link tải gowin99 mới nhất

Tam Đảo - Bao giờ trở lại?

PV
Trong căn phòng gác giữa thành Nam nóng nực, chợt thấy lòng bâng khuâng xao xuyến khi ta chợt nhớ đến mùa hè trước; một mùa hè ắp đầy kỉ niệm...và Tam Đảo chợt hiện lên ngút mắt, bồng bềnh trong sương như vẫy gọi người tri kỉ…
tam-dao-1699158026.jpg
Khu du lịch Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Một ngày tháng Bảy, vừa ăn sáng xong; nghe bạn bè trong trại viết nhắc đến Tam Đảo mù sương, ta nhớ đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Ơ hay, núi cứ 3 hòn nhỉ...”. Tam Đảo thế nào, có đẹp như người ta vẫn ca ngợi hay không? Câu hỏi ấy cứ quấn riết lấy ta, khiến cho ta khát khao khám phá. Đã qua biết bao vùng quê Tổ quốc, chả lẽ đến ngần này tuổi rồi mà vẫn chưa được thưởng ngoạn Tam Đảo hay sao? Nghĩ là làm, ta về phòng thay đồ rồi nhanh chóng gọi thêm một người bạn. Biết rủ ai nhỉ? Đám bạn văn, còn mấy người; nhưng đều thuộc lớp U35, khó hoà nhập.

Bạn thơ hiếm, bạn bên “nghệ” lại đang hí hoáy, tí toáy với cọ với toan... Thế là tìm Đặng Thành Văn- thi sĩ Thái Bình, hai anh em người vừa sang tuổi “tri thiên mệnh”; kẻ cũng đã “bất hoặc” mấy mùa xuân, rất hợp thế là lên đường luôn! Xe băng qua  biết bao làng xóm của vùng trung du yên ả, vượt qua những cánh đồng bất tận và cả nghĩa địa ô tô của làng Tề Lỗ quanh co, qua thành phố Vĩnh Yên đầy sức trẻ với bao quyến rũ, với món cá Đầm Vạc chỉ nghe đã phát thèm;lặn lội thêm gần 30 km nữa cùng với cát sỏi, nín thở vì bụi đường, cả hai “lều thơ” đến chân Tam Đảo…

Dừng chân bên đường, dưới gốc ngút ngàn thông thăm thẳm, để con ngựa sắt nghỉ ngơi; ngước lên Tam Đảo chỉ thấy mờ mờ ảo ảo trong loá nắng trưa hè, thấy không khí như dịu lại, mát lành hơn. Bên gốc thông già, cứ nghĩ đã hàng mấy trăm tuổi, cái sức sống của nó khiến cho mình như được truyền thêm sức mạnh vô hình; chỉ chốc lát thôi đã thấy người khoan khoái lạ, mọi mệt nhọc tan biến. Lại lên đường. Đường lên Tam Đảo quanh co ôm vòng lấy chân núi rồi ngược lên mãi tưởng như đến tận trời. Xe tôi cứ ôm lấy đường núi mà tiến, con đường dốc làm sao, các khúc cua khiến cho tôi cứ phải căng mắt dõi theo biển báo, bởi chỉ lơ đễnh một chút là cả người và xe lăn nhào xuống miệng vực. Cứ thầm phục những người thiết kế và cả những người đã làm ra con đường, dù biết rằng để làm nên một Tam Đảo người dân đất Việt ta đã phải tốn biết bao mồ hôi, nước mắt và cả sinh mạng... Dù xe phân khối lớn nhưng vẫn phải về số 2 mới leo được lên dốc, có chỗ thấy đường bằng phẳng; mừng thầm, mới về số 3, song máy cứ ì ì, nghe đến xót ruột; đành tiếp tục trở lại số 2 tiếng máy mới êm lại. Vất vả đến cả tiếng đồng hồ, hai chàng nghệ sĩ tỉnh lẻ đã đến được đỉnh Tam Đảo mờ sương. Theo thói quen, nhìn xuống dưới ; mình thấy hoa mắt, chao ơi, giờ mới thấy con đường mình đã đi đáng sợ biết chừng nào...Tam Đảo bồng bềnh, đúng như những hòn đảo nổi trên mặt nước. Nhìn rừng thông cao chót vót, xanh biếc mắt, cảm thấy không khí như trong lành hơn, hùng vĩ hơn. Ta như được tắm trong cái ngộ Thiền của Quảng Nghiêm thiền sư, lại như có cảm giác của Không Lộ khi trèo lên đỉnh núi chọn kiểu đất Long xà; mới thấy ý vị tìm về Côn Sơn của Ức Trai tiên sinh ngày xưa... Khí thông toả ra, khiến cho ta thấy lòng ấm lại, ru ta vào miền kí ức xa xăm; nó như nhập vào thân thể, tạo nên cảm giác mạnh mẽ không ngờ. Ta bỗng nghĩ hình như cái hùng vĩ của núi rừng cũng làm cho người ta trở nên cao thượng và đẹp đẽ hơn chăng?

