Mười năm trước, Hồng Hạnh còn là cô thiếu nữ xinh đẹp, sinh ra ở một vùng quê nghèo miền Trung nhiều nắng gió. Học xong, theo nguyện vọng của mẹ, Hạnh ngậm ngùi gác lại giấc mơ không đi vào lính mà thi vào trường sư phạm. Ở tuổi mười tám mộng mơ, trời phú cho Hạnh chất giọng xứ Nghệ ấm áp, ngọt ngào làm say đắm lòng người. Ngoài giờ lên lớp, Hạnh thường tụ tập bạn bè để giao lưu hát hò với nhóm đồng hương sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Trong một lần tham dự sinh nhật người bạn gái cùng quê, Hạnh gặp anh chàng sinh viên Khoa văn có mái tóc bồng bềnh, đôi mắt sáng, kiên nghị, với giọng hát quan họ khó lòng mà bỏ qua. Cặp “trai tài, gái sắc” trong buổi giao đó, ngẫu nhiên hai ánh mắt chạm nhau giữa đám đông bạn bè, trong lời ca, điệu múa. Rồi tình yêu ngấm vào máu thịt từ lúc nào Hạnh không biết nữa. Chàng trai Khoa văn Nguyễn Thanh Phúc chỉ hơn Hạnh hai tuổi nhưng đĩnh đạc, ăn nói nhẹ nhàng có duyên. Bên cạnh anh, Hạnh có cảm giác được che chở, Hạnh như chiếc bóng lẻ giữa đời. Từ một người con gái quê nghèo “một nắng, hai sương” bước ra thành phố, khi Phúc đến là cơn gió mát thổi sâu vào tâm hồn Hạnh. Một chiều mưa lầy lội, Phúc và Hạnh rủ nhau lên chùa, khi đi qua vũng nước anh cúi xuống cõng, mặc cho Hạnh đấm vào lưng thình thịch vì sợ bị ngã, đường hẹp, dốc đá trơn và trời tối, trăng khuyết không đủ sáng bước chân anh. Đó cũng là lần đầu tiên Hạnh đi chùa với Phúc, dù rằng trước Đức Phật đã chứng giám cho Phúc và Hạnh mãi mãi bên nhau…
Những ngày nghỉ hè chuẩn bị cho công việc viết Luận văn tốt nghiệp, Hạnh tranh thủ đưa Phúc về quê nhà "ra mắt" gia đình, bà con, anh em, họ hàng. Phúc nói mãi Hạnh mới đồng ý cho anh về nhà. Hạnh sợ bao nhiêu thứ ngăn cách giữa con gái nhà quê và con trai thành phố. Vừa tới đầu làng, Phúc đã kéo Hạnh chạy băng băng qua cánh đồng, xắn quần quá gối, lội xuống ruộng cùng làm cỏ lúa với mẹ. Tay Phúc thoăn thoắt nhổ từng ngọn cỏ, vuốt lại từng khóm lúa bị đổ. Mẹ Hạnh cứ lo công tử nhà giàu nên không hợp sống ở quê, đã vậy nhà lại nghèo, cuộc sống lam lũ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Phúc cười nói vui vẻ, cứ phăm phăm bắt chước mẹ xúc tép, mò cua, bắt ốc… đầy thích thú. Những ngày về quê là bấy nhiêu ngày Phúc làm rất nhiều công việc như tự tay quét vôi tường nhà, đóng lại từng cái chân bàn, chân ghế bị gãy, buộc lại tấm phên che cho đỡ gió lùa. Mẹ Hạnh cứ đứng nhìn Phúc chẳng nói, chẳng rằng. Cuối cùng thì Phúc cũng đã làm hài lòng mẹ, ngôi nhà đã ấm lên bằng hơi thở của đàn ông.
Sau khi tốt nghiệp, Phúc mới có dịp dẫn Hạnh về nhà “ra mắt” mẹ và họ hàng. Vừa bước đến cánh cổng sắt nặng nề và ảo não, Hạnh run bần bật như đứa trẻ lần đầu mới tập đi. Phúc đã siết chặt tay cô, có lẽ Hạnh đã không đủ can đảm đặt chân vào ngôi nhà đó. Mẹ của Phúc đứng như pho tượng gỗ, mặt lạnh lùng nhìn Hạnh. Mẹ nhìn cô rất lâu bằng quãng ký ức xa xăm, mù mịt…
- Trời! Không thể thế được, sao con không cho mẹ biết từ trước…
- Mẹ ơi! Hạnh yêu con và thương mẹ nhiều lắm. Chúng con muốn về từ lâu nhưng cố chờ đến ngày giỗ bố…
Thế nhưng dù có Phúc bên cạnh, thì Hạnh cũng không thể nào vui vẻ được. Mẹ anh không thể dứt bỏ mối hận thù ám ảnh với người con gái đã mềm lòng... Ngày xưa bố đã bỏ mẹ con Phúc, khi anh mới 2 tuổi cùng bạn bè đi vào Tây Nguyên làm ăn và từ đó không về. Phúc đứng đó, dằn vặt, đau đớn nhìn Hạnh đỏ hoe hai hàng mi mắt. Anh ôm chặt Hạnh, nghe từng nhịp tim của đứa con sắp chào đời và thốt lên:
- Chao ôi! Thế là hỏng tất cả rồi…
Và điều đó sẽ ám ảnh suốt cuộc đời của Hạnh. Hai người cố nhắm mắt. Giọt nước mắt muộn màng, mặn chát chảy ngược vào lòng. Phúc gục xuống trong vòng tay của Hạnh, anh như người mất hồn. Mẹ Phúc đặt tay lên trán Hạnh và nói cộc lốc:
- Mọi thứ sẽ qua đi…
Hạnh rời khỏi ngôi nhà, chạy ra giữa màn mưa, trong nỗi tuyệt vọng ám ảnh người mẹ của anh.
