Từ xuân Nhâm Dần này, với việc ca kịch “Khát vọng Đăm San” - chuyển thể từ anh hùng ca Đăm San (Khan Đăm San) - của tỉnh Đắk Lắk được chính thức công diễn, một nhịp cầu nối đã được hình thành để mọi người đến với kho báu gowin99 vô giá: Sử thi - anh hùng ca Tây Nguyên sống động trong các buôn làng.
Huyền huyễn “người trời” sử thi ở Ia Dơk
Không ít bà con dân tộc Jarai ở làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai gọi nghệ nhân kể Khan Rơ Mah Kim là “Người Yàng”, vì khi ông mới ở độ tuổi đôi mươi, đã có thể thuộc và diễn xướng hơn chục bộ Sử thi truyền thống (Khan). Ông càng có lý do để được coi là “người trời”, khi sau mỗi năm tháng lại “tự nhiên” thuộc thêm những bộ sử thi mới. Và đến hiện tại, số sử thi mà ông có thể ngâm, tụng, kể, đã lên đến con số 30; có bộ dài đến mức phải diễn suốt 2 ngày đêm. Ngay cả các bậc cao niên ở xã Ia Dơk và cả huyện Đức Cơ cũng lấy làm lạ vì họ được nghe, được dạy hát - kể sử thi từ bé, cũng chỉ thuộc được vài bộ, mà Rơ Mah Kim, không ai dạy lại thuộc nhiều hơn gấp 4 - 5 lần.
Trong căn nhà sàn vách tôn tranh tối tranh sáng, người nhà Rơ Mah Kim kể một câu chuyện đầy chất huyền huyễn: Đến năm 13 tuổi, Rơ Mah Kim vẫn không biết Khan là gì. Trong một lần theo bố mẹ lên rẫy, cậu thiếu niên bị đói lả nên phải đi xin củ mỳ (sắn) về ăn. Người làng không cho củ mà chỉ cho mấy đoạn cồi. Sau lần ăn mấy đoạn cồi sắn đó, Rơ Mah Kim bị say đến bất tỉnh. Người nhà tưởng chết, chuẩn bị làm ma chay cho Kim thì anh tỉnh lại. Như bị ma nhập, Kim lảm nhảm chạy khắp làng như tìm đánh ai, rồi lượm rất nhiều rẻ rách, bỏ vào một chiếc bao rồi khoác lên vai, chạy vào rừng. Ngày hôm sau, dân làng tìm thấy Kim đang ngồi dưới một gốc cây to và những người đàn ông khỏe mạnh trong làng hè nhau ôm - bắt Kim trở về. Thêm 1 ngày nửa mê nửa tỉnh, Kim mới hồi phục và ăn uống bình thường.
Theo ông Rơ Mah Kim, sau mấy ngày ốm vật vã, sử thi Jarai bỗng đầy ắp trong đầu ông. Nhớ lại những gì đã trải qua, ông cho biết: Trong lúc mê mê tỉnh tỉnh sau trận ốm vì say mỳ, ông gặp một ông già ăn mặc theo lối Jarai xưa, tay cầm cây mác dài. Ông dẫn ông đi mải miết qua nhiều đồi, rừng, rẫy, suối, đến một ngôi làng ở rất xa. Ở đó, có một đám đông đang ngồi nghe già làng kể Khan. Ông già bảo Kim ngồi đó nghe cho thuộc hết… Tới tận bây giờ, thỉnh thoảng trong những giấc mơ, ông vẫn được nghe những nghệ nhân từ thiên cổ hiện về kể Khan cho ông nghe. Hoặc trong những giấc mơ, nghệ nhân Rơ Mah Kim thấy hiện ra những bối cảnh, khung cảnh, diễn biến, câu chuyện… khi tỉnh dậy, ông nhớ lại và kể cho mọi người. Rồi cứ thế, kho tàng tác phẩm Khan trong trí nhớ của nghệ nhân Rơ Mah Kim ngày càng nhiều.
Theo ông Nguyễn Đình Tiến, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Đức Cơ, khi còn làm Trưởng phòng gowin99 - Thông tin huyện, được báo cáo về trường hợp Rơ Mah Kim, ông cũng không tin, vì các nghệ nhân kể Khan đang càng ngày càng ít. Nghệ nhân kể Khan thật giỏi mà ông biết, cũng chỉ kể được dưới 10 bộ. Chỉ khi về gặp Rơ Mah Kim, được nghe ông diễn xướng, ông mới tin đây là sự thật.
Từ Khan Đăm San đến “Khát vọng Đăm San”, tác phẩm lớn của âm nhạc Việt Nam
Theo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tại khu vực Tây Nguyên, các nhà gowin99 đã sưu tầm và phát hiện hơn 800 sử thi, thuộc các dân tộc Ê Đê, Jarai, M’nông, Ba Na, Chăm-hơ-roi, Stiêng, Xê Đăng, K’Ho, Mạ. Số chưa kịp ghi chép, dự tính cũng có tới trăm bộ. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, sử thi Tây Nguyên là “một kho tàng văn học dân gian khổng lồ, một kho lịch sử - gowin99 vô giá có thể so sánh với kho thần thoại Hy Lạp nổi tiếng”.