Ngồi một lát cho lại sức, nhưng đầu hơi váng; hoá ra mình không quen sự thay đổi đột ngột của không khí, bởi ở đây cao hơn mực nước biển khoảng 1400 m, nên áp suất  giảm, đã tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người. Rồi cũng thấy quen, anh em thả bộ ra chợ, qua các quầy hàng lưu niệm,các loại áo thổ cẩm được bày bán như những con bướm sặc sỡ, muốn hút mắt du khách...mình cứ muốn đứng ngắm mãi khu chợ của nơi này nhưng ấn tượng nhất là những gánh ngọn su su được bày bán la liệt. Những ngọn su su xanh mướt, mập mạp, mỡ màng;chỉ nhìn thôi cũng phát thèm. Ngọn su su sau khi đã tước bỏ vỏ ngoài, đem xào với các loại thực phẩm thì không chê vào đâu được; nó trở thành món đặc sản của Tam Đảo. Ai đến đây mà chưa được thưởng thức nó thì coi như chưa đến với ngọn núi mờ sương này!Những luống su su được trồng và dựng giàn cẩn thận, ngọn của chúng chĩa thẳng lên trời như muốn hút lấy tinh khí của đất trời để tặng lại cho con người.

Chiều xuống dần, những đám mây đủ các hình thù thi nhau sà xuống Tam Đảo, có đám mây hình tia chớp có đám lại như dải lụa đào óng ả, có đám hình một Tiên Ông, mình cứ tha hồ tưởng tượng; nhưng trí tưởng tượng có hạn; lại sợ tạo ra con quái vật như Hôraxơ từng định nghĩa thì...nên đành lặng ngắm mà thôi…

Dưới chân núi, phía xa xa, dòng sông như kì ảo hơn, mềm mại như dải lụa xanh ôm lấy Tam Đảo, tạo nên nét đẹp như cổ tích, như nỗi niềm thi nhân thời Thịnh Đường xưa. Sự chấm phá của tạo hoá đã làm cho Tam Đảo càng hút hồn du khách...Hoàng hôn đã thẫm tím, cả Tam Đảo bồng bềnh trong làn sương chiều mênh mang như ru người vào cõi mộng, khiến cho lòng bỗng trào lên một nỗi buồn vô cớ. Trăng đã lên, trăng đầu tháng ảo mờ đẹp đến mê ly; ngồi bên song cửa khách sạn mà như có cảm giác thò tay ra là với được vầng trăng giữa mênh mông, giữa tháng bảy mà trời lành lạnh, như gặp tiết thu về, hay như đang được sống giữa thành phố mờ sương nơi Tây nguyên đầy nắng gió. Mình lãng đãng suy tư, mặc kệ bạn văn chương; nói gì đây, khi mà trong lòng mình tựa hồ như “ngộ” được một chút ý vị Thiền Tông. Hoá ra, ngày xa xưa, Quảng Nghiêm thiền sư tìm chốn non cao rũ bụi đời chính là được thả hồn vào cái mênh mang của trời đất, hít thở bầu không khí trong lành thanh cao; nhận ra cõi tục luỵ đầy rẫy những toan tính kia chỉ là hư ảo mà thôi. Ngộ ra mà chợt giật mình, chao ơi, mình mới đi qua cái tuổi “bất hoặc” vậy mà đã vội “tri thiên mệnh” hay sao? Phải chăng, nếm đủ những đắng cay của cuộc đời nên giờ tỉnh ngộ? Hay trước vũ trụ bao la, trước cái hùng vĩ uy nghiêm của rừng thông xanh vòi vọi mình bỗng thấy nhỏ bé và vô nghĩa? Có lẽ cả hai!? 

Sáng hôm sau, từ biệt Tam Đảo; mình thấy tâm hồn thư thái lạ; mọi vương vấn, tính toan biến đâu mất, chợt nhớ câu văn của Trang Tử trong thiên “Đại Tông sư”: “Cổ chi chân nhân bất tri duyệt sinh bất tri ố tử kì xuất bất hân kì nhập bất cự tiêu nhiên nhi vãng tiêu nhiên nhi lai dĩ hỉ bất vong kì sở thuỷ bất cầu kì sở chung thụ nhi hỉ chi vong nhi phục chi” (Bậc chân nhân ngày xưa không ưa sống không ghét chết lúc ra không hăm hở lúc vào không do dự thản nhiên mà đến thản nhiên mà đi vui vẻ mà chịu nhận quên đi khi phải trở về)…

Giờ đây, cứ mỗi lần cảm thấy nặng nề; ta lại nhớ Tam Đảo, khát khao được trở lại đến cháy lòng...                                                 

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()