link tải gowin99 mới nhất

Thầy U tôi từng là “Đào kép” nổi tiếng một thời ở Bắc Giang

Tôi rất buồn và ân hận là khi cả cha và mẹ đẻ mất mà không về chịu tang được, vì bận công tác trên biên giới Hà Tuyên.

cha-me-toi-la-dao-kep-3-1628842341.jpg

Một cảnh Chầu văn xưa (Nguồn sưu tầm)

cha-me-toi-la-dao-kep-1-1628843812.jpg
Ảnh chân dung cụ Hà Văn Phác (1905-1988), thân phụ tác giả

(Tiếp theo Tự truyện Nam chinh Bắc chiến)

Thầy tôi (ở quê tôi gọi cha đẻ là Thầy, mẹ đẻ là U) sinh năm 1905, mất năm 1988, hưởng thọ 83 tuổi, mộ chí tại Giàn Vàng, thôn Đanh, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Thầy tôi tham gia hoạt động cách mạng năm 1940, đến năm 1942, bị địch khủng bố phải chạy lên Thái Nguyên và mất liên lạc. Đến năm 1944, thầy về ấp Rừng Quanh, làm ruộng tại đồn điền ông Cử Phách ở Đại Hóa. Năm 1945, được giao nhiệm vụ đi tổ chức Việt Minh ở Đại Hóa. Năm 1946 được vào Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1947, làm ủy viên chấp hành nông dân huyện Yên Thế. Năm 1948, làm ủy viên chấp hành nông dân tỉnh Bắc Giang, thầy tôi còn giới thiệu ông Sinh Lùn vào Đảng, sau này ông ấy làm đến chức Trưởng ty Công an tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1952, vì sức khỏe yếu, thầy tôi được cấp trên cho về công tác tại địa phương, làm Thường vụ chi ủy, Phó bí thư quyền Bí thư xã Quang Trung, (sau này, chia tách thành 3 xã: Đại Hóa, Quang Tiến và Lan Giới). Năm 1955, cải cách ruộng đất bị quy oan là thành phần địa chủ. Năm 1956, được minh oan, tổ chức gọi ra trả lại Đảng tịch và chức vụ, nhưng vì tự ái cá nhân, hơn nữa, hoàn cảnh gia đình lại đông con, vợ lại bị bệnh ốm yếu, nên thầy không ra nhận mà ở lại địa phương làm ruộng. Năm 1960 vào Hợp tác xã nông nghiệp, lần lượt cho 6 người con đi tham gia kháng chiến: 1 trong chống Pháp, 3 trong chống Mỹ (có 1 là Liệt sỹ chống Mỹ) và 2 trong chống Trung Quốc xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc.

Quá trình tham gia công tác, thầy tôi đã được Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì. Gia đình Vẻ vang và “Bảng vàng danh dự”..

Hồi còn nhỏ, thầy tôi được ông bà cho ăn học hết sơ học (tiểu học bây giờ, cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ). (Vì ông nội tôi phải cầu tự tại chùa Lèo, Yên Thế, mãi mới sinh được thầy tôi nên gia đình rất chiều chuộng). Năm thầy tôi 19 tuổi, ông thường hay giao du với rất nhiều thành phần, đi chơi khắp nơi, nghe nói hồi ấy thầy tôi đi xem bói, thầy bói có phán rằng “ông sẽ bị chết non năm 20 tuổi”. Có lẽ vì chán nên thầy tôi mới đi thế chăng? Rồi các cụ ép thầy tôi cưới vợ là bà Giáp Thị Sang, nhà ở dưới làng Đình Hả, nghe nói còn có họ hàng xa về bên ngoại, hơn thầy tôi mấy tuổi. Thầy tôi và bà Sang có với nhau 4 người con, 1 trai, 3 gái. Chị gái đầu là Hà Thị Liễu, (thường gọi là Ốc), vì hay thè lưỡi ra khi uống nước, năm lên 3 tuổi ốm mất. (Không còn nhớ ngày tháng sinh, ngày tháng năm mất và mộ chí).