Chờ đến ngày ra trường, cầm tấm bằng đạt loại Giỏi trên tay, Hạnh cố nhớ không biết sao mình có thể vượt qua được những ngày tháng gian nan đó. Giờ đây anh Phúc không ở bên cạnh mình nữa. Vì dận mẹ, anh ấy đã nhờ bạn bè đưa sang Hồng Kông tìm kiếm công việc làm ăn. Nơi viễn xứ không biết sống, chết ra sao. Hạnh cắn răng, nghe lời khuyên của bạn bè trở về quê.
Mỗi khi đứa trẻ quẫy đạp trong bụng, Hạnh lại cắn môi quên đi, không dám nâng niu niềm hạnh phúc được làm mẹ. Khi nghĩ đến đứa trẻ là cả một vùng ký ức ùa về. Hạnh muốn chết đi… nhưng không, mình phải sống... tất cả vì đưa bé. Hạnh, ngày càng lầm lũi thêm mỗi khi thấy mẹ thường lặng lẽ vác cuốc ra đồng cô độc một mình. Chị tin rồi đến một ngày nào đó Phúc sẽ tìm lại đứa con. Hạnh đã giữ được niềm tin đó cho đến khi đứa con chào đời. Thời gian ở cữ, mẹ Hạnh hàng ngày trông nom, giặt giũ, cơm nước. Cậu con trai kháu khỉnh, trông giống anh Phúc như tạc. Hạnh cố quên đi và không sao hiểu nổi mẹ của Phúc - người đàn bà độc ác.
Hạnh đã sống những ngày tháng yên bình trong ngôi nhà của mẹ và đứa con yêu dấu của mình. Thấy Hạnh đơn chiếc, nuôi con một mình, vài người đàn ông lớn tuổi thường hay lui tới, gửi gắm tình cảm chân thành. Với ai, Hạnh cũng từ chối. Chị không biết mình còn mong đợi những điều gì nữa. Chỉ đơn giản là chị muốn giữ được sự thăng bằng để sống cho ra sống.
Mười năm sau, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc với chiến thắng vang dội, quân và dân ta đã đánh tan âm mưu xâm lược của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh. Lê Minh, bạn học của Hạnh được chuyển ngành về công tác ở gần nhà. Biết được tin đó, chị bấu chặt vào cánh cửa, nhìn ra phía xa xa. Đôi mắt ngỡ ngàng pha lẫn hạnh phúc - thứ hạnh phúc chỉ có ở những người đã từng chờ đợi nhau hơn mười năm trời mới hiểu... Nhớ lại mười năm về trước, dù cuộc gặp gỡ không phải tình cờ... Bây giờ anh Minh trở về... Anh đã đến với Hạnh như một định mệnh. Hạnh nghĩ: Mình đã chạy trốn khỏi quá khứ không vui sau một lần đổ vỡ, mình đã có con với anh ấy. Hạnh đã đau khổ đắn đo, giằng xé trước việc có nên nhận lời với anh Minh, khi mười năm im bặt tin nhau, anh có đủ sức cùng Hạnh vượt lên định kiến gowin99 và rào cản gia đình, họ hàng, bạn bè... Rốt cuộc Hạnh đã thua trước sự kiên trì thuyết phục của anh. Hạnh nhắm mắt yêu và thề sống cùng với Minh.
