link tải gowin99 mới nhất

Sự đầu hàng của lửa

Ngày ấy tớ còn trẻ lắm, mới 20 tuổi và đang dở dang trên ghế trường Đại học, qua một khóa huấn luyện tân binh rồi chuyển về đơn vị.
245369275-1570653099935487-4083363323599670650-n-1634106687.jpg
 

Một lần, nghe cậu thanh niên trẻ bức xúc và dằn vặt mình trong câu chuyện không thể bảo vệ được người yêu của mình bị bọn lưu manh làm nhục, anh mới thủng thẳng nói:

- Tôi hiểu cậu, anh bạn trẻ ạ! Tôi không có lời khuyên nào cho cậu cả mà chỉ muốn cậu hãy nghe câu chuyện này. Đây là một câu chuyện có thực, xẩy ra đã lâu lắm rồi, vì những lý do rất riêng nên tên người và cả địa danh đã được đổi hoặc không nói, cậu lắng nghe và đừng ngắt lời tôi nhé! Và anh đã kể:

“Ngày ấy tớ còn trẻ lắm, mới 20 tuổi và đang dở dang trên ghế trường Đại học, qua một khóa huấn luyện tân binh rồi chuyển về đơn vị. Cùng với tớ còn 2 thằng sinh viên nữa nhưng chúng nó may mắn hơn, một thằng được xuống ngay trạm kiểm soát cửa Lạch, một thằng sung vào Đội công tác cơ sở gần đơn vị. Còn tớ cùng mấy thằng tân binh nữa thì phải ở lại Đội cơ động vũ trang do một gã trung sỹ chỉ huy. Có lẽ thấy tớ khỏe nên gã phân công cho thủ 1 khẩu trung liên RPD.

Một hôm gã trung sỹ bảo:

- Chúng mày chuẩn bị đi tuần tra, chuyến tuần tra dài ngày đấy, rồi chúng mày sẽ hiểu thêm nhiệm vụ của đơn vị.

Cả bọn hối hả chuẩn bị balô, súng, đạn, lựu đạn, cuốc xẻng…theo đúng cơ số được cấp phát với tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Mỗi thằng còn phải mang một bao tượng đựng được chục kg gạo nữa. Tay quản lý cứ càu nhàu “Chúng mày được ăn gạo, còn chúng tao phải ăn ngô”. Tớ đã đọc thấy ánh mắt hằn học của hắn khi phải chia cho cả bọn mấy cân cá khô dự trữ!

Cả bọn cứ đi dọc mép biển, cát lún dưới chân từng bước, vừa đi vừa quan sát cảnh vật và ghi nhớ các vật chuẩn theo tiếng địa phương. Phải nói Trung sỹ là một cựu binh lão luyện, gã gần như thuộc lòng từng mỏm núi, từng mô đá, từng xóm, từng làng và có rất nhiều người quen. Ở nhà gã đã có vợ nhưng địa bàn có cô nào đẹp là gã biết hết. Cứ mỗi lần đến bữa là lão lại kéo cả bọn vào một nhà dân nấu cơm ăn, trong lúc cả lũ lúi húi chẻ củi, nhặt rau, nấu ăn thì gã lẻn đi tranh thủ tán gái. Cả bọn biết hết nhưng vì là lính mới nên chẳng dám ho he. Rồi thì cũng đến một bãi biển hoang sơ, nói hoang sơ vì cái vẻ tĩnh lặng của nó. Khác với các bãi biển với cát mịn trải dài, bãi này lổn nhổn toàn đá cuội với vỏ sò, vỏ ốc. Trên bờ xanh ngắt một màu hoa muống biển, chúng bò lan ra tận mép nước. Trung sỹ bảo:

- Ở đây không có nghề đi biển, có lẽ là do bãi toàn đá, không có cát nên không thể làm bến đậu thuyền. Dân biển mà lại toàn làm nông, nghèo lắm!

