Đoạn đầu phố nhộn nhịp với những hàng thịt chó,từng bàn đầy chó đã thui,chó đã luộc chín,tấp nập từ sáng đến tối.Tây lông qua đây chỉ thích chụp những bàn đầy ắp chó thui cả sống lẫn chín.Chúng có vẻ lạ lẫm và ngạc nhiên lắm (hai ảnh dưới).
Giữa phố,quanh số nhà 125 Phùng Hưng là chợ cho người đã chết,từ quan tài các loại,đến đủ kiểu vòng hoa,áo xô,mũ rơm,hương,nến chằng thiếu thứ gì cho dù nhỏ nhất,khi người đã chết cần.
Thời chiến tranh phá hoại của Mỹ,đoạn cuối phố Phùng Hưng(trước cửa trường Thăng Long) được xây hàng loạt hầm trú ẩn.Những căn hầm này cũng là những cư dân của phố tôi trong 7 năm.
Hai mươi năm mang tên chợ tạm Phùng Hưng kể từ ngày cháy chợ Đồng Xuân (1994),đến khi chợ xây xong to đẹp hơn,Đồng Xuân lại vẫy chào Chợ tạm.Nhường chỗ cho chợ Hàng Da để xây Trung tâm thương mại.Sau ba năm Trung tâm thương mại Hàng Da đẹp mỹ miều hoàn thành,phố Phùng Hưng còn là chợ tạm của chợ Âm Phủ,chợ tạm của chợ Hàng Bè.
Phố tôi oằn mình vì chợ tạm,cư dân phố quen dần với rác rưởi,bẩn thỉu,đông đúc chật chội,ồn ào,phức tạp và hàng chục các tệ nạn khác...mãi đến cuối năm2013 phố tôi mới hết nạn chợ tạm.
Hiện nay phố Phùng Hưng đã được lát đá vỉa hè,làm cống ngầm như những phố cổ. Phải chăng đây là một sự đền đáp những "công lao"của phố tôi ba chục năm qua?Thiết nghĩ phố Phùng Hưng xứng đáng được nhận HUÂN CHƯƠNG CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC và danh hiệu ANH HÙNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
Theo Chuyện làng quê