Nhà thơ Trần Ngọc Phượng (thứ hai bìa phải) và đồng đội Cựu chiến binh
Tuổi thơ của thương binh, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng đã trải qua bao thăng trầm của đời sống gowin99 và biến cố của lịch sử đất nước. Sinh ra trên đất Sài Gòn, trong bối cảnh đất nước đang hừng hực khí thế Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Mấy năm sau, chú bé 4 tuổi Trần Ngọc Phượng được trở về quê cha đất Tổ và lớn lên trên vùng đất giàu phù sa của châu thổ sông Hồng. Năm 1962, cậu học sinh của Trường cấp III Lê Hồng Phong của thành phố Nam Định xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ. Năm 1965, anh vào chiến trường Nam bộ trên cương vị Đài trưởng Vô tuyến điện. Sau năm 1975, anh chuyển ngành về công tác tại TP Hồ Chí Minh cho đến ngày nghỉ hưu…
Có lẽ sau khi nghỉ hưu, Trần Ngọc Phượng mới có điều kiện đọc lại những ghi chép “Nhật ký chiến trường” của mình, rồi trau chuốt nhuận sắc thêm để lần lượt công bố những vần thơ gan ruột. Từ năm 2012 đến nay, anh đã lần lượt ra mắt 5 tác phẩm do NXB Hội Nhà Văn ấn hành, gồm 1 tập truyện ký và 4 tập thơ: Vầng trăng ký ức (2012); Nắng và Gió (2015); Hồn tóc (2018); Sóng đời (2023). Tất cả hợp lại như một cuốn “nhật ký thơ” nhiều tập, giãi bày nỗi niềm tâm sự, tình cảm đối với quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, đồng chí, đồng đội… và thái độ của anh đối với cái ác, cái xấu, những nhiễu nhương tiêu cực trong gowin99 .
Xuất hiện muộn, nhưng thực ra Trần Ngọc Phượng đến với thơ khá sớm. Thơ anh dồn nén, tích tụ từ thời trai trẻ. Rất nhiều bài thơ được công bố trong các tập thơ trên đây là rút từ những trang ghi chép của anh giữa chiến trường. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những cảm xúc ấy hôm nay vẫn tinh khôi nóng hổi. Thơ của anh dễ đọc, dễ hiểu, dễ đồng cảm, giàu nhân văn… Trong tập “Nắng và Gió”, chỉ một khổ thơ 4 câu trong bài “Về Chí Linh”, Trần Ngọc Phượng đã giới thiệu đến người đọc khá đầy đủ thông tin về mình: Cha quê Phả Lại, mẹ Đồng Đắc/ Sinh con ra trên đất Sài Gòn/ Con lớn lên trên Thành Nam đất Bắc/ Nhớ gốc mình vùng đất Chí Linh. Như bao làng quê Việt Nam khác, làng quê anh cũng có cây đa, giếng nước, mái đình…, có “Con sông tuổi thơ” Chảy suốt đời tôi/ Niềm thương, nỗi nhớ… Đó là nơi Cha tôi cất vó/ Dầm mưa ngoài đồng…; là nơi Mới mười lăm tuổi/ Chị tôi đi làm… Tôi bơi ra sông/ Nô đùa, vớt củi… Ở đó Nhà tôi ở phía đầu làng/ Nhìn qua khóm trúc, nhìn sang cánh đồng… Đặc biệt, thành phố Nam Định yêu thương đã hằn sâu trong tâm trí nhà thơ: Thành phố như bàn tay/ Ta ấp vào lồng ngực/ Đường phố như chỉ tay/ Dọc ngang trong ký ức”…
Thơ Trần Ngọc Phượng trước hết là những hoài niệm và liên tưởng về chiến tranh với những trải nghiệm của người trong cuộc. Những năm tháng gian khổ, hi sinh luôn là nỗi ám ảnh trong thơ của anh. Đó là những ký ức khi anh cùng đồng đội vượt qua mưa bom, bão đạn, trên những cung đường “Dốc Năm cua” dựng đứng, với những hiểm nguy rình rập: Đất quê ta đèo, dốc chon von/ Đường phía trước bom cày, đạn xới/ Cánh hậu cần xòe ra rộng mãi/ Từ con đường vận chuyển dốc Năm cua... Ngày đó, dù gian khó, ác liệt của chiến trường luôn thường trực với người chiến sĩ, nhưng tinh thần lạc quan vẫn vượt lên: Chúng mình dễ gì chết!/ Nếu chết rồi, thì dễ gì mất xác/ Mất xác rồi, còn nấm mộ vô danh… Có chăng nỗi đau buồn là nghĩ về Mẹ, nếu mai này mẹ đón con về chỉ là một tờ giấy báo tử và vài thứ kỷ vật đơn sơ của người chiến sĩ: Cái ba lô bạc màu/ Lỗ chỗ vài vết đạn/ Có một chiếc khăn tay/ Bạn gái nào thêu tặng/ Có quyển sổ tay/ Con tặng Mẹ bài thơ… Và mỗi khi Tháng Tư về, nhìn hoa tím bằng lăng nở, người lính chiến trường xưa, trong niềm vui của Ngày toàn thắng 30-4, lại dành những giây phút ngậm ngùi để nghĩ về những đồng đội đã hy sinh: Ngày Thống nhất vỡ òa trong hạnh phúc/ Khắp phố phường đỏ rực cờ hoa/ Người ôm người, khóc cười trong nước mắt/ Nén trong lòng những vết cắt thương đau…
Chiến tranh, bom đạn, gian khổ, hi sinh… nhưng người lính cùng với tinh thần lạc quan, quả cảm là tình yêu chất chứa nồng nàn: Chiến tranh mỗi đứa một nơi/ Lệnh trên xuống gấp, không lời chia tay/ Mình đi cuối đất, chân mây/ Bạn ra phía trước cũng đầy đạn bom… Đây là những vẫn thơ tràn đây tinh thần lạc quan và niềm tin chiến thắng của Trần Ngọc Phượng trong mùa Xuân Mậu Thân 1968: Anh đi giữa phút sang Xuân/ Bốn bề giục dã pháo gần, pháo xa…Trận này rung chuyển núi sông/ Hờn căm nổi sóng Cửu Long, Hồng Hà… Và đây là những rung động hết sức tinh tế của một mối tình thầm kín trong chiến tranh:
Đón anh, em chẳng có gì
Mời anh xơi tạm khoai mì thay cơm
Muối kho trộn với sả thơm
Rau lang mấy ngọn, canh suông một nồi
Chỗ em chỉ có vậy thôi
Ớt cay xé ruột để rồi nhớ nhau…
Và: Núi cao mây phủ, sương mờ/ Người đi năm tháng, người chờ tháng năm/ Xa xăm biết mấy xa xăm/ Nhớ thương chỉ một tấm lòng nhớ thương… Đó là những tình yêu dành cho quê hương, đất nước, nhân dân, đồng đội và… yêu em, người con gái giữa chiến trường ác liệt: Tóc em xỏa, áo bà ba thon thả/ Khói đồng bay trong nắng hòang hôn/…Em hay đùa, thách anh ngày cưới/ Có dám qua cầu khỉ rước dâu? Ấy thế mà: Khi về, em đã sang sông/ Chăn bông ai đắp, lửa hồng ai khơi?