Năm 1938, u già Giáp Thị Sang bị cảm hậu sản, mất ngày 5 tháng 6 năm 1938 (Tức ngày 8 tháng 5 năm Mậu Dần); mộ chí an táng tại chân đồi Bãi Hiệu, dưới Dốc Đanh. Năm 1994, cải táng về cùng khu mộ chí của thầy u tôi ở Giàn Vàng, thôn Đanh, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Sau khi u già tôi mất, (ở quê tôi thường gọi vợ cả của thầy là u già) thầy tôi cũng buồn bực đi chơi khắp nơi, Hà Nam, Phủ Lý, Hà Nội… ăn chơi nổi tiếng một thời. (Vì là con nhà khá giả mà lại là con cả cầu tự nên có điều kiện và được chiều chuộng). Thế rồi, tình cờ gặp mẹ đẻ tôi là Nguyễn Thị Chung, quê ở làng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Bà là con một của cụ bà Nguyễn Thị Hữu và cụ ông …(?)

cha-me-toi-la-dao-kep-2-1628842687.jpg

Ảnh chân dung cụ Nguyễn Thị Chung (1915-1984), thân mẫu tác giả

U tôi đã có một đời chồng. Chồng trước của U tôi sau bỏ đi tu không rõ lai lịch nữa. Ông bà có với nhau 1 người con gái tên là Nguyễn Thị Thành, sau kết hôn với anh Vi Văn Quang, người dân tộc Tày ở Lạng Sơn. Anh chị định cư tại xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Anh chị sinh được 7 người con, 2 trai, 5 gái. Năm 2013, chị bị cảm đột quỵ gần nửa tháng sau thì mất, thọ 76 tuổi.

U tôi có một thời làm con nuôi ở một gia đình tại làng Đài, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Có nhan sắc và giọng hát ca trù, chầu văn cung đình xưa rất điêu nghệ, thường được đi hát hầu cho các dịp lễ hội lớn ở Hà Nội và các tỉnh. Thế rồi như duyên trời xe, thầy tôi lại là một tay đàn cự phách, gặp người hát giỏi là u tôi, rồi cứ người đàn hay, người hát giỏi nảy sinh tình cảm yêu nhau lúc nào không biết. Đã có lần cha tôi đưa về giới thiệu với gia đình, nhưng bà nội tôi là người rất gia giáo, bà thuộc dòng dõi con quan quyền quí, không chịu chấp nhận cho con trai lấy một người mà theo quan niệm ngày xưa gọi là “xướng ca vô loài” và lại còn có một người con riêng nữa nên bà đã cương quyết từ chối.

Không cho lấy nhau, nhưng cha tôi vẫn một mực quyết đi theo tiếng gọi của tình yêu, không coi thường mẹ tôi là ca kĩ mà vẫn một mực đòi cưới cho bằng được, còn nói nếu không lấy được thì sẽ bỏ nhà đi biệt tích. Vì thương con, hơn nữa ông tôi thì lại làm nghĩa quân Đề Thám, bị chết mất tích ở nhà lao Thái Nguyên, không biết mộ chí chỗ nào. Bởi vậy, bà nội và gia đình họ hàng mới đồng ý cho cưới, nhưng với một điều kiện là cả hai người không bao giờ được đi đàn hát nữa. Tuy vậy, khi lấy nhau rồi, bà nội vẫn đối xử rất khắt khe với u tôi, theo đúng nghĩa mẹ chồng nàng dâu thời phong kiến hà khắc. Cha tôi lại rất yêu quí và chiều chuộng chị Nguyễn Thị Thành là con riêng của u tôi, còn u tôi thì cũng rất chiều chuộng các con riêng của chồng, hai người không bao giờ đánh con của người kia và chỉ đánh con mình như kiểu ai có con người ấy đánh, rồi “con anh con em đánh con chúng ta”.

Đến năm Tân Tỵ 1941, cha mẹ tôi có con chung đầu lòng là anh Hà Minh Hoàn. (Nếu tính cùng cha cùng mẹ thì tôi có tám anh em sáu trai và hai gái). Từ khi có con trai chung, bà nội tôi và mọi người trong nhà cũng dần yêu quí mẹ tôi hơn. Vả lại, lúc này thầy tôi cũng bắt đầu đi tham gia hoạt động bí mật, làm vận động tuyên truyền cho Việt Minh do bà Hà Thị Quế, Bí thư Chi bộ đầu tiên của Yên Thế lãnh đạo cả một vùng rộng lớn. Ngày đó, cả huyện Tân Yên và Yên Thế bây giờ là một huyện Yên Thế, sau này mới tách ra thành Yên Thế Thượng và Yên Thế Hạ, rồi sau này Yên Thế Hạ được đổi thành Tân Yên như bây giờ. (Hiện nay có Bia ghi lưu niệm Di tích lịch sử Chi bộ đầu tiên đặt tại thôn Đồng Điều, xã Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang). Tuy đã có con, nhưng với tình yêu cầm ca, u tôi vẫn giấu bà nội tôi để đi ca hát, nhiều lần bị bà bắt về đánh đòn đau.

