Mình có gần 40 năm công tác trong ngành, chỉ nhìn lại ngành theo con mắt "lịch đại " và quan sát các địa bàn khác, nhìn qua các nước khác theo góc nhìn "đồng đại " để thấy rõ hơn đặc trưng của ngành, phẩm chất chủ yếu của cán bộ trong ngành. Phẩm chất hàng đầu của cán bộ VHTTDL là TÂM HUYẾT .
Tất nhiên ngành nào cũng cần tâm huyết với nghề nhưng ở ngành này rất vất vả và ...nghèo thì sự tâm huyết đó gần như là tiêu chí hàng đầu . Không tâm huyết thì sáng tác một bản nhạc , một bài thơ , một tác phẩm văn chương hay hội hoạ đều không có hồn. Thậm chí làm cán bộ quản lý , lãnh đạo ( dù ở cấp thấp nhất đến Bộ trưởng) mà không tâm huyết thì công việc cứ nhạt nhoà, có hại cho ngành. Tiêu chí (hay phẩm chất ) thứ hai của cán bộ trong ngành là SÁNG TẠO . Đặc trưng và yêu cầu của toàn ngành là sáng tạo.
Vì thế một bộ phận quan trọng của ngành đã ra nhập dòng chảy công nghiệp sáng tạo, tạo ra các không gian sáng tạo. Nếu có bộ sử về ngành thì chắc chắn là bộ sử sáng tạo . Ngay bộ sử của ngành VHTTDL ở địa phương cũng mang đậm cái hồn SÁNG TẠO. Từ hai phẩm chất quan trọng này đã đề ra một yêu cầu bức thiết là trọng dụng người tài . Ngành nào cũng vậy muốn phát triển phải có người tài . Do đó biết bao bài học trong lịch sử ngành , trong thực tiễn đều là bài học trọng dụng nhân tài. Ngành có nhiều lĩnh vực , nhiều người tài nhưng họ có đặc điểm chung là dồn hết tình yêu cho công việc nên họ không cần nịnh, đón ý, , chiều ý cấp trên. Đôi khi họ có điểm khác người , có vẻ khó chiều.
Vì vậy thước đo người quản lý giỏi là có trọng dụng được nhân tài hay không . Soi vào lịch sử 3 phẩm chất : TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO, TRỌNG DỤNG NGƯỜI TÀI luôn thấm đậm trong mỗi cá nhân văn nghệ sĩ, nhà quản lý. Không biết có đúng vậy không các cụ và các bạn trẻ ?