Gã dẫn cả bọn vào một ngôi nhà nằm trơ trọi tách xa với chòm xóm và hắng giọng gọi tên chủ nhà. Một, hai rồi mấy cái đầu trẻ con lố nhố hiện ra, chúng reo vang khi nhìn thấy chúng tớ. Dỡ balô súng đạn dựa ở ngoài hiên, cả bọn bước vào nhà. Chủ nhà là một người đàn bà khá trẻ, chắc chị mới sinh con nên trông không được gọn gàng, một bên ngực, sữa đã thấm ra. Một tay ẵm đứa bé, một tay rót nước mời, qua giọng nói tớ đoán chị không phải là người địa phương. Trong bếp còn một cô gái đang lúi húi, lúc ngoảnh ra chào thì 2 má đã đỏ bừng, 2 hàng tóc mai lấm tấm nước. Như thường lệ, chúng tớ tỏa đi nấu ăn và trung sỹ thì tán gái, hình như gã rất quen thân ở đây nên lũ trẻ con thi nhau đu bám gã. Tớ tranh thủ nhìn chị chủ nhà, chị rất đẹp, ánh mắt đượm buồn, chị chỉ hơn tớ chừng 2 tuổi là cùng nhưng đã là mẹ của 3 đứa con. Anh chồng đi vắng, chị sống chung với các em của chồng. Nhìn mắt trung sỹ, tớ đoán là gã rất si mê chị, trước những câu cợt nhả, chị toàn cười trống lảng, ánh mắt xa xăm. Có lẽ chị càng đẹp hơn khi cười, đôi lúm đồng tiền thấp thoáng! Ra khỏi nhà, trung sỹ giải thích:

- Đấy là nhà của một đối tượng, chuyên chống đối chính quyền, chống chủ trương Hợp tác hóa. Một mình nhà này không vào HTX nên bị dân làng đuổi ra khỏi làng, phải ra làm nhà nơi hẻo lánh. Anh chồng làm nghề câu biển, một mình một thuyền hàng ngày đi câu, chiều tối mới về. Tôm cá câu được ai biết thì ra mua, xã không cho mang ra chợ. Nghề câu biển chắc cũng đủ ăn chỉ khổ lũ trẻ bị kỳ thị, không được đến trường.

Nói đến đây, giọng gã chùng xuống và tớ cũng đã hiểu phần nào ánh mắt buồn xa xăm của chị. Ít lâu sau, tớ lại được về Đội công tác cơ sở ở một địa bàn xa xôi, hiểm trở. Một hôm, ông Chuẩn úy trinh sát bảo:

- Hôm nay cậu phải vào Ủy ban, phối hợp với Công an huyện bắt “một tên phản động nguy hiểm”.

Đúng giờ, tớ có mặt, đã thấy lố nhố nhiều người. Ngoài mấy công an xã đã quen, còn thấy có 2 ông Công an huyện mặc sắc phục màu vàng (giống CSGT bây giờ). Theo phân công, tớ và 2 CA huyện sẽ vào nhà đọc lệnh và bắt, CA xã ở vòng ngoài. Trói xong sẽ áp giải xuống thuyền, đưa lên huyện. Toán người xuất phát, chúng tớ đi bộ còn mấy CA huyện đi xe đạp. Thấy mấy chiếc xe đạp rẽ vào con đường dẫn đến ngôi nhà hẻo lánh, tớ chột dạ “chẳng lẽ lại là…” và tớ đã không nhầm! Chó sủa vang khi cánh cổng ghép bằng những tay tre được mở, mấy ông CA xã gọi to:

- Yêu cầu chủ nhà mở cửa để Công an vào làm việc!

Phải gọi đến lần thứ 3, khi trong nhà nghe thấy tiếng trẻ con khóc ré lên thì cánh cửa giữa nhà mới được mở hé, một gã đàn ông lách ra ngoài, tay gã đút túi quần đã cộm lên khác thường. Gã hếch mặt hỏi, giọng đầy thách thức:

- Các ông là ai, muốn gì?

Một trong 2 người CA huyện tiến lên lấy lệnh bắt ra đọc

Tay vẫn đút túi quần, gã sửng cồ:

- Tôi không có tội, tôi phản đối.

Rồi mắt gã đảo quanh rất nhanh:

- Các ông về đi, tôi thách các ông vào bắt tôi đấy!

