Sư đoàn 334 của Tổng cục Kinh tế Quốc phòng, đang làm nhiệm vụ trồng bông ở Thuận Hải và ra làm đường ở Than Uyên, Hoàng Liên Sơn nay là Yên Bái gồm:
Trung đoàn Bộ binh 728 (gọi tắt là Trung đoàn 1; gồm 3 Tiểu đoàn bộ binh 1,2,3) và một bộ phận cán bộ chiến sĩ thuộc Sư đoàn bộ. Đóng quân ở Bản Lướt, thị xã Nghĩa Lộ; Trung đoàn trưởng là đồng chí Thiếu tá Lê Thanh Xuân; Chính ủy là đồng chí Hoàng Ngọc Diễm; Trung đoàn phó là đồng chí Đại úy Nông Đức Hợp; Tham mưu trưởng là đồng chí Đại úy Hồ Sỹ Thạng; Chủ nhiệm Chính trị là đồng chí Đại úy Lê Bá Thu; Chủ nhiệm Hậu cần là đồng chí Đại úy Nguyễn Văn Châu.
Sư đoàn 341B, đang làm nhiệm vụ xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn Minh Cầm- Tiên An, rồi ra làm đường tại Than Uyên, về thành lập Trung đoàn Bộ binh 881. (gọi tắt là Trung đoàn 2; gồm 3 Tiểu đoàn bộ binh: 4,5,6); đóng quân ở xã Đồng Khê; Văn Chấn, Yên Bái; Trung đoàn trưởng là đồng chí Thiếu tá Nguyễn Văn Đọc, Chính ủy là đồng chí Thiếu tá Nguyễn Lựu; Trung đoàn phó là đồng chí Đại úy Đỗ Đức Xanh (sau lên làm Trung đoàn trưởng (1980-1981).
Trên 280 cán bộ sĩ quan các cấp từ Đại đội đến Sư đoàn của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đang làm nhiệm vụ ở Campuchia ra làm khung thành lập Sư đoàn 314, gồm các đơn vị: Trung đoàn Bộ binh 818, (gọi tắt là Trung đoàn 3, gồm 3 Tiểu đoàn 7,8,9). Trung đoàn bộ binh 728, Trung đoàn Pháo binh 466 (gọi tắt là Trung đoàn 4, gồm 3 Tiểu đoàn 10,11,12) và các đơn vị trực thuộc và Sư đoàn bộ. Tôi cũng nằm trong số sĩ quan đó, Trung đoàn 165, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Còn 1 số trong số 280 cán bộ ra cùng đợt đó được bổ sung về để thành lập Sư đoàn bộ binh 313.
Tiểu đoàn 10 Pháo binh Tỉnh đội Sơn La được điều về thành lập Tiểu đoàn 10, Trung đoàn Pháo binh 466 (gọi tắt là Trung đoàn 4; gồm 3 Tiểu đoàn: 10, 11, 12); đóng quân ở thị xã Nghĩa Lộ; (có cả pháo phòng không sau này được tách ra là Tiểu đoàn cao xạ 14 trực thuộc Sư đoàn). Trung đoàn trưởng là đồng chí Thiếu tá Nguyễn Ngọc Canh, Chính ủy là đồng chí Thiếu tá Trần Xuân Quát; Trung đoàn phó là đồng chí đại úy Phạm Đình Phen, Tham mưu trưởng là đồng chí Đại úy Cù Hữu Vân; Chủ nhiệm Chính trị là đồng chí Đại úy Hoàng Ngọc Điển; Chủ nhiệm Hậu cần là đồng chí Đại úy Ngô Văn Trang.
Ngoài ra còn bổ sung cán bộ của Quân đoàn 3 và một số các Quân khu, Quân đoàn, các Học viện, Nhà trường lên làm nhiệm vụ tăng cường, đi thực tế; đồng thời, tuyển hàng vạn chiến sĩ, có cả lính Tổng động viên, từ khắp các tỉnh thành từ Bình Trị Thiên trở ra, được bổ sung vào các đơn vị mới thành lập của Sư đoàn.
Trong đó có 3 Tiểu đoàn quân Tổng động viên đủ quân số của 3 huyện: Nam Đàn, Diễn Châu và Đô Lương, tỉnh Nghệ An, ra thành lập 3 Tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 818 (gọi tắt là Trung đoàn 3; gồm 3 Tiểu đoàn: 7, 8, 9) đóng quan ở xã Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái. Trung đoàn trưởng là đồng chí Thiếu tá Võ Hồng Phước; Chính ủy là đồng chí Thiếu tá Hoàng Tranh; Trung đoàn phó là đồng chí Đại úy Trần Đức Minh; Tham mưu trưởng là đồng chí Đại úy Lê Văn Hoàn; Chủ nhiệm Chính trị là đồng chí Thiếu tá Bùi Thanh Hùng; Chủ nhiệm Hậu cần là đồng chí Đại úy Lý.
