Trường THCS Lê Quý Đôn hiện có tổng số 550 học sinh. Việc thực hiện Nghị quyết số 14 đã tạo điều kiện thuận lợi để trường triển khai thực hiện các khoản thu theo quy định. Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn Nguyễn Văn Ban cho biết: Trường triển khai một số khoản thỏa thuận như thu tiền vệ sinh, bảo vệ, trông xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện… theo đúng mức quy định trong Nghị quyết số 14. Các khoản thu được trường thực hiện đảm bảo đúng quy định, chi đúng mục đích, hiệu quả. Trước khi thu chúng tôi lập dự toán thu, chi từng khoản đảm bảo tính đúng, tính đủ bù đắp chi phí, phù hợp với điều kiện kinh tế - gowin99 của địa phương và phù hợp với thu nhập của cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, do học sinh cũng khá đông, hoạt động dạy và học ứng dụng nhiều thiết bị công nghệ thông tin có sử dụng điện như máy tính, máy chiếu, quạt, điện thắp sáng… Trung bình mỗi tháng chi phí tiền điện của trường khoảng 5 triệu đồng. Đây là một khoản chi khá lớn song Nghị quyết số 14 lại quy định không được thu các khoản này. Ngân sách cấp cho điện sinh hoạt lại hạn hẹp nên không đủ để chi, bởi vậy trường cũng gặp một số khó khăn
Còn tại Trường Tiểu học Thạch Khoán ở trên địa bàn kinh tế - gowin99 còn nhiều khó khăn, điều kiện thu nhập của phụ huynh học sinh còn hạn chế nên trường đã cố gắng cân đối thu, chi các khoản thỏa thuận với phương châm giảm gánh nặng cho phụ huynh học sinh.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Lanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Khoán chia sẻ: Năm học 2022 – 2023, trường có tổng số 15 lớp với 381 học sinh. Phương châm của trường là tính toán các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đảm bảo thu bù chi và thấp nhất có thể. Trường thực hiện thỏa thuận các khoản gồm: Vệ sinh (13.900 đồng/tháng/học sinh); tổ chức các hoạt động ngoài giờ sau giờ học (6.000 đồng/buổi/học sinh); trông ngoài giờ (4.000/ngày/học sinh), tiền ăn bán trú (15.000 đồng/bữa)…Hiện trường chưa triển khai thu thỏa thuận tiền bảo vệ vì khoản này đã được ngân sách cấp hết năm 2022. Bước sang học kỳ 2, trường sẽ họp phụ huynh và triển khai khoản thu, chi này.
Một điểm khác biệt của Trường Tiểu học Thạch Khoán so với các trường khác là mặc dù Nghị quyết 14 có cho phép thu tiền gửi xe nhưng trường không triển khai thu khoản này. Theo thầy giáo Nguyễn Ngọc Lanh, trường có 100 em đi xe đạp, tuy nhiên nhân viên bảo vệ của trường vẫn có thể tự đảm nhận được đồng thời 2 nhiệm vụ bảo vệ và trông giữ xe nên trường không phải thuê thêm người và không thu tiền của học sinh. Nhờ việc triển khai minh bạch, công khai và đúng quy định nên nhận được sự tin tưởng, đồng tình ủng hộ của các phụ huynh.
Những năm học trước, việc triển khai các khoản thu thỏa thuận như: Tổ chức ăn bán trú cho học sinh, vệ sinh, điện, nước uống tại Trường Mầm non Hoa Ban gặp khó khăn do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Năm học này, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong trường được thực hiện theo Nghị quyết số 14 nên tạo thuận lợi cho trường. Trường Mầm non Hoa Ban xây dựng và triển khai kế hoạch thu, chi năm học đảm bảo mức thu đều thấp hơn mức được quy định trong Nghị quyết số 14. Đặc biệt, với khoản tiền trông trẻ ngoài giờ, trường thỏa thuận 6.000 đồng/ngày/trẻ và thu theo thực tế trẻ đi học hằng ngày chứ không thu theo tháng, đảm bảo minh bạch, chính xác. Bên cạnh đó, trước khi triển khai thu, trường trao đổi thỏa thuận, thống nhất với cha mẹ học sinh bằng văn bản, có sự thống nhất trong hội đồng trường và báo cáo cấp có thẩm quyền để quyết định mức thu.
Có thể nhận thấy, Nghị quyết số 14 của HĐND tỉnh là hành lang pháp lý, là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục công lập triển khai thực hiện các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong trường học, góp phần minh bạch hóa các khoản thu trong các cơ sở giáo dục, tạo sự tin tưởng đối với phụ huynh và nhân dân.