Nói xong gã rút từ túi quần ra một trái lựu đạn mỏ vịt, một tay lăm le rút chốt. Theo phản xạ, tất cả lùi lại, một số loay hoay tìm chỗ ẩn nấp. Trong nhà có tiếng khóc của cả trẻ con lẫn người lớn. Tình thế thật là khẩn trương! Không do dự, tớ tiến lên điềm tĩnh nói:

- Anh chống đối cũng vô ích, nếu tin mình vô tội thì cứ đi gặp chính quyền, đừng làm vậy thiệt thân, hãy nghĩ đến vợ và các con!

Thấy hắn trù trừ, tớ chìa tay ra nhẹ nhàng:

- Anh đưa lựu đạn đây, khéo đừng để rơi chốt.

Gã tần ngần rồi trao lựu đạn cho tớ, may mắn là cái chốt vẫn còn nguyên. Gằn từng tiếng, gã nói:

- Ở đây tụi bây đừng hòng làm gì được tao, tao chỉ nghe lời ông này thôi. Gã nói và chìa 2 tay sang tớ.

Lập tức tớ hô người trói tay gã lại. CA xã ùa vào trói giật cánh khuỷu và giải đi. Đi theo đoàn người mà trống ngực vẫn còn đập liên hồi kỳ trận, Tớ biết đằng sau cánh cửa khép hờ, có một ánh mắt đang nhìn theo căm hờn! Tớ sẽ không kể thêm rằng ở bến sông tớ đã nhấc bổng gã như thế nào để ném xuống thuyền, làm chiếc thuyền tròng trành quay tít. Trong đầu tớ lúc ấy chỉ tràn ngập những câu hỏi đan xen giữa nhiệm vụ và ánh mắt người đàn bà dõi sau khe cửa, cũng như câu hỏi “tại sao gã lại vâng theo mình, mình và gã còn chưa hề gặp nhau”? Lần đầu trực tiếp tham gia bắt trói người, khiến tớ day dứt, "chẳng thà là kẻ địch ở bên kia chiến tuyến"! Đã thế lão chuẩn úy trinh sát còn cười cười:

- Chú mày khá lắm, trước đây có lần đã nghe Cấp trên khen chú mày dũng cảm rồi. Hình như lúc ấy, nhiều thằng mặt tái mét, đúng không?

Chẳng buồn trả lời lão, tớ bảo:

- Tại sao hôm nay anh không đi mà lại bảo em?

Lão cười bí hiểm:

- Tớ phải đứng đằng sau các việc này, cứ để CA huyện làm vì đây là yêu cầu của xã, mục tiêu của chúng ta là vận động quần chúng, xây dựng lũy thép, hiểu chưa?

Tớ trân trân nhìn lão như nhìn người hành tinh khác rồi đi về chỗ ngủ, một giấc ngủ chập chờn! Sau này tớ mới biết gã bị bắt vì đã đe dọa giết tay xã đội trưởng, bắt gã trong trường hợp khẩn cấp! Kể từ ngày được trung sỹ cho biết đó là nhà của một đối tượng thì tớ đã có ý tránh xa ngôi nhà đó, mặc dù đã có nhiều lần đi ngang qua. Nhưng từ ngày xảy ra vụ bắt người thì ngôi nhà ấy lại ám ảnh lạ lùng, nhất là ánh mắt u uẩn của người đàn bà. Vài tháng sau, tớ tìm đến nhà chị. Tưởng chị sẽ né tránh nhưng không, vẫn ánh mắt đượm buồn chị bình thản cho biết vừa đi thăm nuôi chồng về.

- Chồng chị có oán trách gì về tôi không?

- Không, anh ấy rất tôn trọng anh (chị luôn gọi tớ là anh và xưng là em, mặc dù tớ ít tuổi hơn chị).

- Tôi và chồng chị đã gặp nhau bao giờ đâu?

- Anh không biết thôi, dân người ta biết hết đấy. Con Thắm (cô em chồng lúi húi dưới bếp dạo nào) tham gia dân quân và Đoàn thanh niên rất hay kể chuyện về anh, nó còn bảo anh vẫn dạy chúng nó hát và còn kèm cả con Nhài học nữa (quả thật hè vừa rồi tớ có kèm con Nhài học, cả xã có mỗi nó là con ông Bí thư đi học cấp 3) nên anh ấy rất nể. Anh ấy chỉ không ưa cái anh mà dạo trước đã dẫn các anh đến nhà em thôi (tớ nhớ ngay tới viên trung sỹ, ai bảo cứ hay hấp háy vợ người ta).

