Không còn gì để tranh cãi nếu xếp Vincent van Gogh là một trong những hoạ sĩ có những tác phẩm đắt giá nhất thế giới. Nhiều bức tranh sơn dầu của ông nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất trên thế giới (theo nhà đấu giá Christie's, New York, Mỹ); Nhưng cuộc đời của ông lúc còn sống rất túng thiếu, chỉ bán có một bức tranh duy nhất.
Hẩm hiu phận người
Vẽ tranh từ năm 27 tuổi, lúc còn sống Van Gogh không được công chúng và giới phê bình hội hoạ ưa chuộng. Họ xem ông là một kẻ điên; cái chết bi thương của ông giờ vẫn còn nhiều nghi vấn (tự tử?). Hình bóng nhà hoạ sĩ tài hoa bạc mệnh ấy phảng phất trong tranh, được công chúng ghi nhận là một thiên tài bị hiểu nhầm. Thật chua xót, ông chỉ nổi tiếng sau khi qua đời; dù lúc sống đã vẽ được hơn 2 nghìn tác phẩm, trong đó 900 bức đã hoàn chỉnh và 1.100 bức phác thảo. Một chuyện oái oăm nói lên sự bất hạnh của người hoạ sĩ là bức tranh ông tặng cho một người ở Saint-Remy-de-Provence (Pháp) đã bị vứt bỏ trong… chuồng gà; Mãi đến năm 2000, cháu gái người này phát hiện, bán được hàng chục triệu đô la. Thậm chí bức "Laboureur dans un champ" được vẽ năm 1889 trong nhà thương điên Saint-Remy-de-Provence cũng được nhà đấu giá Christie bán tại New York (Mỹ) lên tới 81,3 triệu đô la.
Như một dự báo sáng lạn, trong đám tang của ông (29-7-1890), những bức tranh được treo lên khắp bốn bức tường trong căn phòng đặt thi hài ông, xung quanh là vô số hoa hướng dương vàng; Đó là màu sắc mà ông mường tượng sẽ tồn tại mãi mãi trong trái tim con người. Đúng như thế, tranh của Van Gogh đặc biệt là trong 2 thập niên 1980-1990, liên tục phá kỉ lục thế giới về giá bán; Như Portrait du Dr. Gachet 127,9 triệu đô la, Hoa diên vĩ 97,5 triệu đô la, Chân dung tự hoạ 90,1 triệu đô la, Cánh đồng lúa mì và cây trắc bá 81,1 triệu đô la, Hoa hướng dương 71,8 triệu đô la. Portrait de l'artiste sans barbe 1898 71,5 triệu đô la. Portrait du Dr. Gachet 82,5 triệu đô la (theo tư liệu Christie's, New York)…
Vẽ tranh không bán
Đến nay, có truyền thuyết chưa được chứng thực cho rằng họa sĩ Vincent van Gogh chỉ bán được một bức tranh trong suốt cuộc đời ông; là tác phẩm “Vườn nho Red ở Arles” (The Red Vineyard in Arles). Van Gogh đã vẽ bức đó bằng trí nhớ, vào đầu tháng 11 năm 1888, khi cùng sống với hoạ sĩ Paul Gauguin tại Arles. Đây là một bức tranh phong cảnh ấn tượng trong màu đỏ và vàng nâu, trung hoà với màu quần áo xanh của công nhân trong vườn nho; Lúc ấy bầu trời màu vàng tươi, ánh mặt trời phản chiếu rực sáng trên dòng sông bên cạnh vườn nho. Mắt của người xem được vẽ qua cảnh quan bởi những đường chéo mạnh, dẫn đến đường chân trời cao và ánh nắng mặt trời nằm ở khoảng cách xa.
Bức “The Red Vineyard Arles” (tên tiếng Anh là The Vigne Rouge), hiện nay trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin ở Mátxcơva (Nga). Đây đúng là bức tranh duy nhất được bán ra trong cuộc đời trần thế của Van Gogh, nó "chính thức" được ghi nhận và do đó truyền thuyết vẫn tồn tại. Truyền thuyết này càng tô đậm cuộc đời thống khổ của một thiên tài lạc lõng giữa thế gian, chi tiết này nhấn mạnh rằng ông không quan tâm việc bán tranh.
