Trên báo chí cũng như người ta thường nói về bổn phận của các thanh đồng là phải “Hoằng dương Đạo Mẫu”. Nhưng hoằng dương bằng cách nào? Ai làm? Làm như nào thì chưa thấy ai nói cụ thể. Nhiều nghệ nhân thanh đồng chỉ nghĩ rằng “bắc ghế hầu Mẫu, hầu Thánh là hoằng dương đạo Mẫu rồi !”. Nghĩ vậy là chưa đúng, chưa đủ.
Hầu đồng (hầu bóng) là nghi thức của tín ngưỡng thờ mẫu Tam Tứ phủ, thì đương nhiên con nhang đệ tử, ghế nhà ngài phải giữ lễ nghi. Đó chỉ là một mặt trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào mảng lí luận, mà chỉ nêu trường hợp cụ thể để mọi người tham khảo:
Chuẩn bị cho rằm tháng 7 Vu Lan báo hiếu, Thanh đồng Trần Thị Liễu (tức nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh – Hà Nội) chủ nhiệm CLB diễn xướng chầu văn Thiên Phú thuộc TW hội khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài VN đã về quê với tư cách cá nhân, bàn bạc với lãnh đạo thôn Công Luận, xã Gia Tường, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (là nơi chị sinh ra và lớn lên). Cán bộ thôn Công Luận từ bí thư chi bộ, trưởng thôn đến các ban ngành đoàn thể đều phấn khởi ủng hộ ý tưởng của chị. Thế là “Đại lễ Vu Lan báo hiếu 2022 – “Tri ân các Anh Hùng Liệt Sỹ ( AHLS) Các Vị Cán Bộ Lão Thành Thôn Công Luận” được tiến hành thực hiện.
Năm 2013, lần đầu tiên đại lễ tri ân các AHLS Việt Nam được tổ chức long trọng tại đền phủ thờ Thánh Mẫu ở Vụ Bản, Nam Định, do chị để xuất và tổ chức thực hiện đã thành công như mong đợi. Ghi được dấu ấn trong lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Và lần này, có lẽ cũng là lần đầu tiên ở cấp thôn (xóm) tổ chức thành công Đại lễ Vu Lan báo hiếu, gắn với việc tri ân các AHLS và các vị cán bộ lão thành của thôn.
Theo nghi thức của Đạo Mẫu, việc báo hiếu ông bà, cha mẹ và anh linh tiên tổ là việc đứng đầu của Đạo “ Hiếu, Trung, Tín, Nghĩa”. Bởi vậy, đại lễ của thôn đã mang lại sự linh thiêng, đầm ấm đến kì lạ. Hơn 200 hộ dân trong thôn đều đến tham dự và vô cùng hoan hỉ khi chính gia tiên của họ được tôn vinh và được lễ chung với các dòng họ. Bắt đầu từ việc tuyên kinh Phật Thánh, tuyên sớ sách của các thầy pháp một cách nghiêm cẩn, bài bản. Từ phát biểu khai mạc buổi lễ của bí thư chi bộ Quách Văn Hùng đến phát biểu của thanh đồng, nhà ngoại cảm – một người con xa quê mà xóm thôn luôn canh cánh trong lòng. Rồi bao ý kiến cảm động của các ban nghành và bà con trong thôn… Tất cả toát lên một điều: Lòng dân rất tin vào đạo lí của Thánh Mẫu. Họ đều mong muốn đạo lý uống nước nhớ nguồn, báo hiếu tiên tổ và tri ân những người có công với dân, với nước , với quê hương sẽ được truyền tụng sâu rộng muôn đời cho con cháu. Đặc biệt là tình yêu thương, đoàn kết xóm làng được đánh thức sau buổi lễ… Đó chính là nét gowin99 đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của người Việt, đã được tổ chức UNESCO vinh danh là di sản gowin99 phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2016) mà Đảng, Chính Phủ đang giao cho bộ Văn Hóa, Ban tôn giáo Chính Phủ tổ chức bảo tồn, phát huy giá trị gowin99 của Di sản.
Thực ra trong buổi lễ, vấn đề không chỉ là tôn vinh Đạo Hiếu, hay trao quà cho các gia đình thương binh liệt sỹ, các vị cán bộ lão thành, hay việc nâng cốc chúc tụng trong bữa cơm nghĩa tình của người con xa quê với toàn thể bà con trong thôn. Cái hiệu quả đạt được là tình nghĩa xóm làng được củng cố, phát triển. Niềm vui được nhân rộng và ý thức của người dân được nâng cao. Cứ xem hình ảnh của nhân dân đứng hai bên đường đón rước thanh đồng vào hầu Thánh mới hiểu lòng dân tôn kính đạo Mẫu đến nhường nào. Chúng tôi vụng nghĩ, sẽ có rất nhiều người, nhất là các Thanh đồng, còn có điều kiện hơn, nhưng sao chưa thấy nhiều dấu ấn được ghi trong hoạt động Di Sản? Phải chăng, chúng ta đang mong mỏi, cần một tổ chức chính thống để quản lí và hướng dẫn cả hệ thống thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cho ngày một hiệu quả và thiết thực hơn. Dù sao những Thanh đồng cứ thầm lặng hoạt động như chị Liễu (Ngọc Ánh) luôn luôn xứng đáng với danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” - một trong những người con của Thánh Mẫu bất tử.
Hà Nội rằm tháng bẩy 2022 -HH