Tôi còn nghe một chuyện nữa do anh Hà Văn Chiến, con bác họ kể: Thầy tôi là tay đàn rất giỏi, nhưng không hiểu vì lí do gì mà ông đã đập vỡ tan cây đàn và thề sẽ không bao giờ đàn nữa. Kể từ đó, thầy tôi cũng không bao giờ kể cho ai nghe lí do tại sao về chuyện này? Có thể vì ghen với u tôi chăng?

Trong kháng chiến chống Pháp, các cơ quan gowin99 , Văn nghệ, cũng như nhiều đoàn thể khác từ Hà Nội sơ tán về đóng ở Ấp Cầu Đen, xã Quang Tiến, Tân Yên, Bắc Giang, được nhà văn Nguyên Hồng đặt tên là Đồi Cháy. Có nhiều nhà văn nổi tiếng như: Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Kim Lân, cùng các họa sĩ: Trần Văn Cẩn, Tạ Thúc Bình, đã đưa cả gia đình sơ tán về đây. Tại nơi này, đã thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, nhà văn Ngô Tất Tố qua đời; nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời ở đây như: Làng, Vợ Nhặt (Kim Lân); Ấp Đồi Cháy, Địa Ngục và Lò Lửa (Nguyên Hồng). (Nay địa chỉ này đã trở thành Di tích lịch sử Văn hoá Ấp Đồi Cháy – “Đồi gowin99 kháng chiến” cấp tỉnh, ngày 24 tháng 12 năm 2018). Sau này, khi hoà bình lập lại, nhà văn Nguyên Hồng không về Hà Nội, mà cùng gia đình định cư lại và lúc mất cũng gửi cốt tại quê hương thứ hai này. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

cha-me-toi-la-dao-kep-4-1628843133.jpg

Một canh ca Trù - nguồn sưu tầm

Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, thọ 63 tuổi. Các thể loại của ông gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký và thơ. Những tác phẩm nổi tiếng như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu. Núi rừng Yên Thế… Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Sinh thời, nhà văn Nguyên Hồng hay vào nhà tôi để gặp thầy tôi hỏi chuyện về cụ Đề Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. (Vì ông nội tôi cũng là một Tướng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa ấy). Ông hỏi nhiều, chắc là để có thêm tư liệu tham khảo cho việc viết bộ tiểu thuyết “Núi Rừng Yên Thế”, một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyên Hồng, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, 30 năm của Hoàng Hoa Thám.

***

Có thời gian thầy tôi cùng một số người khác mua xương hổ, nấu cao. Có bận bán cao rồi thầy tôi mãi không thấy người mua cao trả tiền, sốt ruột đến hỏi thì mọi người bảo đã đưa hết cho cái ông beo béo, da trắng trắng rồi. Nhưng khi cầm được tiền thì cậu Tuất đã lấy hết không đưa cho thầy tôi. Cậu Tuất là người tôi phải gọi bằng cậu, cậu lấy họ Giáp, theo họ mẹ là bà Tỵ, nhưng thực chất cậu họ Nguyễn mới đúng, (Chú Sáu, người xã Phúc Hòa, trước cùng A36 với một số người ở tổ 10 bây giờ nói như vậy) Sau đấy cậu ấy phải trốn một thời gian, không dám về nhà sợ thầy tôi đánh chết.

Thầy tôi còn có máu mê cờ bạc, ông hay đánh tổ tôm, xóc đĩa. Có một lần lên Khuôn Xóm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đánh xóc đĩa, đã được mấy nghìn đồng, mà tiền hồi ấy giá trị rất lớn, (bằng mấy chục triệu bây giờ), mệnh giá to nhất 10 đồng, màu đỏ, có in hình Bác Hồ nhìn nghiêng, nên mọi người hay gọi là “Cụ Mượt”. Hôm sau thầy tôi về, nhưng đêm đó, cả hội trên ấy họ bàn với nhau là sẽ lột hết lại. Thế là họ mới rủ thầy tôi đi đánh tiếp, kể ra không đi thì tốt. Nhưng máu mê rồi nên thầy tôi lại đi đánh suốt đêm, đến sáng thì hết sạch tiền, còn thâm vào cả tiền của mình. Sau đợt ấy, thầy tôi về tiếc của, ốm nằm mấy tháng trời và cũng từ đó cạch hẳn, không bao giờ còn chơi cờ bạc nữa.

