Việc đầu tư lần này nằm trong giai đoạn 1 của Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể Thái miếu. Giai đoạn này sẽ kéo dài 4 năm, tập trung vào các hạng mục như tu bổ, phục hồi Thái Miếu, Thái Miếu môn, hệ thống sân, đường đi, cây xanh, thảm cỏ và hạ tầng kỹ thuật.
Theo ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án tu bổ, phục hồi Thái miếu dựa trên nguyên tắc giữ gìn nguyên bản, nguyên vẹn di tích. Những dấu tích kiến trúc, cảnh quan từ thời vua Gia Long sẽ được giữ nguyên và những bổ sung, thay đổi về mặt trang trí, màu sắc, vật liệu dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái…; loại bỏ các thành phần sai lệch trong các lần sửa chữa cơi nới, ưu tiên dùng các loại vật liệu và quy trình truyền thống tránh làm sai lệch và ảnh hưởng đến công trình.
Trước đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu gowin99 , các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn, về việc tu bổ, phục hồi di tích này, trong đó có việc tiến hành khai quật khảo cổ học tổng thể di tích.
Thái Miếu (tức Thái Tổ Miếu) là miếu thờ vào bậc quan trọng nhất của một triều đại phong kiến thờ các vị chúa Nguyễn, được xây dựng từ thời Gia Long (năm 1804) ở bên trái trong hoàng thành. Tổng thể di tích Thái Miếu là một tổ hợp kiến trúc khá lớn với trên 10 hạng mục công trình, được bố trí theo đúng nguyên tắc chung của kiến trúc triều Nguyễn. Đến năm 1947, khu vực Thái Miếu gần như bị thiêu hủy hoàn toàn trong chiến tranh. Từ năm 1975 đến 2016, Thái Miếu đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo trong nội thất cũng như cảnh quan bên ngoài, tổ chức các hoạt động tế tự, lễ hội,… tham quan có hiệu quả./.