link tải gowin99 mới nhất

Từ bài thơ “Ngày về” tới ca khúc “Hà Nội ngày về”

Bài thơ “Ngày về” của nhà văn Nguyễn Đình Thi đã đến với tôi từ nhiều năm trước, khi tôi tình cờ đọc được trên một tờ báo.
ho-guom-1633803966.jpg
Hồ Gươm - Ảnh: Việt Long

Vừa đọc xong, tôi thấy một giai điệu vang lên trong tôi phù hợp với đoạn kết bài thơ:

Từ khắp bốn phương trời lửa đạn

Đàn con về sau những tháng năm xa

Cởi súng đạn, gạt mồ hôi trên trán

Ta lại xây Hà Nội của ta

Đoạn nhạc này ở giọng R trưởng và nhịp ¾ thể hiện sự vui sướng nhưng không quá hoan hỉ, có sự khoan thai, bình tĩnh của người từng trải và thể hiện rõ tâm thế của những người lính yêu chuộng hòa bình “cởi súng đạn”, “lại xây Hà Nội”, xây dựng cuộc sống mới!

Tuy nhiên, sau câu nhạc đó, tôi không thể nào phát triển tiếp cho hoàn chỉnh ca khúc được. Và bài thơ của nhà văn Nguyễn Đình Thi cứ đeo đẳng tôi suốt hơn chục năm trời.

Tại sao thế? Cũng chả hiểu tại sao. Bởi sáng tác âm nhạc nó lạ lắm, có lúc dòng nhạc tuôn trào, có khi lại ẩn đi, không thể cứ cố mà khơi ra được. Cũng có thể, đó là thơ của một cây đại thụ, mình phổ nhạc phải cẩn trọng, cung kính!

Gần đây, nhà văn Nguyễn Đình Chính, con trai nhà văn Nguyễn Đình Thi, nói với tôi là chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày tác phẩm bất hủ “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi ra đời. Ngay lập tức, “Ngày về” sống dậy trong tôi, khiến tôi trăn trở. Bài thơ hay quá, nhưng không đơn giản, mà có những chiều sâu cần tìm hiểu thấu đáo, từ đó mới khai thác để phổ nhạc được.

ha-noi-ngay-ve-1633804324.jpg
 

Tôi được Nguyễn Đình Chính cho biết: Nhà văn Nguyễn Đình Thi về Hà Nội trước ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Thảo nào, bài thơ không có không khí hào hùng “trùng trùng quân đi như sóng” như trong ca khúc “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao. Nó có vẻ trầm tĩnh của người lính từng trải, được trở về nơi yêu dấu phải cách xa nhiều năm. Người lính về lại Thủ đô trong một chiều mưa tầm tã, trong tâm trạng vừa vui, vừa buồn:

Nước Hồ Gươm sao xanh dịu quá

Tháp rùa rơi lệ cười trong mưa!

Tại sao lại rơi lệ, tại sao lại cười? Đấy không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên, cảnh vật, mà còn là tâm trạng của nhân vật, người lính hậu chiến. Tâm trạng ấy như thế nào? Mừng lắm chứ, chiến thắng rồi, hòa bình rồi, được cởi súng đạn rồi. Nhưng cũng buồn, cũng đau lắm, bởi đã có bao đồng chí, người thân vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến địa – chân rừng, đầu núi… Bởi vậy, người lính để mặc tình cảm của mình trào dâng: “Ta đứng khóc giữa trời mưa hắt”. Câu thơ này bình dị, chân thật, nhưng có sức lay động lạ kỳ. Bởi nó đã khắc họa rõ nét, sâu sắc tâm trạng của người chiến thắng khi nhớ tới đồng đội đã hy sinh. Nó thấm đẫm tình người! Tôi đã trải qua tâm trạng này cho nên vô cùng thấm thía cái mặn nồng của những giọt nước mắt ấy. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến vệ quốc của ta giành đại thắng. Ngày 1 tháng 5, với tư cách một phóng viên, tôi được dự buổi lễ chào mừng chiến thắng tại Đà Nẵng. Đứng trên khán đài nhìn xuống đoàn quân hùng dũng diễu hành qua, bỗng nhiên tôi nhớ tới những người bạn tôi đã hy sinh, như Lê Viết Vượng, Kiều Thị Nghị, Nguyễn Mỹ, Phạm Thị Đệ… đột nhiên nước mắt tôi tuôn trào! Bây giờ, đọc đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi, càng thấm thía tình đồng chí gắn bó, sướng khổ có nhau, khi vinh quang luôn nhớ người đã khuất.

