Kỳ 58
Điều 7 Hiến pháp mới quy định một cách mập mờ: “Cấm thành lập các Đảng phái, các tổ chức và phong trào có mục đích làm thay đổi chế độ hợp hiến và sự toàn vẹn của nhà nước XHCN bằng vũ lực, làm tổn hại cho nền an ninh và châm ngòi cho các xung đột gowin99 , dân tộc và tôn giáo”
Chế độ mới của nhà nước Liên Xô được cấu trúc như sau:
Chủ tịch Xô Viết tối cao (người đứng đầu nhà nước), một Phó Chủ tịch thứ nhất, 15 phó Chủ tịch.
Quốc hội gồm 2. 250 Đại biểu: 750 đại biểu được bầu trong các khu vực bầu cử Liên bang, 750 đại biểu đại diện cho các tổ chức gowin99 nổi tiếng, 750 đại biểu được bầu trong các khu vực đại biểu địa phương.
Quốc hội bầu ra Xô Viết tối cao gồm 542 ủy viên, trong đó có Xô Viết dân tộc 271 đại biểu, Xô Viết Liên bang 271 đại biểu.
Quốc hội bầu ủy ban kiểm tra Hiến pháp.
Xô Viết tối cao Chỉ định Chủ tịch Hội đồng bộ trường. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đề xuất các bộ trường trình Xô Viết tối cao thông qua.
Xô Viết tối cao chỉ định Viện Kiểm soát nhân dân, tòa Đạo chính, Tổng Kiểm soát trưởng, trọng tài nhà nước, chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô.
Xô Viết tối cao thành lập Hội đồng Quốc phòng Liên Xô[1]
Sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô tách khỏi sự lãnh đạo nhà nước và thể chế được nghị viện hóa thì bước tiếp theo của cải cách thể chế là “Tổng thống hóa” chế độ. Việc thiết lập chế độ tổng thống là sự tiếp tục cuộc đấu tranh giành quyền lực. Vấn đề được đưa ra Quốc hội. Quốc hội đã xem xét lại Hiến pháp và thảo luận về quyền lực của Tổng thống Liên Xô, ứng cử viên Tổng thống Liên Xô không quá 65 tuổi, nhiệm kỳ 5 năm và được ứng cử một nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, quyền lực của Tổng thống Liên Xô rất lớn: Bổ nhiệm, cách chức các thành viên chính phủ, quân đội, KGB và các cấp lãnh đạo cấp cao khác. Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng đặc biệt và thông qua những sắc lệnh kinh tế, làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột giữa các nước Cộng hòa. Tổng thống có quyền ngừng hiệu lực của các Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng. Tổng thống là Chủ tịch tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô.
Người ta cũng ban bố một số đạo luật nhằm hạn chế quyền lực của Tổng thống. Khi tuyên bố tình trạng đặc biệt trong các nước Cộng hòa, Tổng thống Liên bang phải được sự đồng ý của Xô Viết tối cao Cộng hòa, Tổng thống phải dựa vào Xô Viết tối cao Liên Xô với 2/3 số phiếu chấp thuận.
Khi Tổng thống và Xô Viết tối cao bất đồng, Xô Viết tối cao phải được 2/3 số phiếu không ủng hộ Tổng thống mới phủ định được quyết định của Tổng thống.
Cấu trúc này nhằm đem lại quyền lực cho Goocbachốp đồng thời làm suy yếu quyền lực chính trị của tầng lớp quan chức cấp cao nhất. Nhưng cấu trúc hai cấp của những hội nghị lập pháp mới trên mức độ nào đó đã kìm hãm khả năng hoạt động của chính phủ mà nhiệm vụ đặt ra cho chúng lại hết sức to lớn. Đặc điểm của hệ thống mới này là Quốc hội đóng vai trò trung gian. Xô Viết tối cao được giao trách nhiệm lập pháp, có vẻ như trong hệ thống đó Goocbachốp ngày càng giao quyền cho các ủy ban.
Ngày 14 tháng 3 năm 1990, Goocbachốp được bầu vào chức vụ Tổng thống Liên Xô với 1. 329 phiếu bầu, 359 phiếu chống và 54 phiếu trắng ([2]).
