link tải gowin99 mới nhất

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phú Thọ phải lường trước kịch bản xấu, chuẩn bị chủ động hơn, cao hơn một mức so với tốc độ lây của dịch.

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cùng Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ về công tác phòng, chống dịch COVID-19. 
dt1-92-1636014102.jpg
Quang cảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo tại tỉnh Phú Thọ.
 

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương, đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của tỉnh Phú Thọ trong các đợt dịch bùng phát; đã tăng cường lực lượng hỗ trợ các địa phương có dịch. Trong bối cảnh mầm bệnh đã ngấm sâu trong cộng đồng, tỉnh Phú Thọ đã có các giải pháp ứng phó phù hợp, tích cực, bảo đảm đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong đó, tỉnh đã mạnh dạn cách ly F1, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.

Phó Thủ tướng yêu cầu Phú Thọ tuân thủ các nguyên tắc từ những ngày đầu chống dịch là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và điều trị tích cực; tuy nhiên cần điều chỉnh linh hoạt và bám sát thực tiễn. Các lực lượng phải ngăn chặn, giám sát dịch bệnh lây sang nơi đang an toàn, phát hiện sớm, thực hiện cách ly nghiêm, khoanh vùng hẹp, điều trị từ sớm. Cùng với kế hoạch ứng phó với dịch bệnh, Phú Thọ phải “lường trước kịch bản xấu để có sự chuẩn bị, chủ động hơn một bước, cao hơn một mức so với tốc độ lây của dịch”.

dt2-59-1636014315.jpg
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Phú Thọ.

 

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung phân bổ đủ vaccine để tỉnh Phú Thọ tiêm mũi 1 cho 100% người từ 18 tuổi trở lên. Sau khi hoàn thành tiêm vaccine, tỉnh Phú Thọ cần tổ chức đội tiêm để hỗ trợ cho các địa phương khác khi có yêu cầu. Về xét nghiệm, tỉnh Phú Thọ cần kết hợp các phương thức xét nghiệm (mẫu đơn, mẫu gộp, xét nghiệm nhanh, xét nghiệm Realtime RT-PCR) đạt hiệu quả cao nhất nhưng tránh xét nghiệm tràn lan, lãng phí.

Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, Phó Thủ tướng nêu rõ việc không được trực tiếp đến lớp ảnh hưởng rất lớn đến học tập và phát triển tâm sinh lý của học sinh. Đây không chỉ là nhu cầu của học sinh mà còn là của phụ huynh học sinh. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, chưa có khuyến nghị chính thức tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi.

Phó Thủ tướng lưu ý: Không thể đợi tiêm hết vaccine hoặc hết ca nhiễm trong cộng đồng mới cho trẻ đi học trở lại. Phú Thọ cần căn cứ vào thực tiễn, linh hoạt để từng bước mở lại hoạt động giáo dục trực tiếp; có phương án, hướng dẫn chi tiết các quy định phòng, chống dịch trong lớp học, khi ra chơi; phương án xử lý khi có ca mắc trong trường học…

Báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Minh Châu, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Thọ nêu rõ: Phần lớn các ổ dịch tại địa phương có nguồn lây là người trở về từ vùng dịch. Đến nay, tỉnh đã kịp thời giám sát, điều tra dịch tễ, truy vết triệt để các ổ dịch ngoài cộng đồng trên tinh thần phát hiện đến đâu thực hiện kiểm soát đến đó. Tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc, sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống dịch nhưng không được "ngăn sông cấm chợ".

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đề nghị sớm được phân bổ để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, nhất là cấp trung học phổ thông để học sinh quay trở lại trường.

Theo báo cáo, từ ngày 14/10 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan ra 12/13 huyện, thị xã, thành phố và 74 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh Phú Thọ. Đánh giá cấp độ dịch (theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế), Phú Thọ hiện đang ở cấp độ 2.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ Nguyễn Huy Ngọc cho biết, hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 883 ca mắc COVID-19 (có 109 ca đủ điều kiện công bố khỏi bệnh), trong đó, 644 ca được chăm sóc, điều trị tại các bệnh viện dã chiến, 120 trường hợp được cách ly, điều trị tại nhà. Trường hợp F0 được cách ly, điều trị tại nhà đều là bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, được sàng lọc, bảo đảm đủ điều kiện điều trị tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế, các huyện thành lập ngay các Trạm Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người bệnh F0, cung cấp, bảo đảm đủ các trang thiết bị y tế, thuốc điều trị, oxy y tế theo quy định, nhất là việc cung cấp thông tin đường dây nóng tại các Trạm Y tế lưu động, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch cấp xã để kịp thời xử lý, hỗ trợ người bệnh.