Huyện Nam Đàn, lấy tên là Tiểu đoàn Lê Hồng Sơn; về thành lập Tiểu đoàn 7; Huyện Diễn Châu, lấy tên là Tiểu đoàn Phùng Chí Kiên; về thành lập Tiểu đoàn 9; Huyện Đô Lương, lấy tên là Phan Văn Trị, về thành lập Tiểu đoàn 8. Vì là lính Tổng động viên nên có cả người trẻ, người lớn tuổi, người đã có gia đình vợ con, người tái ngũ…
Tôi còn nhớ: trong danh sách ban đầu có đồng chí Vịnh nguyên Chính ủy Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, ra làm Chính ủy Sư đoàn 314, nhưng sau đồng chí ấy lại về Đặc khu Quảng Ninh; Đồng chí Nguyễn Can làm Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn đầu tiên, đồng chí Nguyễn Văn Lý làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn, sau đó đồng chí Can về Quân đoàn 14 thì đến đồng chí Nguyễn Văn Lý lên làm chủ nhiệm chính trị Sư đoàn; đồng chí Nguyễn Hoa Lư làm Trưởng ban Tổ chức, đồng chí Lê Hữu Bằng làm Chủ nhiệm ban thông tin; đồng chí Lành làm Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn, sau đồng chí Lành đi thì đến đồng chí Tính; Đồng chí Nguyễn Hữu Quảng (Quảng Mũi Đỏ) làm Tham mưu phó Trung đoàn 728 và sau làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 818; Đồng chí Trần Xuân Quát nguyên Chính ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Canh, nguyên là Trung đoàn trưởng, Trung đoàn pháo binh 210 về làm Chính ủy và Trung đoàn trưởng Trung đoàn pháo binh 466, đồng chí Hoàng Ngọc Điển làm Phó chủ nhiệm chính trị Trung đoàn Pháo binh 466; sau đó lên làm Trưởng ban Cán bộ sư đoàn; đồng chí Phạm Đình Phen về làm Tham mưu trưởng Trung đoàn 466, còn có đồng chí Tâm, đồng chí Khoát, đồng chí Thịnh, v.v; Đồng chí Nguyễn Văn Cứ làm Tham mưu trưởng Sư đoàn; Đồng chí Nguyễn Thái Cương làm Tham mưu phó- Trưởng ban Tác chiến Sư đoàn; Đồng chí Nguyễn Duy Chúc Trưởng ban Quân lực; Đồng chí Nguyễn Bá Chinh Phó trưởng ban Tuyên huấn; đồng chí Đạo làm Trưởng ban Trinh sát; đồng chí Lê Thọ Thanh làm Trưởng ban Tài vụ sư đoàn; đồng chí Trượng làm Trưởng ban Kế hoạch hậu cần. Trung đoàn 165 có đồng chí Hoàng Tranh, làm Chính ủy; Đồng chí Lê Văn Tạo, làm Trung đoàn phó Trung đoàn E728 sau đó làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 818, thay đồng chí Võ Hồng Phước nghỉ hưu; Đồng chí Lê Văn Hoàn, (người Thanh Hóa) làm Tham mưu trưởng Trung đoàn 818; đồng chí Trần Đức Minh (Quân đoàn 3) làm Trung đoàn phó, sau đi học Viện Quân sự Đà Lạt về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 818 thay đồng chí Dương Thành Tuế.
Tác chiến có đồng chí Hà Minh Sơn; Pháo binh có đồng chí Lưu Hữu Cường, đồng chí Vũ Hoài Nam; Trinh sát có đồng chí Mai Đức Chính; Quân lực có đồng chí Lê Khánh Lâm; Ban Chính trị có đồng chí Mạc, Tuyên huấn có đồng chí Nguyễn Nhớ; Hậu cần có đồng chí Lý, Quân nhu có đồng chí Chững; Tiểu đoàn 7 có đồng chí Nguyễn Ngọc Để, làm Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Lê Văn Thao, làm Tiểu đoàn phó; Đồng chí Lê Văn Tiện làm Tiểu đoàn phó chính trị. Tiểu đoàn 8 có đồng chí Đinh Đăng Long, làm Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Viên, đồng chí Bê, làm Tiểu đoàn phó chính trị.Tiểu đoàn 9 có đồng chí: Cảnh làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Ngô Trăng và đồng chí Tuyên Cồ Tiểu đoàn phó và còn nhiều đồng chí khác, v.v…
(Còn tiếp)
Trích Tự truyện Nam chinh Bắc chiến – Phần 3: Những năm Bắc chiến
Theo Trái tim người lính