link tải gowin99 mới nhất

Thày Quế!

Kính tặng hương hồn thày Quế.
truong-nguyen-gia-thieu-1665641661.jfif
 

 

 Nói đến thày giáo Nguyễn Văn Quế ở trường cấp III Nguyễn Gia Thiều (nay là trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, Hà Nội) thì nhiều thế hệ học trò đều nhớ và kính trọng - Thày Quế là một nhà giáo cần mẫn, khiêm tốn, giản dị và nhân từ. Đồng thời thày cũng là người chồng, người cha, người ông mẫu mực, luôn hết lòng quan tâm, chăm sóc, yêu thương vợ con và các cháu. Thày Quế đã đi xa gần 16 năm nhưng tôi vẫn nhớ hình bóng thày với nụ cười hiền từ, tươi tắn trên môi...

 Hồi nhỏ, thày Quế học ở trường Thăng Long, Hà Nội - Sau thi đỗ tú tài loại ưu, thày tiếp tục học khoa luật và đi dạy học - Tốt nghiệp trường ĐHSP, thày dạy văn ở trường cấp III Chu Văn An - Hà Nội rồi chuyển về dạy văn ở trường cấp III Nguyễn Gia Thiều cho đến khi nghỉ hưu. Thày là một trong những giáo viên dạy lâu năm nhất ở trường cấp III Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội.

 Năm 1968, tôi học ở trường cấp III Nguyễn Gia Thiều (Trường sơ tán về thôn Bắc Cầu, nay thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội). Hồi đó, thày Cao Lý dạy lớp chúng tôi. Một buổi sáng, tày Quế vào dạy thay - Hai tiết văn hôm đó, thày Quế đã phân tích rất sâu sắc tính cách nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Thày giảng nhẹ nhàng, hấp dẫn. Cách phân tích nhân vật của thày khúc triết và tinh tế. Chúng tôi say sưa nghe thày giảng mà hết giờ lúc nào không biết. Bây giờ, tôi vẫn ấn tượng về giờ dạy của thày.

 Năm 1976, tôi học tiếng Pháp (trường ĐHSP ngoại ngữ) trên phố Hàm Long- Hà Nội. Một buổi tối học xong, tôi ra lấy xe đạp về nhà. Tôi nhìn thấy thày Quế dắt chiếc xe đạp phượng hoàng màu xanh từ trong trường đi ra. Tôi ngạc nhiên và được biết thày dạy tiếng Pháp ở đây từ lâu rồi. Như vậy, ban ngày, dạy văn ở trường cấp III nguyễn Gia Thiều còn buổi chiều và tối thày dạy tiếng Pháp ở đây. Sau này, thày còn dạy tiếng Anh ở phố Nhà Chung Hà Nội nữa.

 Năm 1978, tôi học năm thứ hai tiếng Pháp và chuẩn bị ôn thi. Tôi đến nhà thày ở số 60 phố Ngọc Lâm, thị trấn Gia Lâm - Hà Nội để nhờ thày hướng dẫn. Thày ân cần giảng giải cho tôi hiểu cách chia động từ ở các thì quá khứ, hiện tại và tương lai. Thày còn dạy cách tránh nhầm lẫn giữa số ít và số nhiều. Thày còn cho tôi mượn một số tài liệu để ôn thi. Các anh chị học ở lớp trên cho tôi biết thày thường minh họa cách đặt câu từ tiếng Nga sang tiếng Anh rồi sang tiếng Pháp. Tiết học tiếng Pháp của thày Quế bao giờ cũng sôi nổi và hấp dẫn. Nụ cười tươi tắn, giọng nói nhẹ nhàng của thày khiến học sinh cảm thấy gần gũi, ấm áp hơn. Và chiều tối đến, thày lại âm thầm đạp xe qua cầu Long Biên sang nội thành dạy học. Nhiều đêm đông lạnh giá, thày trở về nhà trời đã khuya lắm rồi.