Thầy tôi được cái rất khéo tay và tính cũng kiên nhẫn lắm. Ông thường hay đan lát từ: bồ đựng thóc, nong, lia, thúng, mủng, giần, sàng, rổ, rá, sảo v.v…Nói chung là tất tần tật, không thiếu thứ gì, nhà dùng không bao giờ phải mua đồ tre đan, thậm chí có lúc còn đem bán, hoặc mọi người đến nhà đặt thầy tôi làm. Có cái dùng bao nhiêu năm còn chưa bị hỏng. Tự một tay ông lấy vật liệu, đắp tường làm nhà ở, làm cày bừa, cối giã gạo. Riêng có cối xay thóc thì thầy tôi làm không được chín nên vẫn còn phải thuê thợ. Tất cả là nhờ khả năng tự học hỏi chứ ông tôi có dạy về những việc ấy đâu.

Thầy tôi còn biết cả cách sao chè móc câu, nhà tôi trồng được vài chục gốc, mỗi lần hái cũng được gần cân chè khô, có khi mùa đông chỉ được vài lạng. Sao chè rất kì công mất mấy tiếng liền. Nhưng chè rất thơm và ngon, nước xanh, được nước. Có nhiều người ở xa nghe tiếng cũng đến mua về uống. Tôi ở miền Nam về phép, thầy tôi cũng cho mấy lạng mang vào làm quà cho anh em cùng đơn vị thưởng thức chè quê.

Đó là chè, còn rượu thầy cũng thích uống nhưng mỗi bữa chỉ ba chén con con, tôi chưa từng thấy thầy bị say rượu bao giờ. Mà uống rượu cũng rất đạm bạc, khi thì vài nhân lạc rang, khi thì một củ sắn nướng, khi thì mấy cái đậu trắng nướng, lúc thì cái măng đắng, có khi cũng mua được vài ba đồng bánh đa hoặc có cả con sứa tươi nữa.Thỉnh thoảng lắm mới được một bữa tươi, lòng lợn, tiết canh. Hồi ấy, thầy tôi hay đánh tiết canh vịt, cả tiết canh gà, cụ bảo ăn nó ngon hơn vịt và lợn, tôi chả bao giờ dám ăn. Thầy tôi cũng là một người sành ăn và làm được nhiều món ăn ngon, chế biến sạch sẽ, còn làm được cả gỏi cá, gói nem chua, gói các loại bánh, chưng, bánh dầy, bánh gai, bánh gio, bánh mật… Có lần ông làm gỏi cá bằng con cá chép to cỡ 2 kg, đánh sạch vảy, lấy giấy bổi lau đi lau lại, rồi lại lấy lá ngái lau mấy lần, khi con cá không còn một tý nhớt nào thì mới thôi. Sau đó ông lấy dao thái con cá từng lát mỏng tang và để lên đĩa. Còn đầu cá, xương, đuôi cá thầy tôi băm nhỏ ra, trộn gia vị rồi xào lên bảo là làm hèm, để ăn kèm với gỏi cá sống, có thêm lá non cây lộc vừng, lá sung non, lá non cây sau sau, và các loại rau thơm khác. Phải nói vô cùng cầu kỳ và rất mất thời gian, tôi chả dám ăn sống cái món gỏi cá ấy vì sợ tanh, nhưng thực chất nó không còn có mùi tanh nữa, mà chỉ ăn ít hèm thôi. Ông cũng thường dạy cho tôi cách thức mổ gà, ngan, vịt, từ lúc tôi mới bảy tám tuổi, phòng khi nhà có khách thì tôi sẽ biết làm cơm khách thay ông. (mà không hiểu sao hồi ấy thầy tôi rất hay có khách). Ông dạy rất kĩ, từ việc cắt tiết, phải nói câu: “Trống cắt tai, mái cắt cổ, tao hóa kiếp cho mày mau thành kiếp khác!”

