link tải gowin99 mới nhất
Đàn ông thì đánh cái quần chân què, đũng rộng, chân ngắn, cái áo bà ba là ổn. Đàn bà quanh năm suốt tháng mùa hè chỉ cái quần thâm với cái yếm che trước, hở sau. Mùa đông thì cái váy đụp với cái áo tơi lá cốt cho khỏi lạnh là đủ. Đa phần cũng chỉ vải diềm bâu nhuộm nâu sòng vừa bền, vừa...đỡ bẩn. Những nhà khá giả trong làng hay tầng lớp có chữ, thảng khi có công việc như đi ăn cỗ hoặc vào hội làng thì có thêm cái áo the thâm, cái quần chúc bâu màu ... cháo lòng.
Thời bao cấp thì thảm lắm. Mỗi người dân quê hai năm mới có được tấm phiếu vải 4 m, mà cũng chả có vải mà mua nên cái sự mặc càng được tối giản. Nhẽ đóng khố được thì cả làng đều làm vậy.
Mở cửa tạo ra cơn gió mạnh thổi thốc qua cánh cổng làng, khiến cho lũy tre kín bưng bao năm ngả nghiêng, toang hoang. Cùng với bia Vạn lực, comple, cà vạt Tàu,... đưa đến cho người nhà quê những chân trời mới. Muốn nói gì thì cũng phải khen người Hoa có sự nhanh nhạy trong bán những vật dụng thông thường một cách tuyệt vời. Nhiều chuyến xe hối hả chạy lên biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh,.... lúc về đầy ắp hàng hoá. Từ đứa trẻ lên ba đến cụ già gần đất, xa trời đều thích thú với những trang phục mới mẻ, lạ mắt, hầu như chỉ có trong mơ của họ.
Khốn nỗi, quần áo thì có thể mua được, nhưng suy nghĩ lại phải cần có sự thay đổi trong đầu. Cái này đâu phải mua được ngay! Mà người nhà quê thì cái sự này chả dễ dàng gì.
Tôi nhớ những năm 1990s, tết đến ra đường bỗng thấy một vị phó tiến sĩ, nghe nói đi học tây về (sau này nghe nói dắt một con bò qua đông Âu vài năm là có một phó tiến sĩ!) mặc một bộ comple, đeo một cái cà vạt đỏ chói trên đường, dáng vô cùng tự mãn, oai vệ. Chỉ có điều, trời thì rét, trong comple phải có thêm chiếc áo len mới đủ ấm, nhưng có lẽ vì muốn khoe cái cà cạt đỏ (của hiếm khi đó à nha!) nên vị phó tiến sĩ kia đành vắt cái cà vạt ra bên ngoài cái áo len nên trông cứ như cái.. xích của con Míc!!!!
Ôi, mới chỉ có khoảng 30 năm mà như chuyện của.. ngày xửa, ngày xưa!!!!
Chuyện Làng Quê