 Những năm còn là học sinh, sinh viên, thày Quế ở số 60, phố Tràng Thi - Hà Nội. Đấy là ngôi nhà của bố mẹ thày để lại. Nhà thày có bốn chị em, thày là con trai duy nhất, nhưng thày nhường lại ngôi nhà ấy cho chị và em gái ở. Thày sang phố Ngọc Lâm - Gia Lâm - Hà Nội thuê nhà ở mà không đòi hỏi gì chị, em. Kể cả sau này gia đình thày gặp nhiều khó khăn về kinh tế, thày vẫn vui vẻ chấp thuận. Còn ngôi nhà của bố mẹ bà Nhân (vợ thày Quế) ở thị xã Sơn Tây (nay thuộc về Hà Nội) nằm trên con phố Đinh Tiên Hoàng rất to đẹp. Gia đình bà Nhân chỉ có ba chị em gái - Ngôi nhà đó hai chị gái bà Nhân ở. Mặc dù phải nuôi vợ ốm đau quanh năm và bảy người con ăn học, thày Quế vẫn không đòi hỏi, gây khó dễ cho hai người chị vợ. (Theo luật thừa kế, bà Nhân có quyền lợi trong ngôi nhà của bố mẹ). Thày Quế như con ong cần mẫn đêm ngày không mệt mỏi. Nghị lực và tấm lòng cao cả của thày khiến ta khâm phục.

 Năm 1966, thày Quế có cho Ủy ban thị trấn Ngọc Lâm - huyện Gia Lâm- Hà Nội mượn tạm căn phòng số nhà 60 giáp mặt đường để làm trụ sở. Còn gia đình thày ở căn phòng phía trong. Sau đấy, gia đình thày đi sơ tán về xã Cự Khối, huyện Gia Lâm - Hà Nội. Hết chiến tranh phá hoại của Mỹ, gia đình thày trở về ngôi nhà số 60 Ngọc Lâm - Gia Lâm - Hà Nội. Căn phòng thày cho ủy ban mượn tạm đã trở thành HTX làm mũ. Thày muốn đòi lại vì nhà đông con nhưng HTX làm mũ cứ khất lần mãi. Do thày nể nang và không muốn kiện cáo, căn phòng sau này trở thành của người khác. Thời điểm đó thày có thể nhờ bí thư huyện ủy, ông LNC; Chủ tịch huyện, ông TĐH (đều là học trò cũ của thày) đòi lại căn phòng cho mượn đó. Nhưng thày không muốn nhờ vả và gây phiền phức cho người khác. Lòng tự trọng và nhân cách của thày thật quý hiếm.

 Tôi nhớ có một lần đến thăm thày, thời còn bao cấp. Thày không được khỏe, nét mặt mệt mỏi nhưng thày vẫn ân cần trò chuyện cùng tôi. Sau này tôi mới biết, thời điểm đó, thày có chắt bóp để nuôi một con lợn, nuôi mấy tháng mà con lợn không lên cân được là bao. Rồi con lợn lăn quay ra ốm và chết. Nỗi buồn cơm áo thấm cả trên khuôn mặt thày.

 Thày Quế là tổ trưởng tổ gowin99 và Chủ tịch công đoàn trường cấp III Nguyễn Gia Thiều nhiều năm. Năm ấy, thày được ưu tiên mua một mảnh đất 120m2 gần sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Thày có ý định giữ mảnh đất để xây nhà cho các con. Nhưng rồi hoàn cảnh kinh tế ngày càng khó khăn, vợ thày ốm nặng, thày đành phải bán mảnh đất cho người khác. Hôm gặp tôi, thày bảo: “Tôi tuổi trâu nên vất vả - Bán mảnh đất mà tôi băn khoăn quá”. Tôi an ủi thày: “Thày ơi! Nếu thày tuổi trâu thì thày là trâu vàng - Nhân cách của thày không giá trị vật chất nào sánh nổi - Đất cát, địa vị, tiền tài chỉ là phù du thôi ạ”. Thày cười hiền hòa và nói: “Thế à?”.