Ông Nguyễn Huy Ngọc cho biết, Phú Thọ xây dựng Kế hoạch đáp ứng phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với 5 cấp độ dịch, với mức độ đáp ứng cao nhất lên đến 5.000 ca mắc. Với chủ trương khi phát hiện ổ dịch tổ chức khoanh vùng rộng, truy vết nhanh và phong tỏa trên diện hẹp nhất có thể, tỉnh duy trì 6.184 Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng, 42 Đội đáp ứng nhanh y tế tuyến tỉnh/huyện cùng với các phương tiện, trang thiết bị, hóa chất thiết yếu và tổ chức thường trực suốt ngày đêm trong tuần, sẵn sàng triển khai nhiệm vụ điều tra dịch tễ, truy vết, sàng lọc xét nghiệm, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch.

Tỉnh đã tiêm 832.698 mũi vaccine phòng COVID-19; trong đó: có 731.936 người đã được tiêm ít nhất một mũi, đạt 69% dân số trên 18 tuổi; 100.762 người được tiêm đủ 2 mũi, đạt 9,5%. Ngày 2/11, tỉnh được phân bổ 275.000 liều vaccine; phấn đấu hoàn thành trong 3 ngày để đạt trên 90% người dân được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trong tháng 11/2021.

Tính từ ngày 14/10, toàn tỉnh đã thực hiện trên 1 triệu mẫu xét nghiệm test nhanh. Bên cạnh đó, Phú Thọ đang triển khai 12 máy xét nghiệm Realtime RT-PCR tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế cấp huyện. Tổng công suất xét nghiệm từ 5.000 mẫu đơn/ngày, đảm bảo việc trả kết quả xét nghiệm trong thời gian dưới 12 giờ. Việc tự xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 đã được hướng dẫn triển khai rộng rãi đối với cơ quan, doanh nghiệp, người dân; cho phép các cơ sở kinh doanh dược (nhà thuốc, quầy thuốc) cung ứng test xét nghiệm nhanh (trong danh mục quy định của Bộ Y tế) để người dân chủ động tự thực hiện.

Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án 3 tầng điều trị. Cụ thể, tầng 3 thu dung, điều trị người bệnh mức độ nặng và nguy kịch với quy mô tối đa 480 giường hồi sức tích cực (ICU); tầng 2 thu dung, điều trị người bệnh mức độ nhẹ và vừa với khoảng 1.300 giường tại các bệnh viện dã chiến cấp huyện; khi cần thiết, có thể nâng công suất tối đa 5.500 giường. Tầng 1 cách ly, điều trị người bệnh không triệu chứng theo mô hình điều trị F0 tại nhà; dự kiến đáp ứng tối đa cho khoảng 11.000 ca. Ngành y tế đã xây dựng phương án sẵn sàng thiết lập và kích hoạt 225 Trạm Y tế lưu động tại 225 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; thành lập 6.184 Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng. Các lực lượng có phương án thiết lập mạng lưới chuyển tuyến theo từng tầng điều trị, tăng cường hội chẩn trực tuyến với các cơ sở điều trị ở tầng 1, bố trí cán bộ xuống tuyến dưới để phối hợp, hướng dẫn sàng lọc bệnh nhân và áp dụng các biện pháp chuyển người bệnh hợp lý, tránh để quá nặng mới chuyển.

Phú Thọ xây dựng danh mục thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đáp ứng với các cấp độ dịch bệnh; thực hiện cấp phát túi thuốc F0 cho người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà; xây dựng kế hoạch đảm bảo oxy y tế (bồn chứa oxy hóa lỏng, vỏ bình chứa oxy y tế), dự trữ và phương án đáp ứng các cấp độ dịch bệnh trên địa bàn; sẵn sàng đáp ứng đủ oxy y tế cho cả 3 tầng điều trị.

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()