- Chị có biết đâu mới là nguyên nhân chính khiến anh bị bắt không?

- Nói ra thì dài anh ạ, anh nhà em nhiều tội lắm. Đầu tiên là không chịu vào HTX, sau nữa là không chịu đi bộ đội, cứ bảo nếu đi thì mấy mẹ con em sẽ không có cái ăn vì có ruộng đất gì đâu? Con Thắm làm dân quân thì có công điểm nhưng chỉ nuôi được mình nó. Ngoài mấy mẹ con em, anh ấy vẫn còn phải nuôi một lũ em. Anh ấy cũng định khi nào cháu út cứng cáp thì sẽ cho em đi chợ buôn cá, nên cứ lần lữa không đi nghĩa vụ.

- Thế còn cái chuyện dọa giết xã đội trưởng?

- Chuyện này thì phức tạp lắm, mà em không dám kể đâu!

- Chị cứ kể, đừng ngại, tôi cũng đoán trong chuyện này có vấn đề.

- Cái ông xã đội trưởng ấy, dê lắm, cứ thấy gái xinh là tán tỉnh và nhất định phải ngủ bằng được, xã này nhiều người kêu ca lắm rồi. Lão ta rất mê em nên cứ theo tán tỉnh từ khi em mới vể đây làm dâu, mà anh nhà em lại có máu ghen. Nhiều lần lão ta nấp gần nhà đợi em ra ngoài là vồ. Em chỉ chống cự mà không dám mách chồng, sợ to chuyện thì lão ấy trả thù, làm căng chuyện trốn bộ đội. Em biết là lão chỉ lăm le bắt chồng em đi thôi. Nhưng rồi chẳng hiểu sao chuyện cũng đến tai chồng, có lẽ bọn trẻ đã trông thấy về mách. Chồng em căm lắm nên mài sẵn con dao, làm thêm cái cán dài thề là sẽ chọc tiết lão nên lão sợ quá, làm giấy lên huyện đòi bắt. Hôm qua lão lại lân la, bị em chửi toáng lên. Chồng em bị bắt rồi, giờ em không sợ chi nữa!

Ra về mà lòng dạ ngổn ngang, cái tay xã đội trưởng này tớ còn lạ chi nữa. Mấy lần làm việc với cấp ủy xã, tớ toàn thấy gã ngồi rít thuốc lào rồi ngáp vặt, chỉ được mỗi cái là to khỏe, lúc nào quần cũng xắn cao khoe 2 bắp chân to xụ đầy lông xoăn tít, dáng vẻ tất bật làm như bận rộn lắm. Lão là bộ đội phục viên vì hoàn cảnh gia đình nên không tái ngũ. Có lẽ trong bộ đội, lão ở bộ phận hậu cần nên có vẻ chẳng hiểu biết gì về tác chiến cả, có mỗi việc xây dựng phương án đánh địch đổ bộ mà diễn tập mấy lần vẫn còn lúng túng. Nhưng chỗ nào có nhiều dân quân nữ là đều thấy mặt lão! Đến tối, chuẩn úy trinh sát nhìn tớ tủm tỉm:

- Hôm nay chú mày vừa đi đâu về? trên xã đã thấy xì xào rồi đấy!

Tớ ú ớ định trình bầy thì chuẩn úy khoát tay:

- Thôi khỏi! chỉ nhắc chú mày là hết sức cẩn thận, không phải cái gì cũng phải đi giải thích. Bây giờ đã hiểu là tại sao tớ kiên quyết đứng ngoài vụ này rồi chứ?

- Nhưng chả lẽ…

- Chú mày phải luôn nhớ nhiệm vụ chính của chú mày là gì? Cấm cãi!

Tớ nghiến răng, nện nắm đấm xuống tấm gỗ kê làm giường, nó rung lên bần bật.

