Trong chiến dịch này, ngày 25-2-1971, tại Đồi 31, dưới sự chỉ huy của ông, đơn vị đã bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 của quân đội Sài Gòn. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ông đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân.
Sau này, ông được Bộ Quốc phòng điều động từ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3 về giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu. Hồi đó, tôi đang giữ chức Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị. Do mối quan hệ công tác giữa Cục Chính sách với Cục Quân lực, tôi mới có nhiều dịp làm việc với ông. Tiếp đó, khi ông làm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 rồi nghỉ hưu theo chế độ, thì tôi được điều về trường. Theo mối quan hệ tân - cựu giữa cán bộ chủ trì của Trường Sĩ quan Lục quân 1 qua các thời kỳ, chúng tôi còn tiếp xúc gặp gỡ nhiều trong các lần về trường gặp mặt hoặc dự lễ kỷ niệm. Mỗi lần như vậy, mọi người đều dành cho ông sự kính trọng và quý mến. Các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 luôn luôn trân trọng hiệu trưởng Khuất Duy Tiến.
Những năm công tác tại đây, ông đã có rất nhiều công lao trong quá trình xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện. Bằng lý luận và thực tiễn chỉ huy chiến đấu của mình, vị tướng dày dặn trận mạc Khuất Duy Tiến đã truyền thụ kinh nghiệm quý báu cho giáo viên, học viên trong sự nghiệp dạy và học. Chính những câu chuyện, trận đánh mà ông trực tiếp làm công tác chỉ huy tham mưu và tham gia chiến đấu, là những minh chứng sinh động, hào hùng để anh học tập, noi theo
Tôi nhớ có lần, vào cuối năm 2000, ông mời tôi về thăm nhà ở quê hương Đại Đồng. Vùng đất này có một đặc điểm ẩm thực là: Trong các bữa ăn thịnh soạn, ngoài những món ăn ngon quen thuộc như nhiều miền quê khác, thì bao giờ trên mâm cũng phải có món củ chuối non nấu xáo với xương lợn. Món ăn rất ngon, bình dị đượm vị quê hương ấy ông luôn yêu thích và nói với chúng tôi: “Sơn hào hải vị cũng chẳng thể sánh bằng”. Ông bình dị như thế đó!
Tôi khâm phục gia đình ông - một gia đình nền nếp, gia giáo, có truyền thống gowin99 . Ông cùng vợ là bà Vũ Thị Hồng Vân sinh thành, dưỡng dục lên 4 người con thành đạt: Con trai cả là Trung tướng, Tiến sĩ Khuất Việt Dũng, nguyên Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng), hiện là Phó chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; con gái thứ hai là Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển gowin99 ; con gái thứ ba là Thạc sĩ, Bác sĩ Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm phát triển gowin99 ; con trai út là Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Vận tải, Bộ Giao thông vận tải, đồng thời là Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia…
Qua nhiều năm, từ những lần gặp đầu tiên (khoảng năm 1992) cho đến tận bây giờ, cảm nhận xuyên suốt của tôi về ông Khuất Duy Tiến là một cán bộ có năng lực giỏi, đã từng trải qua nhiều cương vị, có bề dày thành tích, vốn sống, kinh nghiệm phong phú, phong cách điềm đạm vui vẻ, dễ gần, chân thành, cương trực. Thêm nữa, điều tôi kính quý và học hỏi ông còn ở chỗ ông giàu vốn Nho học. Ông thuộc rất nhiều câu danh ngôn Hán- Việt, có tính triết lý nhân sinh sâu sắc. Về lĩnh vực này, ông cũng là “thầy tôi”. Với tôi, do không được học nên không biết chữ nho.
Nhưng vì thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, nên tôi cũng có biết được nghĩa của nhiều từ Hán- Việt. Nhờ thế, tôi liều viết ra vài ba câu đối, vài ba bài thơ Đường bằng âm Hán, để tự vịnh hoặc đề tặng người khác. Viết tiếng Việt xong, tôi nhờ người biết chữ Nho viết ra giấy. Bằng cách đó, tôi làm câu đối, làm thơ tặng một số người mà tôi thân quý - nhất là nhân dịp mừng sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới... Tôi thường đem cái mình viết ra để hỏi các bậc cha chú thành thạo chữ Nho, trong đó có tướng Khuất Duy Tiến. Đọc xong họ nói rằng, câu đối, bài thơ như vậy là đúng nghĩa và đúng niêm luật chặt chẽ của Đường thi. Thật ra, tôi thuộc loại điếc không sợ súng!
Nhiều năm trước, khi biết tin Khuất Việt Dũng - con trai cả của ông được thăng quân hàm cấp trung tướng, tôi kính tặng gia đình ông đôi câu đối bằng chữ Nho: “Phụ tử tướng quân thiên hạ thiểu/ Công danh khanh tước quốc triều đa”. (Nghĩa là: Cha con cùng làm tướng trong thiên hạ là ít. Các chức tước khác của quốc gia thì nhiều). Ngày 20-8-2016, nhân có việc tôi đến thăm nhà, ông Khuất Duy Tiến thân tình chỉ cho câu đối đó được viết bằng chữ Nho treo lên tường.
Kèm theo dòng ghi phía bên phải (cũng bằng chữ Nho): Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu đề hạ. Năm 2020, nhân dịp ông mừng thọ 90 tuổi, tôi đã làm đôi câu đối kính tặng ông: “Bách niên trường thọ kim tại hữu/ Cửu thập phong thần cổ sở hy”. (Nghĩa là: Người thọ 100 tuổi hiện nay vẫn có/ Chín mươi tuổi mà còn minh mẫn, thông tuệ thì xưa nay hiếm). Người xưa nay hiếm ấy, đến giờ vẫn bình lặng sống tại căn nhà tập thể do Bộ Quốc phòng cấp ở gần phố nhà binh và sẵn sàng trên những hành trình cùng đồng đội về chiến trường xưa, trao truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.
Trái tim người lính/ Theo Trung tướng NGUYỄN MẠNH ĐẨU