8 tháng của năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Hạ Long (Quảng Ninh) ước đạt 8,2 triệu lượt, tăng 218% so với cùng kỳ năm 2021; tổng doanh thu du lịch ước đạt 17.599 tỷ đồng, tăng 249% so với cùng kỳ. Riêng kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, Quảng Ninh đã đón khoảng 250.000 lượt khách du lịch.
Vịnh Hạ Long, Đông giáp đảo Cái Bầu và cảng Cửa Ông, Tây giáp đảo Tuần Châu, một phần đảo Cát Bà. Phía Nam vịnh là tuyến đảo chạy dài từ đảo đất Ba Mùn, Phượng Hoàng, Hạ Mai đến các đảo đá Đầu Bê, Mái Nhà. Hạ Long rộng khoảng 1.500 km2, với trên 1.600 hòn đảo lớn nhỏ có tên. Nếu kể cả những hòn không tên, số đảo còn nhiều hơn.
Vịnh Hạ Long, một quần thể đảo đá, có chỗ quần tụ lại, ngỡ chúng chồng chất lên nhau. Có chỗ tách ra hai vách đá dựng đứng đối diện nhau qua một lạch nước hẹp.Có nơi đảo đứng dọc ngang xen kẻ tạo nên nhiều lớp kéo dài hàng chục cây số như một bức tường thành vững chãi.
Đi giữa Hạ Long với hàng ngàn đảo đá sừng sững, cao thấp khác nhau, mỗi hòn một vẻ, hình thù kỳ thú, đây là hòn Gà Trọi, kia là hòn Con Chó, xa xa là hòn Đại Bàng…khiến ta có cảm giác đang đi giữa một thế giới động vật đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.
Đảo đá Hạ Long, dưới bàn tay sắp xếp thần kỳ của tạo hoákhông chỉ tạo nên những tác phẩm điêu khắc hoành tráng, mà còn tạo nên những công trình kiến trúc tự nhiên mỹ lệ… Các đảo đá Hạ Long hoặc đứng đơn độc giữa luồng lạch (hòn Đũa, hòn Gà Trọi…), hoặc dựa vào sườn một đảo đá khác lớn hơn (hòn Yên Ngựa, hòn Bướm…). Có hòn bề thế, bốn mặt phẳng lỳ, bóng nhẵn như những khối gỗ mun (hòn Ấm, hòn Đỉnh Hương…). Có hòn uốn lượn, càng lên cao càng thon nhỏ, sắc nhọn, trên đó các loài dây leo, cây dại, các loài cây thân gỗ như: chổi, sầm, thông đá…, phủ lên một mầu xanh mượt. Vào mùa hạ lớp dây leo, cây dại, phong lan… đua nhau nở hoa muôn hồng nghìn tía rực rỡ, nổi lên giữa mầu xanh bật tận của biển trời bao la. Lúc này Hạ Long đã vào mùa gió nồm nam, ngọn gió vô tận thổi từ đại dương vượt qua lớp đảo đá mang vào đấtliền cái mát lạnh của biển cả. Những sớm mai hè, khi vì sao mai còn thắp sáng trên đỉnh núi Bài Thơ, dọc bờ Bãi Cháy, ta bắt gặp ngàn, vạn du khách đang đón gió và ngắm mặt trời đàng Đông đang rực lên một mầu hồng kỳ diệu chỉ ở đây mới có. Ánh nắng mặt trời mịn màng như tấm luạ trải lên mặt vịnh những dải mầu đan xen xanh tím. Bóng các đảo in xuống mặt nước lung linh nhiều hình thù xanh đen ngoằn ngoèo kỳ ảo. Ấy cũng là lúc nhưng cánh buồm trắn,g buồm nâu từ nhiều cửa biển như những chú bướm chập chờn lách qua từng đảo đá ùa vào bến nhộn nhịp. Chiều hè khi nắng đã tắt, mặt biển chuyển từ xanh lục sang mầu huyết dụ, đảo đá từ xanh lam ngã dần sang mầu tím sẫm.
Giữa ngày hè khi gió đại dương bỗng dưng ngừng thổi và cái nóng oi bức trùm lên bãi bờ, ấy là lúc báo hiệu một trận mưa rào, hay một cơn bão dữ đang xuất hiện nơi nào đó trên Thái Bình Dương.