Rồi đun nước cũng phải tùy từng loại gà, vịt. Nước để làm lông gà thì chỉ đun sôi lăm tăm là được, nước làm lông vịt thì đun sôi già, vịt phải dấp nước trước đều cho ướt hết xong mới được nhúng vào nước sôi. Nhúng hai chân trước, khi vặt lông cũng phải lấy những lông ở cổ gà, vịt, sát để nó đi theo các lông tơ, hoặc nhúng xuống nước cho xòa ra để dễ nhổ. Còn bóp cả hai lỗ mùi nó cho ra hết dãi. Khi mổ, dù là mổ moi hay mổ phanh cũng cần phải cẩn thận, không để vỡ dều, rửa moi sạch cổ không để sót thức ăn của gà vịt. Mổ ra, nếu là vịt thì phải bóc lột mề ngay, nếu để nguội sẽ bị sát, rất khó lột. Khi mổ xong, cố gắng không làm vỡ mật và ruột để không phải rửa bằng nước lã. Thầy tôi còn tự biết nấu rượu để uống, nấu bằng thủy thượng, có khi là bằng gạo nếp cái xay, có khi bằng gạo tẻ, cũng có khi bằng cả củ sắn và khoai lang nữa. Nói chung là u tôi vụng bếp núc bao nhiêu thì thầy tôi lại giỏi bấy nhiêu. Đúng câu: “Thế gian được vợ hỏng chồng” chăng?

Năm tôi học lớp 6, thầy tôi đi lao động lợp mái lớp học của nhà trường. Mọi người bảo:

- Cụ ơi! Cụ có tuổi rồi, đứng dưới đưa tranh lên cho tụi cháu lên mái lợp cho!

Xét ở mặt khách quan mà thấy thì thầy rất chiều tôi, ông rất ít khi đánh, mắng, nhiều lần tôi làm vỡ cả nồi đất gánh nước, rồi đi học đánh nhau rách hết cả quần áo, nhưng ông cũng chỉ ôn tồn bảo ban nhẹ nhàng chứ không đánh mắng trách phạt gì.

Ngày ấy, tôi thấy có chú Vũ Văn Trì, là em cùng mẹ khác cha với thầy tôi ở làng Lan cách 5, 6 cây số, hay đi bộ vào thăm, chú rất hiền lành và đối xử rất lễ độ với thầy tôi. Ngoài ra, thầy tôi còn kết nghĩa anh em với chú Sáu, người xã Tiến Thành, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, hai người thân nhau như anh em ruột, có việc gì cũng cùng nhau chia sẻ.

Tôi còn nghe anh Hoàn kể: Ngày u tôi còn nhỏ vào rừng lấy củi một mình, lại vào phải một khu rừng thiêng rất ít người dám vào đó lấy củi, chặt cây, nếu lấy ắt sẽ bị thần linh quở phạt. Vì có thể u tôi còn ít tuổi và không biết sợ nên đã vào khu rừng ấy lấy củi. Đang lấy, thì bỗng u tôi gặp một người đàn ông cao to như hộ pháp, ông bảo:

- Sao con lại vào rừng của ta lấy củi, lại còn dám đi một mình nữa chứ! Con không nghe và biết sợ về khu rừng này sao?

U tôi sợ hãi lắm, nhưng vẫn trả lời:

- Ông ơi! Con phải đi lấy củi về chăm mẹ già ở nhà!

Nghe vậy, ông ấy cứ hai tay gấp những cây củi vào làm một rồi bẻ làm đôi, rồi lại gập tiếp bẻ làm tư, một loáng xong bó lại thành hai bó bảo u tôi gánh về rồi dặn lần sau không được vào đây lấy củi nữa. U tôi vâng lời và vội vàng gánh củi về nhà.

Cũng từ đó mà u tôi mắc phải một căn bệnh như động kinh và tâm thần thể nhẹ. Có nhiều lần lên cơn động kinh co giật, cắn chảy cả máu mồm, người nhà phải giữ và chăm sóc chẳng thuốc thang gì rồi tự cũng khắc khỏi. Có lần, u tôi còn nhảy xuống giếng để tự tử, nhưng may mắn là bà lại ngồi đúng vào chiếc gầu có cần kéo nước vẫn thường thả sẵn trong giếng, thế là bà được cái cần ấy thả từ từ xuống tận phía dưới, mà nước cũng may là chỉ sâu đến ngực. Mọi người nhanh chóng dùng thang và dây thừng trèo xuống đưa bà lên an toàn. Sau đó nhốt bà vào trong buồng, đóng cửa chặt lại, nhưng không hiểu bằng cách nào mà u tôi lại trèo ra ngoài được và đi đâu không ai tìm được. Sau mấy ngày u tôi lại tự về và nói là ma dấu.

