Kỳ 53
Những quyết nghị của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 15-3-1989 và Sắc lệnh 9-4-1989 đã xác định các thể thức trao ruộng đất cho nông dân. Nông dân có quyền thuê đất đai trang trại, những phương tiện giao thông và máy nông nghiệp với tư cách cá nhân hay theo nhóm. Người thuê đất có quyền bán thành quả lao động, có thể chuyển quyền sở hữu đất đai cho những đứa con. Như vậy, nền nông nghiệp Liên Xô sẽ tồn tại nông nghiệp quốc doanh, nông trang nông trường và một nền nông nghiệp tư nhân. Cải cách nông nghiệp là một trong những vấn đề chủ yếu của cải cách thể chế kinh tế. Đáng tiếc, cũng như các vấn đề khác, cải cách nông nghiệp chỉ dừng lại trên giấy tờ.
2. Thất bại của của cách kinh tế
Cải cách bước đầu phải cải cách thể chế kinh tế là đúng nhưng Ban lãnh đạo Liên Xô khi giải quyết vấn đề này đã làm sai qui trình. Kết cấu kinh tế Liên Xô chiếm 70% công nghiệp nặng, nên khi tháo dỡ phải bắt đầu từ nông nghiệp, đến công nghiệp nhẹ và sau cùng là công nghiệp nặng. Song quá trình cải tổ ở Liên Xô lại bắt đầu từ công nghiệp nặng mà trọng tâm là chế tạo máy.
Trước khi Liên Xô cải tổ, Trung Quốc đã tiến hành cải cách, sau đó Việt Nam cũng thực hiện cải cách vào năm 1988. Thực tiễn đó tạo cho Liên Xô một khả năng lựa chọn một cuộc cải cách thực sự dựa trên kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc. Kinh nghiệm đó cho thấy có thể cởi trói cho khu vực nông nghiệp mà chưa cần giải pháp tư tưởng và cải cách hệ thống chính trị. Bằng cách đó trong vòng hai ba năm có thể cắt được cơn sốt lương thực của đất nước. Song với Goocbachốp khả năng hoàn toàn bị loại trừ.
Với một tâm lý nôn nóng, vội vàng, Ban lanh đạo cải tổ Liên Xô muốn nhanh chóng tạo cho đất nước có “một trạng thái mới về chất” vào cuối thế kỉ bằng chiến lược tăng tốc, muốn tháo dỡ ngay kĩ thuật lạc hậu từ công nghiệp nặng để đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất. Với chiến lược tăng tốc, người ta đã phá hủy 15.000 nhà máy, trong số đó 1/4 là ngành chế tạo máy làm cho nền kinh tế quốc dân Liên Xô bắt đầu rối loạn. Các nhà lãnh đạo Liên Xô muốn nhanh chóng chuyển sang cơ chế thị trường, giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp, giao đất cho nông dân nhưng vẫn giữ nguyên cơ chế quản lý mệnh lệnh và quản lý giá như cũ làm cho các xí nghiệp không hoạt động được, còn ruộng đất vẫn thuộc sở hữu nông trang, nông trường mà rối loạn, tê liệt. Kinh tế Liên Xô cho đến trước ngày 19-8-1991 có đặc điểm là vừa không có kế hoạch vừa không có thị trường. Cơ chế kinh tế có kế hoạch bị đảo lộn, phá bỏ, cơ chế kinh tế thị trường chưa hình thành, càng không có sự kết hợp giữa kế hoạch hóa và thị trường, rơi vào trạng thái rất hỗn độn.
Hậu quả đầu tiên là tăng trưởng kinh tế giảm, thu nhập quốc dân xuống thấp, năm 1987 mục tiêu là +4,7%, chỉ đạt được +2,3%, bù giá cho thất thu mùa màng 2,7%. Sản xuất ngũ cốc 1988 giảm 7,5% so với 1987, thiếu 38 triệu tấn so nhu cầu toàn Liên Xô, buộc phải nhập khẩu ngũ cốc[1].