Ít lâu sau, tiện đường tớ lại rẽ vào thăm chị. Chị vẫn thế, xinh đẹp và u uẩn buồn. Uống xong bát nước chị rót, tớ cứ đăm đăm nhìn chị mà không biết nói điều gì. Chị cũng vậy, chỉ nhìn mà không nói. Lát sau, tớ thở dài rồi ra về, lòng trĩu nặng. Đi được một quãng, tớ cảm thấy có người đang theo rõi mình, liền nhớ tới lời khuyên của chuẩn úy. Một tối Thắm đến tìm, điệu bộ hớt hải:

- Chị em muốn gặp anh, có chuyện quan trọng lắm!

Nhìn ánh mắt lo lắng của em, tớ gật đầu:

- Anh sẽ đến ngay.

Thắm về rồi, chuẩn úy bảo:

- Chú mày không nên đi lúc này.

- Anh biết hết rồi à?

Chuẩn úy không nói gì và quay vào nhà. Tớ suy nghĩ lung lắm, chắc phải có chuyện gì quan trọng và gấp lắm thì Thắm mới phải tới lúc này? Làm sao mình có thể bỏ mặc chị được! Nai nịt chỉnh tề, không quên vác thêm khẩu AK, tớ băng vào đêm tối. Trong nhà tối thui, chỉ có ngọn đèn dầu leo lét để giữa bàn nước. Gặp tớ, chị lo lắng:

- Em sợ lắm, mấy ngày hôm nay nó đều đến nhà và công khai đề nghị em phải chiều nó, nếu không muốn chồng tù rục xương.

Tớ trấn an:

- Nó dọa chị đấy, đừng sợ, còn có pháp luật.

- Thời chiến thế này, biết thế nào được hả anh?

- O Thắm đâu rồi?

- Hôm nay nó đi trực dân quân, một mình ở nhà em sợ lắm. Tí nữa thế nào hắn cũng đến đấy!

Đúng lúc ấy, ngoài sân có tiếng chó sủa và ánh đèn pin. Cánh cửa bật mở, một bóng người bước vào. Tôi vớ khẩu AK nhưng hóa ra là chuẩn úy. Lão vui vẻ chào rõ to:

- Chào cả nhà, trời nóng hè! Hôm nay anh em chúng tôi có việc đi ngang qua đây vào thăm hỏi gia đình, vẫn khỏe cả chứ, có đủ cái ăn không? Nói xong lão nháy mắt nhìn tớ.

Có thêm lão, chị mừng hẳn lên, câu chuyện chủ yếu xoay quanh bọn trẻ. Lão đã cố ý nói rất to khiến tôi ngờ ngợ. Lát sau, lão kéo tớ ra về không quên to giọng dặn chị khuyên chồng cải tạo cho tốt để sớm được trở về nhà. Đi được khoảng vài chục mét bỗng thấy có tiếng chân chạy rầm rập, đèn pin loang loáng, súng ống loảng xoảng, một tốp dân quân chạy tới. Nhìn thấy chúng tớ đi ngược chiều lại, họ liền tản ra. Phía cuối xa xa có một cái bóng rất quen! Tớ nắm chặt tay chuẩn úy bóp nhẹ một cái, lão vẫn lạnh lùng rảo bước. Suốt chặng đường trở về, cả hai đều im lặng. Về nhà, vứt xà cột và bao súng lục xuống giường, Chuẩn úy chần cho tớ một trận. Nào là đa sầu đa cảm kiểu tiểu tư sản, quân tử vụn vặt, khí khái rởm…bla, bla…Tớ chỉ biết cắm mặt xuống nghe chửi mà lòng thầm cám ơn lão đã cứu nguy cho mình khỏi “bàn thua trông thấy”. Tớ lẩm bẩm trong miệng “Cái lão Mường này sao mà khôn thế nhỉ, người Kinh cũng không khôn bằng lão”. (Chuẩn úy là người Mường nhưng tinh tế vô cùng, hai anh em đã gắn bó với nhau khá lâu và cùng nhau xuýt chết trong một vụ mà có dịp tớ sẽ lại kể). Có lẽ sự xuất hiện của cả chuẩn úy và tớ vào đúng cái lúc mà Xã đội trưởng định ra tay nên đã làm gã phải chùn bước. Sau hôm đó tớ cũng ý tứ hơn, thỉnh thoảng gặp Thắm biết tình hình vẫn ổn nhưng tớ biết đó chỉ là một khoảng lặng sau bão! Những lần phải giáp mặt sau đó, xã đội trưởng đều lảng nhìn đi chỗ khác. Bằng đuôi mắt tớ vẫn nhận ra nơi gã những tia mắt hằn học, hờn căm. Một thời gian sau, chúng tôi chuyển địa bàn sang một vùng giáo toàn tòng, tình hình ở đây có những diễn biến phức tạp khiến tớ gần như không biết thêm gì về tình hình của chị nữa. Thỉnh thoảng trong giấc mơ vẫn thấy mơ về chị, vẫn lại thấy ánh mắt dịu dàng, u uẩn. Có lúc tớ lại nghĩ, giá mà chị chưa lấy chồng! Sau hiệp định Pari ít lâu, chúng tôi được lên Huyện tập huấn làm căn cước, tớ gặp lại Thắm. Em đẫy ra, bụng có vẻ lùm lùm, thì ra em đã lấy chồng và về xã khác. Khi hỏi thăm về chị, Thắm rất buồn và cho biết, từ khi chúng tớ chuyển địa bàn và nhất là sau khi Thắm lấy chồng, chị rất cô đơn, bị làng xã bỏ rơi không có nơi bấu víu, trong khi tên kia vẫn không từ bỏ dã tâm. Nó bao vây, o ép, dọa dẫm và trong một lẩn bị chiếm đoạt, nó đã để lại chị một cái thai, bây giờ đã to lắm rồi. Chị rất xấu hổ không dám đi đâu cả. Hỏi:

