Không thể mồ côi
Thời gian ở Mockva đã cho tôi bao tình bạn mới như Ngọc Liên, Tạ Thanh, Trung Chiến (sau là Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế), Ngọc Trinh, Huỳnh Tấn Mẫn, Huỳnh Tấn Kiệt…
Nhắc đến anh Mười Lù, tôi thấy cần nhắc lại những ngày đầu vào Miền Nam lúc chưa nhận công tác, tôi có đi tìm anh. Hồi đó nhà anh ở 24 Tú Xương.
Tôi nhớ ngày Hoài Nam con má Hai được đi học ở đại học Liên Xô, sau khi em tốt nghiệp phổ thông. Em cao lớn như Tây và giọng nói sang sảng giống bác Hai như đúc. Hoài Nam chỉ có giống má Hai là cận thị. Trước ngày lên đường, em xuống tôi chơi một ngày. Nam bế cháu Đào, cậu cháu tung tăng. Nhớ lại hôm đó cháu Đào đã tè ướt hết cả áo của cậu Nam. Tính Nam hiền và siêng năng lắm, ít nói nhưng rất tình cảm.
Giữa năm 1971, tôi chuẩn bị xong đại học, em Ngọc chuẩn bị đi học Liên Xô vào Đại học Tổng hợp Lomonoxop - Đại học danh tiếng nhất toàn Liên bang Nga. Em học giỏi suốt 10 năm liền, thi vào khoa Toán.
Tháng 10 năm 1960, tôi được má Hai đưa xuống Hải Phòng bằng xe ô tô của cơ quan. Tôi vào học tại Trường Học sinh Miền Nam số 18 tại Ngã Sáu.
Ở trường Thiếu nhi Quốc tế, điều tôi sợ nhất là, hàng tuần có hai lần học sinh phải uống dầu cá nước trước khi ăn cơm. Tôi rất sợ cái mùi tanh luôn làm cho tôi có cảm giác buồn nôn, nhưng cô bảo mẫu quy định, mỗi người đứng tiếp theo phải nuốt cho đến khi xong thìa dầu cá. Điều này là một cực hình với tôi. Giờ nghĩ lại, tôi mới thấy sự tận tình của các bảo mẫu và thầy cô người Tiệp Khắc đối với chúng tôi từ những việc nhỏ nhất như thế.
Tháng 4 năm 1956, tôi được me Kíu và má Hường đưa đi bằng tàu điện, tập trung ở trường Chu Văn An cạnh Hồ Tây. Tôi thấy rất nhiều các anh chị lớn tuổi, chỉ vài đứa nhỏ như tôi nhanh chóng được xếp vào Phân đoàn 3 và tôi là một trong 4 đứa nhỏ nhất đoàn.
Tôi và bọn trẻ con hay la cà sang nhà hàng xóm cách hai căn của bà cụ bán khoai lang… Tôi thích nhất là các củ khoai lang mật bé tí xíu của bà. Bà hay cho tôi ăn các đầu thừa đuôi thẹo mà bà cắt ra. Bà cụ lúc nào cũng bảo:
Tôi chỉ nhớ nhà bá Cung tôi có xe ô tô. Lúc ấy tôi thấy oai lắm, vì chồng của bá làm nghề gì đó nghe nói rất giàu.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thủ đô được giải phóng. Quân ta tiếp quản Hà Nội xong, tôi nhớ là nhà me Kíu thường có rất nhiều bộ đội qua lại, cả nam và nữ. Hầu như ai cũng hỏi: "Có tin gì về anh Đạo không"? Một vài người thì hỏi: “Bố cháu Vân ra sao?”
Tôi là một người bình thường, nhưng lại sinh ra vào thời điểm loạn lạc. Lúc mẹ chuyển dạ sinh ra tôi, cũng đúng vào thời khắc của lịch sử dân tộc. Cái thời khắc mà ai ai cũng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc mà tạm quên đi cuộc sống riêng tư. Khi tôi cất tiếng khóc chào đời thì cơn lốc chiến tranh đã ập đến.
Tôi cất tiếng khóc chào đời vào đúng thời điểm đáng nhớ nhất của cuộc Kháng chiến chống Pháp: Đêm ngày 19, rạng sáng 20 tháng 12 năm 1946 tại Hà Nội, khi cả Thủ đô đang ngút trời lửa đạn, cùng đất nước đứng lên theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm; không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc...”
Năm 1957, trong khuôn khổ chuyến thăm Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc (cũ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Trường Thiếu nhi Quốc tế, nơi có một số học sinh Việt Nam, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt đang học tập. Một cô bé 11 tuổi, mồ côi cha mẹ, vinh dự được Bác Hồ ôm trong lòng và chụp ảnh chung.