Thomas Mann sinh năm 1875 tại Lübeckvà mất năm 1955 tại Zürich (Thụy Sĩ). Sự nghiệp văn học lẫy lừng của ông mang dấu ấn dân chủ, chống phát xít, mang những nét tư tưởng đặc trưng của dân tộc Đức.
Trong cuốn “Truyện ngắn đặc sắc các tác giả đoạt giải thưởng Nobel Văn học” do nhà xuất bản Văn học ấn hành, có truyện ngắn “Ngài Friedemann bé nhỏ” của Thomas Mann khá ám ảnh. Câu chuyện kể về nhân vật Johanes Friedemann khi nhỏ bị rơi từ bàn quấn tã xuống, khi mới sinh được khoảng một tháng, lỗi do chị vú em bất cẩn.
Sau cú rơi nghiêm trọng đó, cậu bé Friedemann đã mang thương tật suốt đời, mà Thomas Mann miêu tả cậu có “bộ ngực nhô cao và nhọn hoắt, tấm lưng khuỳnh khuỳnh, hai tay khẳng khiu dài quá cỡ và nhanh nhẹn hăng hái tách hạt dẻ, nom thật hết sức kỳ dị”.
Cậu bé thích những quyển sách có những hình vẽ đẹp, và có chút dấu hiệu của tự kỷ. Lớn lên một chút, cậu Friedemann cũng biết rung động như các bạn cùng trang lứa. Cậu cũng biết ghen tuông, khi cậu thấy cô gái mà cậu thích ngồi cạnh một chàng thanh niên tóc đỏ cao lên nghêu.
Thomas Mann mô tả về thái độ ấy: “Được, ta sẽ chẳng bao giờ thèm để tâm đến tất cả những cái đó nữa. Chuyện ấy mang lại cho người khác hạnh phúc và niềm vui, còn ta, ta chỉ chuốc lấy dằn vặt và khổ đau. Ta không muốn liên quan đến cái trò ấy nữa. Đối với ta, thế là xong. Chẳng bao giờ nữa”.
Cậu rất yêu âm nhạc và dành nhiều thời gian cho nó, cậu chơi khá về Violon. Khi trưởng thành hẳn, Mann gọi cậu là ngài. Với thân hình dị dạng của mình, nhưng trong sâu thẳm của Friedemann vẫn mang những rung cảm mạnh mẽ trước sức hút của phái đẹp. Ngài đã mê mẩn trước nhan sắc của một phu nhân. Ngài bị ám ảnh khủng khiếp bởi nhan sắc tuyệt diệu ấy. Bao nhiêu cung bậc cảm xúc diễn biến trong trái tim của ngài. Sau bao dằn vặt, đấu tranh tư tưởng, suy nghĩ vụn vặt khi cảm giác như bị phu nhân hắt hủi, ngài đã nhảy xuống nước tự tử. Cái kết câu chuyện đóng lại ở đó, Thomas Mann đã khiến người đọc ám ảnh bởi những suy nghĩ, tâm tư, thổn thức yêu đương nơi cõi lòng của một người tàn tật. Một cái kết đầy nỗi buồn.
“Ngài Friedemann bé nhỏ” là truyện ngắn được coi là đầu tay của Thomas Mann, khi ông mới 23 tuổi. Năm 1901, Mann xuất bản tiểu thuyết đầu tiên Buddenbrooks - Verfall einer Familie (Gia đình Buddenbrook) - kể về sự suy sụp của một gia đình ba đời buôn bán ở Lübeck trong bối cảnh cạnh tranh của chủ nghĩa đế quốc. Bộ tiểu thuyết đặc sắc này đã mang lại cho ông giải Nobel năm 1929.
Mann tập trung miêu tả quá trình suy sụp của giai cấp tư sản với một ngòi bút hiện thực, mỉa mai, chú trọng phân tích tâm lý, đi sâu vào các khía cạnh bệnh hoạn, cái phù du và cái chết. Những áng văn của ông thể hiện hiểu biết uyên bác của ông trên nhiều lĩnh vực: triết học, tôn giáo, lịch sử, gowin99 , nghệ thuật, y học, gowin99 học, phân tâm học…
Năm 1905, Thomas Mann cưới vợ, sinh 6 người con (trong đó có ba người sau này cũng trở thành nhà văn). Cuộc hôn nhân không phải là cách giải quyết cho ông về vấn đề đồng tính luyến ái. Đó cũng là một đề tài mà Mann say mê thể hiện trong sáng tác của mình, tiêu biểu là Der Tod in Venedig (Chết ở Venice, 1913) - một trong những truyện dài xuất sắc nhất của văn chương thế giới.
Sau Thế chiến thứ nhất, ông hoàn thành một trong những đỉnh cao sáng tác của mình là Der Zauberberg (Núi thần).
Một số tác phẩm của Thomas Mann:
Der kleine Herr Friedemann (Ngài Friedemann bé nhỏ, 1898), tập truyện
Buddenbrooks - Verfall einer Familie (Gia đình Buddenbrook, 1901), tiểu thuyết
Tristan (1903), tập truyện
Tonio Kröger (1903), truyện
Fiorenza (1905), kịch 1 hồi
Der Tod in Venedig (Chết ở Venice, 1913), truyện ngắn
Betrachtungen eines Unpolitischen (Những suy ngẫm ngoài chính trị, 1918), tập kí
Von deutscher Republik (Nền dân chủ Đức, 1922), tiểu luận
Goethe und Tolstoi (Goethe và Tolstoi, 1923), tiểu luận
Der Zauberberg (Núi Thần, 1924), tiểu thuyết
Mario und der Zauberer (Mario và người phù thủy, 1929), truyện
Joseph und seine Brüder (Joseph và những người anh em), bộ tiểu thuyết, 4 tập
Die Geschichten Jaakobs (Những câu chuyện của Jaakobs, 1933)
Der junge Joseph (Joseph trẻ tuổi, 1934)
Joseph in Ägypten (Joseph ở Ai Cập, 1936)
Joseph, der Ernährer (Joseph, người nuôi sống, 1943),
Lotte in Weimar (Lotte ở Weimar, 1939), tiểu thuyết
Doktor Faustus (Bác sĩ Faustus, 1947), tiểu thuyết
…