Di tích đền Pác Tạ là một trong những dấu tích còn lại minh chứng cho cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai năm 1285: vị tướng tài giỏi Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật lúc đó trấn thủ vùng đất Tuyên Quang.
Đền Pác Tạ nằm ở địa thế cao, bằng phẳng dưới chân núi Pác Tạ - ngọn núi cao nhất của huyện Na Hang. Xưa kia, đền được dựng bằng tranh, tre, nứa, lá. Qua thời gian, đền đã bị hư hỏng và đổ sập hoàn toàn. Sau đó nhân dân trong vùng đã dựng một am nhỏ bằng tre, nứa để thờ. Đến năm 2008 đền Pác Tạ được khởi công xây dựng lại. Đền được xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 2009.
Đền có kiến trúc đền hình chữ nhất, ba gian hai chái. Các cấu kiện kiến trúc đều bằng gỗ, lợp ngói vẩy rồng, nóc có đôi Rồng chầu nguyệt, bốn góc có đao cong hình con Rồng, bốn nóc xối có bốn con Nghê chầu. Kiến trúc trong đền được chạm khắc tinh tế. Chính giữa đặt tượng “Đức Thánh Mẫu”. Phía trên khán thờ có bức đại tự: Đền thiêng Pác Tạ.
Đền Pác Tạ nằm cách trung tâm thị trấn Na Hang chừng 2km. Để tới được đây, du khách sẽ phải di chuyển bằng thuyền, băng qua vùng hồ sinh thái Na Hang, nơi có Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang - một trong những công trình có công suất lớn nhất Việt Nam và vùng lòng hồ rộng lớn, thơ mộng.
Một năm đền diễn ra hai lễ lớn, đầu năm lễ cầu, cuối năm lễ tạ. Vào dịp lễ, nhân dân trong vùng tập trung tại đền, cùng cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống người dân ấm no.
Với những giá trị về mặt gowin99 và lịch sử, đền Pác Tạ đã và đang là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách gần xa.