link tải gowin99 mới nhất

Phi công cảm tử Vũ Xuân Thiều đã biến chiếc MIC 21 thành "Quả tên lửa thứ 3" tiêu diệt B52 như thế nào?

Năm 1968, sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học tập và huấn luyện bay ở Liên Xô (trước đây), phi công Vũ Xuân Thiều trở về nước và được biên chế về Trung đoàn Không quân Sao Đỏ (E921).
chuy-ttim-1-1638843281.jpg
Mộ gió của liệt sĩ Vũ Xuân Thiều (Đặng Vương Hưng chụp tại nghĩa trang Văn Điển - Hà Nội).

 

Đợt không kích miền Bắc của Mỹ tháng 12/1972, Vũ Xuân Thiều nhận nhiệm vụ trực bay đêm đánh B-52. Điều này chứng tỏ anh được cấp trên đánh giá rất cao bởi chiến đấu ban ngày đã khó, chiến đấu ban đêm lại càng khó khăn hơn. Nó không chỉ đòi hỏi phi công phải có trình độ kỹ-chiến thuật cao, mà cần cả lòng dũng cảm mưu trí.

Nhiều lần xuất kích không tìm diệt được B-52, Vũ Xuân Thiều sốt ruột đề nghị cấp trên cho được đánh ban ngày. Tuy nhiên thời điểm đó, chiến thuật đánh B-52 của ta chỉ đánh vào ban đêm nên đề nghị này của Thiều không được chấp nhận. Đại tá Vũ Đình Rạng-người từng bắn trọng thương B-52 đêm 20/11/1971, nguyên Đại đội phó bay đêm của Thiều kể: "Vũ Xuân Thiều là người điềm đạm và quyết đoán. Tôi nhớ có lần sau khi giảng bình bay về cậu ấy còn nói, nếu gặp B-52 mà bắn không rơi sẽ liều mình làm quả tên lửa thứ 3, nhất định tiêu diệt nó".

Đêm 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều trực chiến. Từ sân bay dã chiến ở Thanh Hóa, Sở chỉ huy ra lệnh cất cánh, chiếc MiG-21 của Thiều lao vút lên bầu trời đêm tiến về Hà Nội. Trên đài quan sát, tín hiệu báo máy bay của Thiều đang dần tiếp cận mục tiêu. Lách qua được vòng vây của các chiến đấu cơ bảo vệ B-52 của địch, Vũ Xuân Thiều điều khiển chiếc MiG-21 của mình áp sát B-52 và xin lệnh phóng đạn. Hai quả đạn đã phóng nhưng B-52 chỉ bị thương. Thiều xin lệnh tấn công tiếp. Vài giây sau, tín hiệu của Thiều trên bản đồ bay biến mất, kể cả dấu hiệu của chiếc B-52.

Thêm một chiếc B-52 bị không quân Việt Nam bắn rơi, chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều được ghi nhận. Nhưng anh cũng mãi mãi không về. Người lính bay quả cảm ấy quyết thực hiện ý chí tiêu diệt địch khi cùng với chiếc MiG-21 thân yêu biến thành quả tên lửa thứ 3 lao vào kẻ thù trước mặt, như lời anh từng nói.

Món quà của tình yêu...

Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều hy sinh khi anh vừa tròn 27 tuổi. Bao nhiêu năm đã qua, căn gác xưa ở số 21 phố Đặng Dung, Hà Nội của gia đình anh vẫn còn khá nguyên vẹn như thuở anh còn đi về. Tất cả di vật anh để lại đều được người thân nâng niu gìn giữ. Chúng tôi được Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh trai thứ hai của Vũ Xuân Thiều, người đang chăm nom việc hương khói cho anh giới thiệu về những kỷ vật ấy. Ông đặc biệt kể rất kỹ về một con đại bàng bằng đá cẩm thạch được trang trọng cất trong hộp kính cùng với mô hình biên đội 2 chiếc MiG-21 và mảnh xác máy bay B-52 mà Thiều bắn rơi. Ông nói: "Đây là ba thứ đại diện cho cuộc đời của chú Thiều: Máy bay MiG-21 là sự nghiệp, cuộc sống bị cướp đi bởi máy bay B-52 và đại bàng đá là món quà của tình yêu". Vậy ra, con đại bàng bằng đá cẩm thạch có thể phát sáng vào ban đêm ấy là món quà mà cô bạn gái của Vũ Xuân Thiều khi du học ở Nga (Liên Xô trước đây) gửi về tặng anh. Một món quà rất ý nhị: Vũ Xuân Thiều là phi công lái máy bay tiêm kích ban đêm, giống như đại bàng luôn sải cánh rộng và vững chắc...

