Rabindranath Tagore sinh ra và lớn lên trong gia đình trí thức, tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ. Tagore làm thơ và dịch thuật từ rất sớm, khi mới 8 tuổi với bút danh Bhānusiṃha ("Sư tử Mặt trời"). Những vần thơ của ông toát lên một vẻ đẹp của thiên tài, sau này cống hiến không chỉ cho Ấn Độ mà cho cả nhân loại.
Thơ Tagore luôn thể hiện cái dung dị, cái giản đơn. Nhưng đó là cái dung dị, giản đơn mà con người khó thấy, do bao lo toan cuộc đời đã làm ta quên lãng. Bài thơ trên đã lột tả một không gian sống động, yên bình. Chỉ cần gọi cho anh, anh sẽ mang tất cả đến cho em. Anh không gian dối, có gì từ anh, anh sẽ dâng đến cho em, trong giỏ hoa quả kia, cả trái ngọt lẫn trái còn xanh. Anh rất mệt nhọc để đem đến cho em tất cả, nhưng anh chỉ cần một tiếng gọi từ em. Tagore đã dẫn dắt người đọc, cho người đọc thấy rằng, hạnh phúc đơn giản là sự trao cho nhau những điều đơn giản nhất.
Ông từng quan niệm: “Chẳng thể có nhận thức nào khác. Thế giới này là thế giới [theo nhận thức] của con người – cái nhìn mang tính khoa học về nó cũng là cái nhìn của con người khoa học. Có những tiêu chuẩn về lý tính và xúc cảm để nó trở thành Chân lý, là tiêu chuẩn của Con người Vĩnh hằng, trải nghiệm của Con người Vĩnh hằng chính là thông qua trải nghiệm của chúng ta”.
Tagore viết nhiều thể loại, từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, âm nhạc… Ông là người châu Á đầu tiên đạt giải Nobel Văn học. Và nổi bật hơn cả trong thơ của Tagore, tấm lòng nhân ái của ông được biểu lộ rõ ra. Tagore rất hay đánh số ở các bài thơ của mình.
Bài số 1
Người hãy bảo đi
và con sẽ mang đến sân nhà Người
hàng giỏ đầy những quả
mặc dù đã có những thứ đã hỏng rồi
và những tứ hãy còn chưa chín.
Bởi mùa đã đến
tràn đầy và nặng trĩu
Và tiếng sáo mục đồng
rền rĩ trong bóng cây.
Người hãy bảo đi,
và con sẽ giong buồm trên sông.
Gió tháng ba xao xuyến
lay động những làn sóng lả lơi
làm thốt lên những tiếng thầm thì.
Khu vườn đã hiến dâng tất cả
và trong phút giây mệt mỏi buổi chiều
tiếng gọi từ trong nhà Người
đã vang trên bờ biển
khi mặt trời sắp lặn.
(Mùa hái quả - Tagore; Đào Xuân Quý Dịch; Nguồn: Thơ R.Tagore, NXB Văn học, 2009)
Bài số 1
Em, Người Thoáng Hiện Muôn Đời, lướt đi trong bóng tối, quanh tấm thân vô hình của em là khoảng không gian lắng đọng đang gặm mòn những bọt sáng quay cuồng
Có phải trái tim em đang trao cho Người tình đang gọi em qua nỗi cô đơn bất tận?
Có phải vì nỗi đớn đau vội vàng hối hả mà mái tóc rối của em xoã tung thành một mớ hỗn độn phong ba và những viên ngọc trai rạng ngời ánh lửa lăn xuống con đường em đi như từ một sợi dây chuyền bị đứt?
Bước em lướt nhanh, hôn lên bụi đất cõi đời này, biến nó thành sự dịu dàng, quét sạch mọi hoang dại; bão tố tập trung vào tay chân nhảy múa của em, làm lay động giọt mưa thiêng liêng của cái chết, tưới tắm lên cuộc đời và làm tươi mát những mầm non
Chỉ cần em mệt mỏi, đột ngột dừng lại trong chốc lát, thì cõi đời sẽ sụp đổ tan tành thành một đống ngổn ngang, cản trở bước tiến lên của nó, và ngay cả những hạt bụi nhỏ nhất cũng sẽ xuyên qua bầu trời trong suốt vô cùng với một áp lực không thể chịu đựng nổi
Những suy nghĩ của tôi nhanh hơn bởi nhịp điệu đôi chân vô hình quanh chiếc vòng đeo chân ánh sáng lung lay
Chúng vang lên trong nhịp đập tim tôi, và xuyên qua dòng máu tôi là bài thánh vị của biển xưa
Tôi lắng nghe lũ sấm sét nhào lộn cuộc đời tôi từ cuộc đời này qua cuộc đời khác, từ hình hài này qua hình hài khác, tung rắc bản ngã của tôi vào sự trang trải không cùng của những tặng vật, trong nỗi buồn và tiếng hát
Thuỷ triều dâng cao, gió thổi, con thuyền chòng chành như nỗi khao khát riêng tư, ôi trái tim tôi!
Hãy bỏ lại kho báu trên bờ biển và giong buồm qua bóng tối khôn dò để đi về phía ánh sáng vô biên
Nguồn: Người thoáng hiện (thơ), Rabindranath Tagore, Bùi Xuân dịch, NXB Đà Nẵng, 2015