Khi mùa thu về mang đến cho Hạ Long những đêm trăng huyền diệu. Ánh trăng thu vàng dịu, chiếu xuống mặt vịnh lung linh. Mặt nước như được dát một lớp thuỷ ngân óng ánh. Dươi ánh trăng mờ ảo, đảo đá im lìm hiện lên trong cảnh tranh tối tranh sáng, đảo quen thuộc giờ đây trở nên xa lạ, huyền bí trong đêm trăng thu.
Mùa xuân đến, khi rừng táo, rừng mơ quanh bờ vịnh hoa nở rộ, là lúc Hạ Long mở ra một thế giới thiên nhiên huyền ảo. Buổi sớm xuân, Hạ Long chập chờn trong màn sương bạc mung lung. Những ngày sương, đi giữa Hạ Longta cảm thấy đảo đá vừa quen vừa lạ, mờ mờ, ảo ảo. Xung quanh ta sương buông trắng xoá. Thuyền đi trong sương ta ngỡ như đi trong mây bồng bềnh. Tiếng vỗ lộp bộp, tiếng gõ thuyền lộc cộc của các bạn chài gần lắm mà xa vời vợi…
Trong hàng ngàn đảo đá với những hình khối sống động, những sinh linh ẩn hiện với các hình hài bằng đá bí ẩn, lại còn chứa biết bao hang động kỳ khu, mà mỗi hang mỗi động mang đến cho du khách nỗi đam mê, sửng sốt trước vẻ đẹp do tạo hoá sinh thành. Dưới ánh sáng mờ ảo bàng bạc hơi nước chiếu vào lòng hang, các mặt đá, nhũ đá, trụ đá trong hang giống người và vật, ngỡ như đang sống dậy, cử động, khiến du khách bàng hoàng…Dưới con mắt giàu trí tưởng tượng của du khách, các chạm nổi của thiên nhiên hiện lên với bao hình hài vừa quen thuộc, vừa xa lạ, vừa thật lại vừa ảo. Đó là ở các hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ, hang Trống, hang sửng Sốt…Và mới đây, người ta đã tìm thấy một số hang động mới, mà vẻ đẹp quyến rũ củ nó chẳng khác nào những động Tiên, những lâu đài nguy nga tráng lệvới những bức chạm hoành tráng, mỹ lệ khiến du khách ngẩn ngơ. Đó là các động: Thiên Cung, Tam Cung, Lâu đài, Hoa Cương, Mê Cung…
Vịnh Hạ Long nơi quần tụ những ngọn núi kỳ lạ, như là hiện thân của sự sống sôi động của những động vật khổng lồ đã ngự trị nơi đây hàng triệu năm trước, giờ đã hoá đá. Và nó kỳ lạ ở sự ẩn hiện của muôn loài trong cái dáng vẻ lạnh lùng vô tri, nhưng lại có sự biến hoá khôn lường. Nơi này là đôi gà đang sải cánh trọi nhau (hòn Gà Trọi), nơi kia nàng thiên nga đang bơi lội (hòn Thiên Nga), xa xa chú ngựa chiến đang phi nước đại (hòn Yên Ngựa). Và kia kìa, ông cụ đang trầm ngâm suy nghĩ (hòn Ông Già Biển Cả), rồi hòn Oản, hòn Ấm, hòn Đũa…
Hạ Long không chỉ đẹp, mà còn là một kho báu vô tận hải sản, động thực vật phong phú. Theo tính toán của các nhà hải dương học, biển Hạ Long có trên 1.000 loài cá, trong đó có 730 loài đã có tên. Hạ Long có những loài cá ngon nổi tiếng như chim, thu, nụ đé. Loài cá có sản lượng cao: Thiều, mòi,lầm, trích…Hạ Long cũng là vùng biển có nhiều loại tôm ngon, sản lượng nhiều,dinh dưỡng lớn. Đó là tôm he. Mực Hạ Long cũng là loại hải sản nổi danh như mục ống, mực nang, mực cơm…Hạ Long còn là quê hương của hải sâm, bào ngư, sò huyết …Ngọc trai một mặt hàng xuất khẩu được khách hàng quốc tế ưa chuộng.