Đang đắm chìm trong quá khứ như vậy, người lính bỗng giật mình bởi tiếng chuông xe điện “leng keng”. Hai từ tượng thanh này của Nguyễn Đình Thi được đặt vào vị trí đắc địa của bài thơ. Nó giúp cho nhà thơ chuyển nhanh trạng thái của nhân vật, từ quá khứ vừa vui, vừa buồn, trở lại hiện tại – một cuộc sống bình yên của Hà Nội với tiếng chuông xe điện đặc trưng. Để rồi, người lính bừng tỉnh, sống với hiện tại:

Lòng ta bỗng như dòng suối mát

Ta đã về đây, Hà Nội ơi!

Cách so sánh của Nguyễn Đình Thi thật là thần diệu. Lòng người như dòng suối mát! Không dùng các trạng từ có tính chất hào sảng để thể hiện khí thế hào hùng chiến thắng, Nguyễn Đình Thi chỉ cần sử dụng hình ảnh dòng suối mát là đủ và là hợp hơn cả. Nói đến dòng suối, là cách nói rất phù hợp với lối nghĩ của người ở rừng núi, nơi có các con sông, con suối đã gắn liền với cuộc đời những người lính từ rừng núi chiến khu trở về. Và chỉ cần mát thôi là đủ, mát lòng mát dạ, mát mắt nhìn cuộc sống hòa bình yên ấm. Bởi, nỗi khát khao khi chúng ta buộc phải cầm súng để giữ nước, không phải là nỗi khát khao chiến thắng, mà là nỗi khát khao giành được cuộc sống yên bình, nỗi khát khao xây dựng! Từ “dòng suối mát” ấy, đoàn quân từ khắp nơi đổ về Hà Nội, cởi súng đạn, gạt mồ hôi, chuẩn bị bước vào công cuộc tái thiết đất nước.

“Hà Nội ngày về” - Thơ: Nguyễn Đình Thi, Nhạc: Phạm Việt Long, Biểu diễn: Hiền Anh, Thành Chung và tốp nam nữ
 

Cứ như vậy, vừa ngẫm nghĩ về ý nghĩa của bài thơ, tôi vừa dựng nên cấu trúc của ca khúc. Sau hai đoạn mở đầu, tôi sử dụng cách thức xướng âm, không lời hát, để chuyển được không khí âm nhạc từ vui tươi sang trầm lắng. Với cách thức này, tôi đã chuyển được một cách tự nhiên từ giọng Rê trưởng, sang giọng Rê thứ và từ nhịp 3/4 sang nhịp 6/8. Giai điệu có mầu tối đi, tiết tấu chậm lại, thể hiện được tinh thần của đọan thơ với những biểu hiện tâm lý của nhân vật như đã phân tích ở trên.

Cuối cùng, tôi sử dụng thủ pháp tái hiện nguyên vẹn, lấy cả đoạn mở đầu làm đoạn kết thúc. Giọng Rê trưởng và nhịp ¾ được sử dụng trở lại, đem tới không khí vui tươi, lạc quan cho ca khúc.

Thế rồi, bài hát được hoàn thành, được Hiền Anh Sao Mai, Thành Chung cùng các bạn ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thể hiện, làm món quà thành kính dâng lên nhà văn Nguyễn Đình Thi đúng dịp sinh nhật lần thứ 93 của ông: 20 tháng 12 năm 2017!

Bốn năm đã trôi qua, nhưng bài hát “Hà Nội ngày về” vẫn được lan truyền trong cuộc sống…Sở dĩ tôi thêm hai chữ “Hà Nội” để ghi dấu ấn ở ngay đầu bài, hướng công chúng chú ý vào nội dung của “Ngày về”, đó là về “Hà Nội”, Thủ đô thân yêu của chúng ta.

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()