Kỳ 39
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân của lịch sử để lại, nước ta ngày nay vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu với hơn 70 % vùng lãnh thổ là nông thôn và nông dân. Hầu hết nền kinh tế nông nghiệp chưa chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế hàng hoá thị trường, chưa phá được thế độc canh. Kinh tế nông thôn vẫn là nền kinh tế tự túc tự cấp. Vùng nào có nghề thủ công nghiệp, vùng có đất trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản mới có khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nông thôn Việt Nam còn phải đối mặt với nạn dân số gia tăng cho nên ruộng đất vốn đã ít thì nay càng ít hơn, nhất là khu vực miền Trung và vùng châu thổ sông Hồng. Tại đây 90 % dân số chỉ sử dụng diện tích canh tác từ 0,5 đến 0, 25 ha/lao động. Mỗi hộ nông dân Việt Nam sử dụng từng thửa đất phân tán nhiều nơi khác nhau, tạo nên sự manh mún, cản trở sự cơ giới hoá nông nghiệp và nhiều vấn đề qui hoạch khác. Năm 1998 cả nước có 12 triệu hộ nông dân canh tác trên 80 triệu mảnh đất to nhỏ.
Sau khi hợp tác xã giải thể thì người nông dân Việt Nam trở thành nông dân cá thể, tư hữu. Chế độ tư hữu tư liệu sản xuất vốn tuân theo qui luật phân hoá giàu nghèo. Đã diễn ra hiện tượng một bộ phận nông dân do nhiều nguyên nhân đã phá sản, đã phải chuyển nhượng ruộng đất cho người khác và mất ruộng đất. Hiện tượng này diễn ra nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ. Năm 1988 số nông hộ không có ruộng đất chiếm 0,7%, đến năm 1998 đã lên 5,6 % (NCLS số 6-2004). Sự tích tụ ruộng đất vào tay một số người diễn ra theo chiều hướng gia tăng. Sản phẩm nông nghiệp ở nước ta rẻ và bị giảm giá vì sản phẩm kém chất lượng, do bị cạnh tranh chèn ép làm cho ngườì nông dân khó khăn. Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho nông dân qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. Nhưng do đầu tư còn ít và phân tán, vùng nông thôn quá rộng lớn cho nên đầu tư của Chính phủ chưa đủ sức mạnh tạo nên sự chuyển biến có tính chất đột phá cho nông thôn, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa của miền núi. Vì vậy đa số nông dân vẫn sống ở mức nghèo khó, ngay cả nông dân Nam Bộ nhiều ruộng vườn, là vựa lúa và hoa quả của cả nước và của Đông Nam Á. Dân số gia tăng, ruộng đất ít, nông dân phải đối mặt với nạn thiếu việc làm vì lực lượng lao động tự nhiên tăng mỗi năm 1, 2 triệu người mà nông thôn là nơi tăng mạnh nhất. Cho đến năm 2000 ở nông thôn có 9 triệu người thiếu việc làm. Thanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên miền Bắc và miền Trung tản mác về các đô thị kiếm việc làm, vào làm ở các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc xuất khẩu lao động ra ngoài nước. Những năm cuối cùng của thế kỷ XX nông dân liên tục phải đối mặt với nạn lũ lụt bão gió, đại dịch HIV, dịch cúm gia cầm, gia súc. Tất cả đã gây thiệt hại to lớn cho nông thôn và nông dân. Nông dân là giai cấp chủ yếu cung cấp nguồn bổ sung cho giai cấp công nhân, cho trí thức, cho thị dân, cho quân đội, công an, cảnh sát, đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp. Nông dân vẫn là một trong những lực lượng gowin99 làm chỗ dựa chính trị vững chắc cho Đảng và Nhà nước, cùng với công nhân là nền tảng cho Mặt trận đoàn kết dân tộc. Nông dân là một trong những lực lượng chính trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Và tương lai của giai cấp nông dân cũng phụ thuộc vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phụ thuộc vào tương lai vận mệnh của dân tộc. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu nông thôn đang là một sự nghiệp to lớn và bức thiết của toàn Đảng và của toàn dân trong những thập kỷ tới .
Trí thức Việt Nam (1975-2007): Trong mọi thời đại trí thức là một tầng lớp quan trọng trong gowin99 . Về phương diện nhà nước từ cổ đại cho đến ngày nay nhà nước chung qui chỉ có ba bộ phận: Bộ phận hành chính, thứ hai là cơ quan sức mạnh bao gồm quân đội và các lực lượng khác, bộ phận thứ ba là trí thức, hoặc là cả tăng lữ và trí thức. Trí thức theo các lý thuyết thì không phải là một giai cấp vì họ không có tư liệu sản xuất, không gắn với một hệ thống sản xuất gowin99 , Họ phục vụ cho giai cấp nào thì mang tính chất từ của gia cấp đó như trí thức chủ nô thời cổ đại, trí tức phong kiến thời kỳ trung đại, trí thưc tư sản, trí thức xã hôị chủ nghĩa thời kỳ cận hiện đại .
