rừng Tây Bắc, trầm bổng, gần gũi, da diết, thân thương, đẹp như chính tâm hồn chị. Ai nấy đều vui và cảm thấy phấn chấn vô cùng. Em Thanh mai Phó chủ tịch hội cũng góp vui khích lệ tinh thần anh chị em hội viên bằng một bài ca nói về Bác Hồ, giọng em thật truyền cảm ấm áp và xúc động. Chúng tôi rất vui và tự hào vì sự quan tâm về vật chất cũng như tinh thần của các cấp lãnh đạo HVHNT tỉnh tới mỗi hội viên cảm thấy hội như một ngôi nhà lớn, thật ấm cúng và tràn đầy tình yêu thương, trách nhiệm...
Sau bữa cơm thân mật cùng dân bản, chúng tôi tạm biệt họ trở về trong điệu múa chia tay " Nối vòng tay lớn" tự biên tự diễn đầy cảm xúc lưu luyến...
Tạm biệt nơi đây, mỗi chúng tôi sẽ còn nhớ mãi những con người hồn hậu, vui tươi, hiếu khách; nhớ những ngôi nhà sàn xinh xinh, bình dị mà ấm cúng; nhớ ngọn khói lam thơm thoảng hương đồng, nhớ những điệu sạp vui tươi rộn rã... và hình như nghe đâu đây tiếng lòng mình rộng mở diết da một niềm yêu mến!
Nhớ mãi một vẻ đẹp trong sáng đậm tình như một bức tranh sơn mài dân dã nguyên sơ mà thiêng liêng, cao quý của một nền gowin99 vùng Tây Bắc. Càng thêm yêu, thêm thấm thía hồn dân tộc. Ðó chính là mạch nguồn vĩnh hằng chảy xuyên qua thời gian để góp phần làm nên giá trị gowin99 đầy bản sắc
của dân tộc Việt Nam!