Chợt nhắc đến người con gái đó, ông Thăng ngậm ngùi: "Thật tiếc là chú Thiều hy sinh nên mối tình với cô ấy dang dở. Dù đến nay, cô ấy cũng đã yên bề gia thất nhưng vẫn đi lại với gia đình tôi như con cái trong nhà. Mẹ tôi khi còn sống vẫn bảo, mẹ mất Thiều nhưng lại có thêm hai người con. Âu cũng là điều an ủi".

Cho đến giờ, người thân và bạn bè của Vũ Xuân Thiều vẫn còn kể về tình yêu đó. Nguyễn Xuân Phong, phi công cùng đoàn bay năm đầu tiên (1969) trên loại máy bay Iak-18a với Vũ Xuân Thiều, kể: "Thiều tính tình thẳng thắn, ít nói nhưng nói rất chắc chắn. Thiều rất hay nhận được thư với phong bì màu xanh, trên đó ghi dòng chữ: Em gửi cho anh/Chiếc phong bì màu xanh/Màu ước mơ hy vọng… Không biết có phải điềm gở hay không, trong những ngày của "12 ngày đêm", Thiều lại gửi tôi một chiếc hòm, gồm có thư từ và ảnh nhờ mang về Hà Nội chuyển cho gia đình". Không cắt nghĩa được chuyện đó, nhưng chắc chắn giữa Thiều và bạn gái đã có một quy ước chỉ viết và gửi thư cho nhau trên chất liệu giấy màu xanh: Màu của hòa bình và hy vọng. Bà Nguyễn Thục Phương, chị dâu của Vũ Xuân Thiều nhớ rất rõ: "Cùng đơn vị với chú Thiều có anh Tuân-thợ máy, nhà cũng ở phố Đặng Dung. Mỗi lần anh Tuân về tranh thủ, chú Thiều đều nhờ mua giúp phong bì và giấy pơ-luya màu xanh. Chú ấy tế nhị và lãng mạn lắm. Không nói nhiều nhưng hành động thì rất cụ thể".

Chuyện tình yêu của Vũ Xuân Thiều khiến người ta biết và nhớ đến mức, dù anh mất đã khá lâu mà hằng năm đến ngày giỗ của anh hay có dịp đến thăm nhà, bạn bè thắp hương và viếng mộ anh đều mua hoa màu vàng. Bởi một lẽ rất đơn giản, Thiều suốt đời yêu hoa vàng vì nó gắn liền với người con gái anh yêu thương.

Những hồi ức về một người anh hùng

Là con trai thứ 7 trong gia đình có 10 người con, Thiều là người ít nói nhưng quyết đoán và mạnh mẽ hơn cả. Đại tá Vũ Xuân Thăng kể: "Năm Thiều lên hai tuổi bị một mụn nhọt rất to ở sau lưng, dân gian vẫn gọi là "hậu bối" - vị trí rất nguy hiểm -hành hạ. Thiều sốt liên tục mấy ngày liền, tôi phải bế em ấp vào người cho khỏi đau nhưng tuyệt nhiên em không kêu khóc". Sau này, khi đang học năm thứ 3 khoa Vô tuyến điện-Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Vũ Xuân Thiều trốn gia đình đi khám nghĩa vụ quân sự. Đến khi trúng tuyển đợt đào tạo phi công do Quân chủng Phòng không-Không quân tuyển, anh mới báo tin cho gia đình biết. Nhắc lại chuyện này, cô em gái Vũ Thị Kim Bình, người có nhiều thời gian gắn bó với anh trai nhất cho biết: "Trong trí nhớ của tôi, anh Thiều chỉ thích chơi đá bóng và mô hình máy bay. Tôi đoán anh mơ ước trở thành phi công từ những ngày đó. Chẳng thế mà năm lớp 10, khi khám tuyển, anh bị trượt ở vòng quay thử. Sau lần ấy, sáng sáng anh đều lên sân thượng tập thể dục. Anh nói với tôi, anh phải tập quay đầu để không bị chóng mặt trong lần khám tuyển sau. Anh nhất định thực hiện ước mơ của mình".

