VH&PT - Tục thờ chó đá của người Việt ta đã có từ rất lâu đời. Theo quan niệm của người Việt xưa, chó là loài vật trung thành và đem lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Vậy nên, họ thường chôn chó đá trước cổng, coi chúng như linh vật, với ý nghĩa cầu an, cầu phúc và trừ tà. Theo họ, khi chó sủa, thì ma quỷ sẽ tự động tránh xa.
Hiện nay, nhiều công trình di tích của Việt Nam như: đình, đền, chùa, miếu, lại sử dụng linh vật ngoại lai để gác cửa. Tuy vậy, thì một số địa phương, nhất là khu vực Bắc bộ, người dân vẫn giữ được tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí còn thờ và một lòng kính cẩn tôn nghiêm.
Theo như, nhóm phóng viên chúng tôi tìm hiểu. Ở cổng chợ Ghênh (Như Quỳnh - Văn Lâm – Hưng Yên), có một cặp “ông bà Linh cẩu” bằng đá, tồn tại hàng trăm năm nay - một minh chứng của lịch sử, có mối liên quan mật thiết tới đền Ghênh – thờ Linh nhân Nguyên Phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Video nguồn gốc “Cặp Linh cẩu” hàng trăm năm tuổi, tại cổng chợ Ghênh (Văn Lâm – Hưng Yên)