Bức tranh cho đi
Câu chuyện tranh cãi “The Red Vineyard Arles” kể rằng: Năm 1889, Van Gogh được mời tham gia một cuộc trưng bày nhóm tại Brussel (Bỉ), ông gửi sáu bức tranh của mình để trưng bày. Cô Anna Boch, một nghệ sĩ người Bỉ và là nhà sưu tập nghệ thuật đã mua bức tranh với giá 400 đồng Bỉ; Anna mua bởi vì thích bức tranh và muốn thể hiện sự ủng hộ cho Van Gogh. Trong mối quan hệ Anna thân thiết với hoạ sĩ, cô là chị của Belgian Eugène Boch, cũng là một họa sĩ và đã biết Van Gogh ở Arles, Pháp vào năm 1888. Họ trở thành bạn bè và Van Gogh đã vẽ bức chân dung bạn mình, ông đặt tên là “The Poet”. Theo Musée d'Orsay, nơi bức chân dung Belgian Eugène Boch hiện nay trưng bày, “The Poet” đã treo trong phòng Van Gogh ở Arles một thời gian. Phiên bản thứ hai của nó hiện nằm trong Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam (Hà Lan).
Sau này Anna Boch đã bán “The Red Vineyard” vào năm 1906 giá 10.000 franc, cho một doanh nhân dệt may Nga tên Sergei Shchukin; Nó được tặng lại cho Bảo tàng Pushkin vào năm 1948. Truyền thuyết về bức tranh duy nhất mà Van Gogh bán được trong suốt cuộc đời trần thế của ông đã bị học giả chuyên nghiên cứu Van Gogh là Marc Edo Tralbaut phản ứng; Ông này suy luận rằng Theo van Gogh cũng đã bán một bức chân dung của anh mình, một năm trước khi bán “The Red Vineyard”. Nhà nghiên cứu dẫn chứng, năm 1888, Theo đã viết thư cho các thương gia mỹ thuật của London là Sulley và Lori rằng: “Chúng tôi rất vinh dự thông báo rằng chúng tôi đã gửi cho quý ông hai bức đã mua và đã trả tiền hợp lệ - Theo van Gogh”. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra bất thường liên quan đến Theo; Lý do họ đưa ra là Theo không bao giờ nhắc đến việc bán tranh của Vincent van Gogh ở London. Và Sulley và Lori chưa phải là đối tác của Theo vào năm 1888.
Cuộc đời nhà danh hoạ đã được tái hiện qua nhạc phẩm "Starry Starry Night"(1971), đi vào tiểu thuyết “Lust for Life” (1934) và chuyển thể thành phim cùng tên (1956); người vào vai Van Gogh là ngôi sao điện ảnh Kirk Douglas, còn vai Paul Gauguin giao cho Anthony Quinn, với vai diễn này Quinn đã giành giải Oscar. Năm 2017, bộ phim “” (Loving Vincent) được ra mắt công chúng, bộ phim này lập kỷ lục ghi nét đựoc thực hiện hoàn toàn bằng tranh sơn dầu với khoảng 65.000 bức tranh, mất 7 năm. Phim được đề cử giải thưởng Oscar. Trước khi mất, Vincent van Gogh chỉ nói một câu duy nhất “La tristesse durera toujours" (nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi). Câu nói bất hủ ấy đã vận vào cuộc đời ông, còn tác phẩm của ông thì không.
Có một câu chuyện tưởng đùa nhưng là thật. Sinh thời hoạ sĩ vẽ xong hay tặng tranh cho bất cứ ai ông gặp. Bức họa Chân dung bác sĩ Gachet được vẽ khi Van Gogh đang ở trong thời kỳ khó khăn nhất. Ông biết sức chịu đựng của mình đã cùng kiệt chỉ vài tháng nữa thôi. Van Gogh vẽ bức họa này để cảm ơn bác sĩ Gachet, người đã tận tình điều trị cho ông. Nhưng vị bác sĩ vì lịch sự cũng nhận tranh nhưng cả ông và vợ con đều chê tranh xấu. Hình ông bác sĩ trong tranh đã không giống người thật mà mặt mày lại còn nhăn nheo, ốm yếu. Ôi chao sao ông bác sĩ mà cô độc đến thế. Bức tranh được bác sĩ mang về, bỏ úp mặt vào tường, cuối cùng một hôm nào đó, vợ ông đem nó ra che trên nóc chuồng gà. Hơn ... 100 năm sau tất cả tranh của Vang đều được đấu giá hàng chục triệu đô. Riêng bức tranh che chuồng gà là bức Chân dung bác sĩ Gachet được một ông tỷ phú Nhật mua với giá 127,9 triệu đô la. Vincent Đến nay, Vincent van Gogh qua đời được 130 năm, trở thành một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất thế giới. Van Gogh được nhiều người coi là cha đẻ của nghệ thuật hiện đại thế giới.