 Tôi có may mắn được gần gũi với thày Quế nhiều. Tôi chứng kiến nỗi đau đớn của thày khi biết con gái lớn bắc căn bệnh hiểm nghèo. Thày đứng lặng trong bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, tay run rẩy lấy khăn lau nước mắt. Tôi được chứng kiến nỗi vất vả của thày đối với vợ - Bà Trần Thị Nhân, vợ thày, bị suy nhược thần kinh từ năm 1971. Một mình thày ngày đêm dạy học để nuôi bảy người con ăn học (Sau này, các con của thày Quế đều trưởng thành và thành đạt). Thày nhiều lần phải đưa vợ đến bệnh viện thần kinh Bạch Mai, bệnh viên tâm thần Sài Đồng Hà Nội để điều trị. Lúc nào thày cũng lo lắng cho sức khỏe của bà. Ai mách thuốc tốt, thày đều tìm mua. Số tiền dạy học, thày dành phần lớn để mua thuốc cho bà với hy vọng sức khỏe của bà ngày một tốt hơn. Điều làm tôi ngạc nhiên và kính phục thày là khi đã về già, thày vẫn xưng hô với vợ như lúc còn trẻ: “Hôm nay, anh Quế dạy học về muộn, Nhân ở nhà cứ ăn cơm trước nhé”. Cho đến lúc phải đi cấp cứu ở bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội vì bệnh tim, khi tỉnh dậy, câu nói cuối cùng của thày với các con là: “Tối nay, bố quên chưa cho mẹ uống thuốc rồi...”.

 Tôi còn nhớ năm 2000, ông Nguyễn Phú Trọng, bí thư thành ủy Hà Nội, đứng ra tổ chức mừng thọ thày Quế tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội. Buổi sáng hôm đó, ông Trọng đi xe máy ôm sang nhà thày, tay ôm một bó hoa tươi thắm. Ông Trọng đưa thày từ nhà (60 phố Ngọc Lâm) vào trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Trước đông đảo các cựu giáo viên, cựu học sinh, thày cô giáo và học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều, trong bài diễn văn, ông Trọng xúc động nói về lòng biết ơn và công lao to lớn của thày Quế đối với riêng ông cùng các thế hệ học sinh sau này (Thày Quế đã dạy ông Trọng ba năm ở trường cấp III Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội).

 Tháng 6 năm 2004, thày Quế mất tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội sau một cơn nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 80 tuổi. Thày ra đi để lại niềm tiếc thương cho nhiều người. Hơn sáu trăm vòng hoa là minh chứng cho lòng biết ơn của các thế hệ học sinh đối với công lao to lớn của thày, trong đó có vòng hoa của ông Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch quốc hội) lúc bấy giờ.

 Sau ngày thày Quế mất, hàng tháng sau nhiều đoàn học sinh tóc bạc trắng từ thành phố Hồ Chí Minh tìm đến viếng mộ thày. Đấy là lớp học trò thày Quế từng dạy học trước năm 1954.

 Giáp tết năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư) có cho mời Ban giám hiệu cũ và mới của trường THPT Nguyễn Gia Thiều (ông Đại, bà Hương, bà Nga...) đến trụ sở văn phòng Trung ương Đảng - Ông thân mật nói: “Tôi không chỉ học ba năm ở Nguyễn Gia Thiều, mà tôi còn học hai năm cấp II ở đấy- Hình ảnh thày Quế còn in đậm trong tôi”.

 Nhớ đến thày Quế, tôi lặng lẽ ra mộ thày (sau ga Gia Lâm - Hà Nội) thắp dâng thày một nén hương thơm!

 

HN 17/10/2019 - ĐĐĐ

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()