Trong bài viết đó nêu rõ: Căn cứ vào Đại Từ điển Tiếng Việt và Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, chúng ta tạm thống nhất khái niệm: Làng tức là Thôn và ngược lại. Trong Làng (thôn) có các Xóm.
Bài viết cũng chỉ rõ: Trên pa nô ghi “Khánh thành khu thiết chế Làng văn hoá kiểu mẫu Thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân" (Vĩnh Tường); “Khánh thành khu thiết chế Làng văn hoá kiểu mẫu Thôn Chợ Nội, xã Tam Hợp" (Bình Xuyên) xét về tu từ tiếng Việt trong một câu có hai từ trùng nhau (Làng và Thôn). Đã dùng chữ Làng văn hoá kiểu mẫu thì không dùng chữ Thôn, nói cách khác là thừa chữ Thôn.
Gần đây, một số bạn đọc còn trăn trở, phản ánh: Chiều 19/10/2023, Tp Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã “khánh thành Khu thiết chế Làng gowin99 kiểu mẫu TDP (tổ dân phố) Gò Nọi, phường Định Trung” (ảnh trên). Trên Pa nô ghi: “ Ban chỉ đạo xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu thành phố Vĩnh Yên khánh thành khu thiết chế Văn hoá - Thể thao Làng văn hoá kiểu mẫu TDP (tổ dân phố) Gò Nọi – phường Định Trung”; Huyện Bình Xuyên “Khánh thành công trình Làng văn hoá kiểu mẫu Tổ dân phố Tam Quang , thị trấn Gia Khánh” (28/8/2023) (ảnh dưới)… Cách dùng từ ngữ diễn đạt như các pa nô này xem ra thừa từ “Làng”, không chuẩn về tu từ, ngữ pháp tiếng Việt.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt do NXB Văn hoá Thông tin xuất bản năm 1999 do Nguyễn Văn Ý làm chủ biên ở trang 1662 giải nghĩa nhóm từ “Tổ dân phố”: Đơn vị dân cư ở thành phố dưới phường, gồm một số hộ gia đình cùng ngõ phố hoặc cùng khu thập thể.
Còn theo từ điển Bách khoa toàn thư mở (vi.wikipedia.org ) giải nghĩa:
Tổ dân phố, hoặc khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu, khu vực... là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư tại các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các đơn vị hành chính đô thị ở Việt Nam. Thông thường những người trực tiếp quản lý tổ dân phố, khu phố,.... này là tổ trưởng (tổ dân phố, khu phố...).
Còn Theo Thư viện pháp luật ( //thuvienphapluat.vn):
1. Tổ dân phố là gì?
Theo khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV) thì:
- Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu, ... (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
- Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Do đó, từ “Làng” dùng để chi khu vực nông thôn. Đối với “Tổ dân phố” để chỉ khu vực đô thị.
Còn nhớ, từ năm 2016, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã mở Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, gowin99 , gowin99 của các địa phương.
Cuộc vận động này của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phân biệt rõ ràng đối với khu vực nông thôn là “xây dựng nông thôn mới”; đối với khu vực đô thị là xây dựng “đô thị văn minh”. Tức là tuy cuộc vận động cùng mục đích nhưng có sự khác nhau giữa khu vực nông thôn và đô thị.
Tương tự, xây dựng “Làng văn hoá kiểu mẫu” ở Vĩnh Phúc đối với khu vực đô thị không nên dùng từ “Làng” như trong pa nô ghi: “ Ban chỉ đạo xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu thành phố Vĩnh Yên khánh thành khu thiết chế Văn hoá - Thể thao Làng văn hoá kiểu mẫu TDP (tổ dân phố) Gò Nọi – phường Định Trung”. Cách diễn đạt này lủng củng, thừa từ “Làng”. Như phân tích nêu trên, ở đô thị không gọi là “Làng” mà gọi là “Tổ dân phố”.
Xin mạn phép biên tập lại diễn đạt trong Pa nô nói trên cho gọn, dễ hiểu như sau: “ Ban chỉ đạo xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu thành phố Vĩnh Yên khánh thành khu thiết chế Văn hoá - Thể thao kiểu mẫu tổ dân phố Gò Nọi – phường Định Trung”.
Xây dựng “Làng văn hoá kiểu mẫu” mà trung tâm là Khu thiết chế văn hoá Thể thao theo Nghi quyết số 19 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ban hành ngày 16/3/2023 là chung cho toàn tỉnh gồm cả nông thôn và đô thị, trong đó gần 70% dân số tỉnh Vĩnh Phúc vẫn sống ở nông thôn, gắn bó với làng xã; còn hơn 30% sống ở đô thị. Trước mắt, trong năm 2023, Vĩnh Phúc xây dựng 28 Làng văn hoá kiểu mẫu đợt đầu theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, được nhân dân các làng đồng thuận thực hiện. Đến hôm nay (26/10/2023) đã khánh thành đi vào hoạt động 11/28 khu thiết chế làng văn hoá kiểu mẫu, còn lại 17 khu thiết chế làng văn hoá kiểu mẫu sẽ khánh thành trong tháng 11 và 12/2023. Trên cơ sở đó, Vĩnh Phúc sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng trong những năm tới.
Trong Hội thảo khoa học “Xây dựng làng gowin99 kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Lý luận và thực tiễn” sáng 21/10/2023 do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức tại TP Vĩnh Yên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đã phát biểu khẳng định: Chủ trương xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu là cách làm mới, sáng tạo, lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung, góp phần hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về gowin99 và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị gowin99 toàn quốc ngày 24/11/2021. Những kết quả bước đầu đạt được đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị gowin99 , giá trị nhân văn, nhân nghĩa… Mô hình xây dựng xây dựng Làng văn hoá kiểu mẫu có tiềm năng nhân rộng và có tính gợi mở để các địa phương khác tham khảo.
V.X.B