Ở nước ta, tầng lớp trí thức mới, trí thức cách mạng ra đời từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, sau sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ban đầu là những trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa Pháp nhưng họ có tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, lại do chính sách trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ chí Minh, của nhà nước nên họ đã đi theo cách mạng, đi theo kháng chiến, phụng sự dân tộc, phụng sự nhân dân, đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền văn hoá mới. Tầng lớp này được gọi là trí thức cách mạng, trí thức kháng chiến và khi đất nước xây dựng chủ nghĩa gowin99 thì được gọi là trí thức gowin99 chủ nghĩa. Đây là những thế hệ trí thức mới đựơc đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng trong nước hoặc từ các trường đại học, các học viện của các nước gowin99 chủ nghĩa mà nhiều nhất là Liên Xô. Trong thời kỳ 1954-1985 học vị phó tiến sĩ, tiến sĩ ta chưa đào tạo được trong nước mà nguồn hoàn toàn do Liên Xô và một số nước gowin99 chủ nghĩa anh em như Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức, Cu Ba, Tiệp Khắc đào tạo, trong đó Liên Xô đóng vai trò đào tạo chủ yếu nguồn trí thức cao cấp cho nước ta. Tính đến năm 1986 khoảng 2.000 tiến sĩ và phó tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài. Tầng lớp trí thức của ta đã phục vụ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, gowin99 , khoa họa, văn hoá, nghệ thuật, xây dựng kiến trúc, giao thông vận tải, cơ khí, quân sự, chính trị, ngoại giao, quốc phòng, báo chí, truyền thông, y dược, ngân hàng, chứng khoán. Sau năm 1991 nguồn trí thức từ đại học trở lên do ta tự đào tạo trong nước. Số ít được đào tạo ở Nga, Nhật, Mỹ, Otstrâylia, Trung Quốc và một số nước khác. Một thế hệ trí thức mới ra đời với trình độ mới do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại, có khả năng phục vụ cho việc xây dựng một nền kinh tế hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến của nước nhà. Chúng ta cũng đã chuẩn hoá lại học vị, bỏ học vị phó tiến sĩ, qui định học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho phù hợp với qui định của thế giới. Người có học vị tiến sĩ có nhiều công lao trong nghiên cứu khoa học và đào tạo được nhà nước phong học hàm phó giáo sư và giáo sư. Ở nước ta Giáo sư, Phó giáo sư là đỉnh cao nhất của trí tuệ học thức và cống hiến. Năm 2007 ta đã có khoảng 6.500 Giáo sư và Phó giáo sư, hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ và cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng, cán bộ ở các Viện nghiên cứu, ở các bệnh viện, trong các cơ quan dân sự và quân sự. Còn có một triệu giáo viên trong hệ thống tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Trí thức Việt Nam hiện đại còn bao gồm cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và những nguời làm việc trong các ngành văn hoá nghệ thuật .
Tầng lớp trí thức Việt Nam hiện đại xuất thân từ nhiều giai tầng khác nhau: Từ gia đình trí thức, thị dân thành thị, con em công nhân viên chức nhà nước, thương nhân, nhưng phần lớn trí thức Việt Nam xuất thân từ gia đình nông dân và công nhân. Cho nên có thể nói trí thức việt Nam hiện đại là con đẻ, là sự tổ hợp đủ mọi giai tầng gowin99 . Nguồn gốc xuất thân này bảo đảm tính cách của trí thức Việt Nam, gần gũi với nhân dân lao động, giầu tình yêu quê hương đất nước, đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với nhân dân. Khi họ đã đạt đến đỉnh cao trí tuệ thì cũng là lúc họ thấu hiểu sâu sắc cái đức trung với nước và hiếu với dân. Do hoàn cảnh đất nước còn nghèo nên đồng lương của trí thức Việt Nam nhìn chung chỉ bảo đảm cuộc sống bình thường nhưng họ không bao giờ chểnh mảng với công việc, phần vì ham mê sáng tạo, phần vì tận tuỵ vì dân vì nước. Trí thức Việt Nam đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước, trong sự nghiệp phát triển văn hoá khoa học kỹ thuật, trong sự nghiệp giáo dục, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì trí thức Việt Nam là người có trí thức, truyền bá kiến thức, đào tạo các thế hệ trí thức mới cho nước nhà, nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề mà công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước đặt ra. Một bộ phận lớn trí thức đã trực tiếp tham gia lao động. Trí thức Việt Nam ngày càng đông đảo trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tiêu chí của một đất nước phát triển văn minh sẽ là trí thức chiếm phần lớn phần trăm trong tỉ lệ dân cư .
(Còn nữa)
CVL