Tuy là một kho báu vô giá về gowin99 - văn học, nhưng tới nay, hầu như mới chỉ bộ anh hùng ca Đăm San (Khan Đăm San) của dân tộc Ê Đê được biết đến “rộng rãi”. Tuy vậy, ngoài những trích đoạn được dạy trong nhà trường, ngay tại thời điểm này, việc tìm mua hay tra tìm trên internet bản đầy đủ Khan Đăm San 2.077 câu là mò kim đáy bể. Các sản phẩm văn học - nghệ thuật khai thác chất liệu Khan, cũng thực sự hạn chế và vụn vặt.
Xuân Nhâm Dần 2022, lần đầu tiên có một tác phẩm hứa hẹn trở thành một “tác phẩm để đời” trở thành cầu nối đại chúng với huyền thoại sử thi Tây Nguyên, đó là ca kịch “Khát vọng Đăm San”, một tác phẩm tâm huyết của nhạc sĩ Nguyễn Cường, người từng thành công vang dội với việc đưa khí chất đại ngàn Tây Nguyên vào các nhạc phẩm của mình. Để có tác phẩm này, nhà biên kịch, nhạc sĩ Nguyễn Cường và các nghệ sĩ của Đoàn ca múa Đăk Lắk đã tốn 2 năm rưỡi chuẩn bị. Mới đây, tác phẩm đã được tổng duyệt và được đánh giá rất cao. “Vở ca kịch này thể hiện khát vọng nghìn năm của các dân tộc ở Tây Nguyên, như đã thể hiện trong Khan Đăm San” - ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở gowin99 - Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho biết.
Ca kịch “Khát vọng Đăm San” dài 70 phút, với 5 chương, ca múa liên tục với hầu hết là lời ca và chuyển soạn mới. Trong tác phẩm này, nhạc sĩ Nguyễn Cường, được đánh giá là có cách thể hiện mới sau nhiều năm viết nhiều nhạc phẩm về Tây Nguyên. Đó là “kết hợp dàn giao hưởng điện tử - hợp xướng được thu âm và hát diễn trực tiếp, pha trộn hương vị đặc sắc của âm nhạc Tây Nguyên. Phần hợp xướng, ca diễn tại chỗ của các diễn viên cũng được đầu tư dày dặn, nhất quán từ đầu đến cuối, tạo được cảm xúc, sự rành mạch”.
Sử thi - lời hẹn từ những buôn làng
Nếu hỏi Tây Nguyên có gì đặc biệt nhất, có thể sẽ nhận được nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng kho báu anh hùng ca - sử thi chắc chắn là câu trả lời thỏa đáng. Ở Tây Nguyên, nhiều dân tộc có sử thi anh hùng. Theo ngôn ngữ của mỗi dân tộc, sử thi được gọi với tên khác nhau. Nhưng trong mối quan hệ giao lưu rộng khắp hiện nay, cái tên “Khan” của dân tộc Ê-đê đã trở thành tên gọi rộng rãi.
Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản sử thi Tây Nguyên” được thực hiện trong thời gian từ 2001 đến 2008 đã sưu tầm được 801 tác phẩm với 5.679 băng ghi âm loại 90 phút. Con số này cho thấy mức độ khổng lồ của kho báu. Đặc biệt hơn nữa là kho báu này đang “sống”, nghĩa là vẫn được diễn xướng phục vụ người dân các buôn làng, trong các sinh hoạt cộng đồng; vẫn được các thế hệ học hỏi, lưu truyền và không loại trừ cả sáng tạo một cách huyền huyễn như trường hợp của nghệ nhân Rơ Mah Kim làng Ghè.
Không gian, không khí của các buổi diễn xướng sử thi cũng để lại ấn tượng đặc biệt cho mọi người. Với nhiều nghệ nhân, khi có đủ hứng khởi, diễn xướng sử thi giúp họ sống lại và hành động như đang trong không gian, thời gian của những năm tháng bi hùng của ngàn xưa. Có người nghe cảm thấy ở đó có sự phấn khích của những buổi “hầu đồng”, có người khác lại cảm thấy đây là bản Rap trường thiên đặc biệt, và nhiều cách cảm nhận liên tưởng khác…
Hơn 800 bộ sử thi đã được sưu tầm, hơn 70 tác phẩm đã được in thành sách, nhưng kho báu sử thi - anh hùng ca đồ sộ của Tây Nguyên sẽ vẫn là bí mật nếu công chúng không đến tận các buôn làng, ngồi bên cạnh nghệ nhân cùng cộng đồng, để lắng nghe và cảm nhận. Và từ Xuân Nhâm Dần này, khi cầu nối đặc biệt được xây dựng tại Đắk Lắk, công chúng sẽ có cơ hội nhiều hơn để khám phá về sử thi Tây Nguyên, về những nghệ nhân diễn xướng tài hoa và cả những lạ kỳ, huyền bí.