Có lần, nghe anh Tư (Lược) cùng ở xóm Đanh kể: U tôi đã dùng dao bất ngờ chém thầy tôi một nhát đằng sau gáy chảy rất nhiều máu, anh và mọi người đã phải đưa cha tôi đi bệnh viện Tân Yên cấp cứu kịp thời. Rất may không trúng chỗ hiểm, sau đó thầy tôi tỉnh lại và hồi phục thần kì, chỉ còn vết sẹo, không ảnh hưởng gì lắm đến sức khỏe. Mãi cho đến sau năm 1973, u tôi mua đất của nhà ông Kiếm, ra Dốc Đanh ở một mình. Ông Kiếm là người Hải Dương sơ tán lên mua đất của nhà ông Huê, sống bằng nghề buôn bán, bà Kiếm mắc một căn bệnh bạch tạng, nghe thầy bói và có xây dựng một gian điện thờ nhỏ. Khi bán cho u tôi thì u tiếp tục thờ cúng ở ngôi điện đó.

Năm 1976, được đơn vị cho nghỉ phép từ miền Nam về, tôi ra thăm U và có hỏi:

- Thế u còn bệnh như ngày trước không?

- Không còn bệnh gì nữa! Con ma nó theo u suốt bao năm nay giờ nó đã bỏ đi rồi, u khỏe mạnh tỉnh táo lại rồi, bây giờ u thờ cúng và có điện nên không còn sợ gì nữa; u còn bảo thêm: “Có cả anh Lâm con về báo mộng cho u, là anh đã bị bom sập hầm, hy sinh tại chiến trường, quần áo rách hết rét lắm! Xin quần áo mặc.”

Đang là buổi ban trưa mùa hè, ban ngày ban mặt mà tôi nghe u nói vậy tự nhiên cũng cảm thấy rợn cả tóc gáy, mặc dù, tôi đã trải qua bao nhiêu trận mạc trong cuộc chiến ở mặt trận miền Đông Nam Bộ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau này, tôi cứ nghĩ, có thể u tôi thờ điện nên cũng có linh nghiệm chăng?

Nghe nói, u tôi là một người rất nhân hậu, thường hay thương người, hồi nạn đói năm 1945, bà đã từng nấu cháo cứu đói bố thí cho rất nhiều người. Khi đang nuôi con nhỏ, nhưng bà vẫn nhận nuôi một người con nuôi ba tuổi tên là Hậu, nhưng sau bị bệnh chết yểu lúc ba bốn tuổi. Thầy u tôi sinh được 8 người con, 6 trai, 2 gái.

Năm 1984, u tôi bị cảm mọi người đưa u về trong nhà trong, u tôi nói với anh Hoàn:

- Nếu u khỏi, u sẽ trông nhà cho mà đi gặt lúa!

Nhưng chỉ 3 ngày sau thì u tôi mất ngày 5 tháng 11 năm 1984 (tức ngày 13 tháng 10 năm Giáp Tý), thọ 65 tuổi. Hiện mộ chí tại Giàn Vàng, Thôn Đanh, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nhiều lúc tôi lại nghĩ: “Giá mình mà thành Liệt sỹ, thì có khi u tôi đã được đủ tiêu chuẩn để phong danh hiệu: “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng!”

Đến năm 1988, thầy tôi do tuổi cao, ốm một thời gian rồi mất ngày 31 tháng 3 năm 1988 (tức ngày 14 tháng 2 năm Mậu Thìn). Mộ chí tại Giàn Vàng, thôn Đanh, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tôi rất buồn và ân hận là khi cả cha và mẹ đẻ mất mà không về chịu tang được, vì bận công tác trên biên giới Hà Tuyên.

(Còn tiếp)

Trích Tự truyện Nam chinh Bắc chiến –Phần 1: Quê hương và gia đình

Hà Nội, 8/8/2021

Theo Trái tim người lính

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()