Trở về với thực tại, hạnh phúc sum vầy bên người vợ yêu thương cùng con cháu và người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Trần Ngọc Phượng nhận ra mình còn mắc nợ cuộc đời ân nghĩa rất nhiều, trước hết là với người bạn đời đã vì anh mà chịu biết bao thiệt thòi cả trong thời chiến lẫn cuộc sống đời thường: Mượn em một chút bờ vai/ Anh thành con nợ, trả hoài không xong/ Trả sao môi thắm, má hồng/ Nhạt phai năm tháng, long đong phận đời... Ấy là những khi anh Tìm vui để sống những ngày thảnh thơi/ Có cây cảnh , có nắng trời/ Ánh mắt của vợ, nụ cười của con/ Bước chân cháu chạy lon ton/ Câu thơ đuổi bóng hoàng hôn xế chiều…”.
Thơ Trần Ngọc Phượng, bên cạnh những ký ức, hoài niệm về chiến tranh của một thời áo lính, cùng những tình cảm dành cho gia đình, người thân, bè bạn… là những nỗi niềm của cuộc sống thực tại hôm nay. Đó là những suy tư, trăn trở trước một hiện thực ngổn ngang, phức tạp, đa dạng, đa chiều… thể hiện một sự từng trải, triết lý, nhân văn: Cà phê máy lạnh/ Lặng lẽ ngồi chờ/ Từng giọt đen đắng/ Trăm mối tơ vò… Đôi khi anh “mượn rượu” để giãi bày những nỗi niềm nhân tình thế thái, mượn cớ “say” để nói những điều rất tỉnh táo sâu sắc: Uống rượu mà không biết say/ Làm sao thấy được trời mây lộn phèo/ Uống rượu mà không liêu xiêu/ Làm sao dám nói những điều không say? Triết lý sâu sắc như càng được đẩy lên cao độ, khi trước cuộc sống vật chất tưởng là no đủ hơn, nhưng nhiều khi lại cảm thấy cô đơn trống trải, như bạn bè tuổi già thường tâm sự: Thôi đành mượn chút men cay / Cô đơn trong lúc rượu đầy tràn môi/ Nỗi niềm ai sẻ cho vơi/ Cô đơn ngay giữa những người mình thương…”. Đất nước hòa bình thống nhất đã gần nửa thế kỷ; Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang giành được những thành tựu hết sức to lớn và quan trọng; nhưng cùng đó là những hệ lụy của mặt trái cơ chế thị trường khiến nhà thơ phải thốt lên:
Bây giờ lắm của, nhiều tiền
Lương tâm đổi chác, chức quyền bán, mua
Ai ơi còn nợ ngày xưa
Cốt xương liệt sỹ vẫn chưa tìm về…
Nhà thơ cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng chỉ mặt gọi tên bọn tham nhũng, thoái hóa, biến chất: Chỉ một vài con sâu/ Đã làm rầu trăm họ/ Nay thành bầy, thành tổ/ Phá phách khắp mọi nơi/ Chúng bay lấp cả trời/ Chúng khoét sập cả đất/ Rừng vàng và biển bạc/ Giàu mấy cũng lụi tàn/… Kẻ quyền cao, chức trọng/ Chữ ký ăn triệu đô… Nhà thơ tự lý giải những đan xen phức hợp của cuộc sống gowin99 hiện tại bằng tâm thế của người từng trải đầy chiêm nghiệm, rằng đắng cay và ngọt bùi của cuộc đời là qui luật muôn thủa, cũng như con sông có bên lở bên bồi.
Đáng mừng là trước thực tại ấy, bản lĩnh của người lính vẫn luôn vững vàng, vẫn trung thành tuyệt đối với Tổ quốc: Mặc cho thế sự xoay vần/ Trái tim người lính trong ngần trước sau… Và: Nắng chiều đổ bóng hàng cau/ Con sông phía trước nông sâu khó lường. Chúc nhà thơ cựu chiến binh tiếp tục vững bước trên đường thơ và đường đời.