Ngày đầu tiên Minh dẫn Hạnh về gia đình “ra mắt”, dù rất khó chịu khi biết hoàn cảnh Hạnh nhưng bố mẹ Minh vẫn sẵn sàng tha thứ lỗi lầm quá khứ và rất quý mến Hạnh. Những lần đi công tác xa, sợ Hạnh buồn đêm nào Minh cũng gọi và mở nhạc hát cho Hạnh nghe dân ca xứ Nghệ, tới khi Hạnh giả vờ ngủ anh mới tắt máy và không quên nói câu:
- Chúc hai mẹ con em ngủ ngon nhé, anh thương em rất nhiều, anh sẽ cố gắng hết sức để bù đắp cho em…
Hạnh đã khóc rất nhiều vì thương, vì vui sướng, cái cảm giác đó sau này và mãi mãi Hạnh sẽ không tìm được bất cứ nơi đâu. Mỗi chuyến đi xa về hai người cùng rong ruổi bên nhau, thằng Tôm như hiểu ý mẹ nó nên thường lầm lũi một mình tung tăng trên bãi cỏ đá bóng. Nhiều đêm gối đầu bên vai Minh, ngồi trên cầu Bến Thủy nhìn ánh trăng trên sông Lam trong xanh, và nghe tiếng sóng vỗ dưới mạn thuyền thật huyền ảo. Từ ngày Minh về sống với mẹ con Hạnh, chưa khi nào Minh làm Hạnh đau lòng, chỉ có Hạnh thỉnh thoảng hay kiếm chuyện hờn giận vu vơ để cho Minh dỗ dành như đứa trẻ lên ba. Dường như mỗi phút giây trong cuộc sống, Minh đều trân trọng tình cảm của Hạnh. Mười năm trời Hạnh xa lánh Minh, không gửi một bức thư, “không để lại một dòng địa chỉ”. Em là người đàn bà thật tàn nhẫn.
Hạnh cố quên đi, nhưng làm sao quên được sự thật phủ phàng. Đối với anh Minh, chị không giữ kín điều gì, Hạnh kể lại: Sau cái đêm liên hoan sinh nhật bạn học cùng quê, em đã mềm lòng và yếu đuối… Mẹ cậu ấy đuổi em đi khi bụng mang dạ chửa. Cậu ấy bỏ nhà ra đi nơi viễn xứ. Giây phút đó, em chạy ra giữa màn mưa như người vô hồn, cái khoảnh khắc im lặng khủng khiếp đó như kéo dài vô tận. Em từ bỏ chốn phồn hoa phố thị về quê. Vừa bước chân vào cửa, em đã gục đầu vào lòng mẹ, rồi bật khóc, khóc đến không thở nổi. Mẹ em cũng khóc.
Mẹ nói:
- Sao con lại thế, chúng mày lừa dối bố mẹ. Giờ cả họ hàng, ai cũng biết rồi...
Tới đó, thì em im lặng, nó dồn nén lại như cái cây bị sợi dây quấn chặt, teo dần, bức bối và ức nghẹn.
Có lần Hạnh gặp đứa bạn của Minh ở Biên giới về, nó bảo anh vẫn vậy, ít nói ít cười, dù mẹ và mấy đứa em giới thiệu bao nhiêu người, nhưng anh cũng lắc đầu. Hạnh đau xót lắm, nhưng biết làm sao được. Nước mắt một người đàn ông cứ lăn xuống gò má, anh đã khóc và ôm em trước mặt mẹ.
Chiều nay, Hạnh đi đón thằng Tôm về, lòng Hạnh khấp khởi mừng thầm. Trong cơn gió mùa Thu, chị đứng im, nhìn cậu bé đang háo hức vui đùa với bọn trẻ trong lớp. Thỉnh thoảng gió từ sông Lam thốc vào lòng nghe mặn chát. Gió như cánh tay trần buốt lạnh mơn man trên những ngọn đồi xanh cỏ. Màu nước lung linh lẫn vào hoàng hôn xanh biếc như đôi mắt Hạnh lúc này.
Lê Minh vội vàng ra cửa, anh đứng đó nhìn miết vào dáng người gầy, dong dỏng cao đi bên cạnh đứa bé. Hạnh lại bắt gặp ánh mắt của anh - là anh của ngày xưa với đôi mắt vời vợi xa xôi nhưng lại rất đỗi gần gủi. Anh bằng thịt, bằng xương đang đứng đó, trong cái lạnh đầu Thu, trong những cơn gió thổi qua nỗi đau xót xa, đưa bàn tay cố đỡ lấy đứa bé. Phải chăng đây chỉ là một giấc mơ? Giấc mơ của một người đã biền biệt hơn 10 năm qua. Đêm ấy, trong gian nhà lửa ấm tình thương, có bóng ba người lặng lẽ ôm nhau thổn thức. Thằng Tôm thỉnh thoảng nói mớ lảm nhảm:
- Mẹ… Mẹ ơi! Đừng bỏ con. Đừng bỏ con...
Mỗi lần như thế, Hạnh gục xuống ôm thằng bé vào lòng. Nó bừng tỉnh, miệng líu ra, líu ríu, hai chân quờ quạng, quấn chặt lấy chị, giọng còn ngái ngủ. Vâng! Cũng phải thôi, con đường hạnh phúc này vắng anh lâu quá rồi. Hạnh khe khẽ nép vào lòng Minh, thì thầm:
- Mẹ có thể chúc mừng hạnh phúc cho chúng con không hở mẹ?
Chắc mẹ không nghe được đâu! Đêm đó, đột nhiên gió thổi giật từng cơn, tiếng gió rít liên hồi đến nỗi chẳng nghe rõ những gì hai người nói với nhau. Chỉ có giọt nước mắt nhẹ hẫng, tan vào gió, bay đi... Đó cũng là cái cơ duyên… tình cờ hai người gặp lại nhau để rồi đi đến bờ, lòng nhẹ tênh như con thuyền vừa đi qua giông bão ./.