Ước mơ trở thành hiện thực khi Vũ Xuân Thiều được cử sang Liên Xô đào tạo phi công. Về nước, Thiều tham gia chiến đấu ngay. Đại tá Vũ Xuân Thăng hồi đó cũng làm việc tại Tổng cục Chính trị nên mặc dù hai anh em không gặp nhau nhưng mọi diễn biến chiến sự và tình hình Thiều ở đơn vị, ông đều nắm được cả. Nhất là đợt cao điểm của chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12/1972. Trực chiến, báo động chuyển cấp, xuất kích chiến đấu là những việc lặp đi lặp lại liên tục. Anh em chỉ thi thoảng nói chuyện với nhau qua đường dây nội bộ vài câu. Các phi công tranh thủ những lúc rảnh rỗi xen kẽ giữa các lần báo động viết nhật ký, thư từ gửi về cho người thân. Vũ Xuân Thiều cũng có một vài bức thư gửi về cho gia đình. Trong thư anh kể chuyện chiến đấu, chuyện sinh hoạt ở đại đội, dặn dò và động viên bố mẹ nếu có ngày "anh không về". Lá thư ngày 21/12/1972, Vũ Xuân Thiều đang viết dở thì có lệnh vào cấp chiến đấu. Thư có đoạn: "Bố mẹ thân yêu! Qua hai đêm nặng nề, cái nặng nề vì phải đứng nhìn lửa đạn hết đợt này đến đợt khác rải xuống Hà Nội, con thấy uất ức lắm vì chưa làm được gì. Con nghĩ bây giờ không phải là lúc lo lắng cho ngôi nhà của mình, cũng không có quyền nghĩ đến bản thân…". Lá thư cuối cùng dang dở ấy đến tay người nhận khi Vũ Xuân Thiều đã xếp lại đôi cánh bay. Ông Thăng tâm sự rằng: "Bố mẹ tôi chắc cũng biết được con trai mình đang thực hiện một nhiệm vụ nguy hiểm. Họ hiểu sự khốc liệt của chiến tranh. Nên mỗi lần nhận được thư em, bố mẹ tôi đều không nói gì…".

Thay cho lời kết, xin mượn lời những đồng đội đã từng sát cánh cùng Vũ Xuân Thiều để nhắc nhớ về anh: "Đấy là một con người trí thức, dáng dấp rất "trai Hà Nội", sống hòa đồng, hiền hậu, thông minh. Một con người sống bằng nội tâm. Tư cách thì vừa như thanh niên thành phố lại như thanh niên huyện" (Hà Quang Hưng, đồng đội cùng đoàn bay MiG-21 khóa 3); "Ngược lại với vẻ bề ngoài thư sinh thì tính cách của Thiều lại là người có bản lĩnh, khá lì. Trong khi thực hiện các bài bay huấn luyện xạ kích, Thiều thường xử lý khá táo bạo, quyết liệt, kết quả luôn đạt điểm tối ưu" (Trần Ngọc Nhuận, người cùng học ở Trường Đại học Bách khoa, cùng nhập ngũ và sang Nga huấn luyện bay); "Thiều là phi công dũng cảm, kiên nghị, rất hăng hái, muốn đánh trận" (Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đăng Kính, một trong những cán bộ đầu tiên của Đại đội bay đêm).

Theo Trái tim người lính

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()