Năm 1988, xuất khẩu của Liên Xô yếu đi, nhập khẩu tăng lên, tổng cộng mức thâm hụt thương mại với các nước công nghiệp phát triển là 1,6 tỉ đô la, nợ nước ngoài là 38 triệu đô la. 1988 nhập 16 tỉ đô la hàng tiêu dùng nước ngoài, lạm phát 100 tỉ rúp, tức 11% GDP.
Vào năm 1990, kinh tế Liên Xô giảm tuyệt đối. Năm này tổng giá trị sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc dân giảm 2% và 4%, năng suất lao động gowin99 giảm 3%, giá trị sản phẩm công nông nghiệp giảm 1,2% và 2,3%, hạn ngạch ngoại thương giảm 6,9%[2]. Nạn thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng, báo chí coi đó là mìn nổ chậm có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Nửa đầu 1991, bức tranh kinh tế Liên Xô càng ảm đạm, tổng giá trị sản phẩm quốc dân so 1990 giảm 10%, thu nhập quốc dân giảm 12%, tổng hạn ngạch ngoại thương giảm 37%. Đó là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Liên Xô từ sau đại chiến đến nay. Ngay vào năm 1982 là mức tăng trưởng thấp nhất thì kinh tế Liên Xô vẫn tăng 2,6% tỉ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân. Sản lượng dầu mỏ, khí đốt 1991 giảm “đến mức đe dọa” 20% - 12%. Liên Xô phải nhập khẩu ngũ cốc.
Tình hình ngân sách nhà nước cũng rất gay gắt, năm tháng đầu năm 1991 đã thâm hụt 39 tỉ đô la, mấy tháng sau nữa thâm hụt gấp đôi. Nợ trong nước cho đến tháng 7-1991 lên đến 800 tỉ rúp, nợ nước ngoài lên đến 65 tỉ đô la[3]. Hàng hóa thiếu thốn, lạm phát nghiêm trọng, Liên Xô giống như thời kỳ vừa ra khỏi đại chiến 2 bị tàn phá nặng nề. 1 Rúp tiền chỉ được bảo đảm bằng 0,12 Rúp hàng hóa. Trong 1. 200 loại hàng hóa, thiếu tới 1. 150 loại[4]. Cả nước thực hiện chế độ cung cấp tem phiếu. Các quầy hàng trống rỗng, nhân dân đói khổ. Khổ nhất là các gia đình ăn lương, gia đình đông con, người sống bằng tiền dưỡng lão. Giá cả tăng vọt. Tháng 6-1991 giá bán buôn công nghiệp tăng 2, 2 lần so với 1990, giá bán lẻ tăng 90%. Quí hai 1991, so cùng kì năm trước giá thịt tăng 2,7 lần. Đồng Rúp càng mất giá. Chợ đen đầu cơ hoạt động mạnh mẽ. Tháng 7-1991. chợ đen khống chế 30-40% sản phẩm quốc dân, 1 năm chúng làm mất tài sản trị giá 100 tỉ đến 130 tỉ rúp. Vào năm 1991: 5.000 tội phạm đã bị giam giữ. Số người thất nghiệp tăng lên, 1991 con số lên khoảng 4 đến 6 triệu người. Nếu quan hệ các xí nghiệp bị phá thì con số đó sẽ lên đến 300 triệu[5].
(Còn nữa)
CVL
[1] Viện thông tin Khoa học gowin99 , Bí mật các sự kiện trên thế giới 1980-1990, Hà Nội, 1992, trang 72.
[2] Du Thúy, Mùa Đông và mùa Xuân Matxcova - Chấm dứt một thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
[3] Du Thúy, Mùa Đông và mùa Xuân Matxcova - Chấm dứt một thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 272.
[4] Sách đã dân.
[5] Du Thúy, Mùa Đông và mùa Xuân Matxcova - Chấm dứt một thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 272-273.