Tiếp theo, Goocbachốp cho thành lập Hội đồng Tổng thống bao gồm những người thân cận, đồng quan điểm và không ít kẻ cơ hội, như Iacoplep mà KGB cho rằng có dính líu mờ ám với Mỹ khi còn là Đại sứ tại Canađa. Hội đồng Tổng thống là cơ quan tư vấn có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng thống về các vấn đề liên quan đến an ninh, chính sách đối nội và đối ngoại, soạn thảo các chính sách kinh tế. Hội đồng này là một cơ quan đối trọng với các cơ quan lãnh đạo Đảng, nhất là Bộ Chính trị-cơ quan đầu não quan trọng nhất của Liên Xô. Hội đồng này cũng là cơ quan đối trọng với Chính phủ và trong nhiều phương án đã làm giảm hiệu lực của cơ quan hành pháp. Việc trao quyền cho các ủy ban chỉ làm chậm trễ việc ban hành những đạo luật mà nhân dân mong đợi như đạo luật mới cải cách về thuế và ngân hàng, cải cách hệ thống pháp luật hay về tự do tín ngưỡng... Cải cách thể chế theo cấu trúc này có vẻ như là sự chuẩn bị cho Goocbachốp đấu tranh sẵn sàng chống lại các phái đối lập.
Ban lãnh đạo cải tổ cũng đã đặt vấn đề cải cách Liên Bang. Giữa năm 1989, kỳ họp lần thứ nhất của Đại biểu nhân dẫn đã nêu: “phát triển và hoàn thiện chế độ Liên bang quốc gia”. Tháng 9-1989 đã vạch ra “cương lĩnh hành động về vấn đề dân tộc”. Đây là xuất phát điểm cho việc cải cách Liên bang.
Vào đầu những năm 90, cải tổ thất bại, kinh tế suy sụp, chính trị hỗn loạn, nhân dân không tin vào Đảng và nhà nước có khả năng cứu vãn tình hình, họ bị chủ nghĩa dân tộc lợi dụng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Mâu thuẫn dân tộc nổi lên gay gắt. Tháng 9-1990 ba nước Cộng hòa Ban tích và một loạt các nước khác sau đó cũng tuyên bố độc lập, có chủ quyền. Tình hình đó buộc ban lãnh đạo kí một Hiệp ước Liên bang mới. Tháng 9-1990, Đại biểu 12 nước Cộng hòa đã họp dự thảo Hiệp ước Liên bang mới. Nhiều ý kiến khác nhau. Quốc gia mới là sự liên kết giữa các nước Cộng hòa trên cơ sở Liên bang, ý kiến khác cho đó là sự liên minh trên cơ sở Liên bang hoặc ý kiến cho đó là một quan hệ vừa có quan hệ hợp bang, vừa có quan hệ Liên bang.
Ai cũng thừa nhận ý nghĩa quan trọng của việc kí hiệp ước này vì nó quyết định số phận của Liên bang Xô Viết, ngôi nhà chung của các dân tộc Liên Xô, đối với việc ổn định tình hình, phát triển đất nước. Nhưng còn nhiều bất đồng, nhiều mâu thuẫn. Hiệp ước có nhiều chỗ liên quan đến kinh tế quốc dân, lợi ích căn bản của Liên Xô. Nhưng còn nhiều vấn đề như là việc bảo đảm lương thực thực phẩm cung cấp chất đốt, năng lượng, tài chính thống nhất và thể chế ngân hàng chưa được giải quyết. Chức năng điều hòa của Liên bang trong các lĩnh vực này đã suy yếu nhưng nhiều nước Cộng hòa chưa chuẩn bị để đảm đang.
(Còn nữa)
CVL
[1] Viện Thông tin Khoa hõ gowin99 , Bí mật các sự kiện 1980 -1990, Hà Nội, 1992, trang 94
([2]) Viện Thông tin Khoa học gowin99 , Bí mật cá sự kiên 1980-1991, Hà Nội, 1991, trang 94.