- Sao không bỏ nó đi?

- Bỏ làm sao được, anh còn lạ gì, bây giờ nếu không có giấy của ủy ban thì không đâu "giải quyết" cả. Có lần chị liều uống thuốc lá của người nào đó mách để cho thai ra, bị ngộ độc xuýt chết. Bây giờ có gặp anh cũng không nhận ra được đâu, chị gầy lắm, hai hốc mắt buồn và trũng sâu, cái bụng mỗi ngày một lớn…

Thắm còn kể nhiều lắm, nhưng tai như đã ù đi không còn nghe thấy gì nữa, mắt tớ nhòe lệ. Tớ cố hình dung ra chị ngày đêm đang phải vật lộn cuộc sống để nuôi một giọt máu của một kẻ thủ ác. Chị sẽ sống ra sao với một đàn con lóc nhóc, chị sẽ giải thích thế nào với chồng khi anh mãn hạn tù trở về, nhất là mỗi khi phải nhìn thấy một thằng bé con mà lông chân đã xoăn tít? Tớ cố tưởng tượng ra cuộc chiến không cân sức của 2 thằng đàn ông, một người khỏe mạnh chất chứa hờn căm còn người kia có cả một quả núi sau lưng. Sau khi trấn tĩnh trở lại, tớ nói:

- Thắm, hãy ghi nhớ và chuyển những lời này cho chị : “Hãy cố sống cho đến ngày chồng trở về bắt kẻ kia đền tội, còn đứa bé không tội tình gì, nếu nó muốn thì cho nó đón nhưng phải để lớn tí đã. Chị không được mặc cảm, người đời sau khi biết chuyện sẽ thêm thương yêu chị. Số kiếp chị phải khổ vì chị là người có nhan sắc mà gowin99 chưa có thể bảo vệ được lúc này. Anh và mọi người vẫn yêu thương chị như ngày nào”.

Và Anh bạn trẻ, câu chuyện tớ kể đã hết, cậu cũng đã thấy tớ cũng không bảo vệ được người mình yêu thương vì kẻ xấu lúc đó quá mạnh. Những lúc ấy chúng ta phải lùi bước, thậm chí phải đầu hàng nhưng đó là sự đầu hàng của lửa, tắt lúc này nhưng sẽ bùng lúc khác”. Anh bạn trẻ tuổi nói như reo “Bác nói đúng, đó là sự đầu hàng của lửa” ./.

 

Theo Chuyện Làng quê

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()