Và trên những triền núi, men theo bờ vịnh là vùng “vàng den” vô tận của Tổ quốc Việt Nam, với nhưng mỏ than nổi tiềng: Vàng Danh, Đèo Nai, Cọc Sáu, Mông Dương…, đã mang về cho đất nước không ít ngoại tệ.
Hạ Long giàu đẹp, nên thơ, khiến lòng người say đắm và tự hào, nơi vang vọng những chiến công của cha ông thuở trước và của con cháu hôm nay.
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, một lần nước ta bị giặc ngoại xâm, Trời sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống giúp dân ta đánh giặc. Thuyền địch từ biển ào ào tấn công vào bờ.Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc. Những châu ngọc ấy, biến nhanh thành muôn ngàn đảo đá. Chỗ kết lại như tường thành, chỗ dàn ra như trận địa, ngăn bước tiến quân thù, tạo thuận lợi cho quân dân ta gìành chiến thắng. Sau khi thắng giặc, Rồng mẹ,Rồng con không trở về Thiên đình, mà ở lại trần gian. Nơi Rồng mẹ xuống nước là Hạ Long, nơi đàn Rồng con xuống nước là Bái Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xoá, ấy là “Bạch Long Vĩ” quê ta.
Tuyến đảo vịnh Hạ Long dài 50 km, gồm nhiều ngọn núi cao từ 150m đến 200m nằm rải rác, có ngọn cao ba bốn trăm mét. Những rặng núi hình móng ngựa và các đảo đất hẹp chia cắt vịnh thành nhiều trũng biển kín đáo. Vịnh khá sâu, là những hải cảng thiên nhiên thuận lợi cho tàu bè qua lại và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ẩn nấp mưa bão, vừa là vị trí trọng yếu thích hợp cho hải quân lúc phòng thủ cũng như lúc tấn công. Tuyến đảo Hạ Long là bức bình phong vững chắc bao bọc phía Đông tạo nên lá chắn kiên cố trước mặt. Chính nhờ lá chắn này mà quân dân Hạ Long đã hạ nhiều máy bây Mỹ, trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ.
Trong lịch sử giữ nước vĩ đại của dân tộc ta, đây chính là nơi các tiền nhân: Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… nối tiếp nhau lập chiến công hiển hách.
Hạ Long còn là vùng di chỉvăn hoá cổ của dân tộc Việt Nam. Cách nay hàng vạn năm, trên vùng biển Hạ Long đã có con người sinh sống. Nơi đây đã tìm thấy dấu vết thời đại Đồ Đá Cũ. Nhưng giai đoạn phát triển huy hoàng nhất của người nguyên thuỷ Hạ Long là thời đại Đồ Đá Mới. Số lượng di chỉ cư trú của con người thời đại Đồ Đá Mới Hạ Long tìm được nhiều hơn bất kỳ nơi nào trước đó và phân bố khắp mặt vịnh.
Về địa chất địa mạo của vịnh Hạ Long được đánh giá rất cao qua hai yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa chất địa mạo karst. Chính vì vậy, năm 1998, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần hai
Thiên nhiên Hạ Long đẹp, vì sự hiện diện của những đảo đá, biển trời và hang động, nó còn đẹp hơn bởi sự thiên biến vạn hoá trong sự tưởng tượng của con người, tuỳ theo thời gian, không gian và thời tiết, khiến du khách cảm thấy vừa gần gũi thân quen, lại vừa xa lạ đến ngỡ ngàng. Do có nhiều vũng, vịnh chỗ phìn ra, chỗ thắt lại…những ngõ nghách khúc khuỷu đột nhiên hiện ra trước mắt, rồi đột nhiên biến mất…Đang ngỡ ngàng trước vật này, thì bỗng trước mắt hiện ra một cảnh vật khác, với hình dáng màu sắc khác nhau. Có lúc thuyền đang lướt tới bỗng như đang đụng phải một dãy đảo đá sừng sửng trước mặt chắn ngang lạch nước, tưởng đã cùng đường, cụt lối, nhưng khi đến gần dãy đảo như né mình mở ra một lối ngoặt, thuyền lại lướt lên. Cảnh tượng đó khác nào trò chơi ú tim giữa con người và thiên nhiên, đã tạo nên những cảm xúc kỳ lạ và mãnh liệt đối với du khách.Vì thế ai đã một lần thăm vịnh Hạ Long khó lòng nguôi ngoai nỗi nhớ.