Kỳ 10
Sự phân chia đẳng cấp ở Ấn Độ xuất hiện từ 2000 năm trước CN khi người A Ri A xâm nhập và giữ quyền thống trị ở đây. Họ tự cho họ là đẳng cấp Bà La Môn cao quý nhất vì họ được sinh ra từ mồm thần Brama-thần tối cao của vũ trụ. Họ có nhiệm vụ thống trị, đọc kinh giảng đạo, tế lễ tiếp xúc với thần thánh. Đẳng cấp cao quí thứ hai là Kơsta ria (võ sĩ phong kiến) có nhiệm vụ phục vụ nhà nước bằng lưỡi gươm vì họ sinh ra từ cánh tay của thần Brama. Thị dân nông dân và thợ thủ công có nhiệm vụ đóng góp vật chất để nuôi sống các đẳng cấp trên vì họ sinh ra từ đùi của thần Brama. Suđơra là đẳng cấp đáy cùng của gowin99 vì họ sinh ra từ bàn chân của thần nên là đẳng cấp thấp hèn nhất, bị khinh rẻ nhất. Đàn ông của đẳng cấp này không được kết hôn với đàn bà đẳng cấp trên, không được ăn đồ tế lễ thừa làm ô uế đến thần linh, phải tránh xa nếu không sẽ làm nhơ bẩn đẳng cấp trên. Nhìn chung, sự phân chia gowin99 thành đẳng cấp cũng bắt nguồn từ gowin99 có giai cấp. Nhưng người ở giai cấp này có thể chuyển thành giai cấp khác (ví dụ nô lệ được giải phóng sẽ trở thành người tự do), còn với đẳng cấp thì không. Theo quan niệm của người Bà la môn thì sự phân chia đẳng cấp là vĩnh viễn. Kẻ nào từ đẳng cấp dưới nhằm ngoi lên đẳng cấp trên sẽ bị trừng phạt nặng nề. Sự phân chia gowin99 thành đẳng cấp nhằm phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị mà thôi.
Từ đặc điểm riêng biệt của gowin99 châu Á sẽ ảnh hưởng tới thiết chế chính trị và pháp luật. Xu hướng chính trị của chủ nô là muốn thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền. Trong giai cấp chủ nô vì chỉ có một tầng lớp chủ nô nông nghiệp nên xu hướng chính trị này được thực hiện một cách dễ dàng, không bị ai ngăn cản, không trải qua cuộc đấu tranh giai cấp kịch liệt trong chính nội bộ chủ nô như ở Hi Lạp, La Mã, nền quân chủ chuyên chế tập quyền được thiết lập. Trong thiết chế này, vua là người đứng đầu nhà nước, nắm tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, quyền chỉ huy quân đội. Quyền lực nhà vua là vô hạn độ. Nhà vua còn được thần thánh hoá. Vua của Lưỡng Hà - Ba bi lon là sứ giả của thần thánh xuống cai trị nhân dân. Vua Ấn Độ là một phần cơ thể của thần thánh. Vua Trung Quốc là con trời (Thiên tử). Khi đã được thần thánh hoá thì vua và chế độ của ông ta dường như thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Vua còn có quyền lực lớn về kinh tế và giàu có vô hạn độ. Vua là chủ nô lớn nhất, nhiều ruộng đất nhất. Vua có quyền sở hữu ruộng đất tối cao trong toàn quốc. Không có sự phân biệt của cải nhà vua với của cải quốc gia. Vua là kẻ nắm quyền suốt đời và ngôi vua là cha truyền con nối.
Giúp việc cho vua ở trung ương có các đại thần, tể tướng giúp vua điều hành bộ máy hành chính, nguyên soái giúp vua trông coi về quân sự và còn nhiều quan lại cao cấp khác. Các nhà nước chiếm hữu nô lệ châu Á chia quốc gia thành các khu vực hành chính để cai trị, ở Luỡng Hà chia vương quốc thành vùng, ở Ấn Độ đơn vị hành chính lớn nhất gồm 1.000 làng, Trung Quốc đời nhà Chu chia đơn vị hành chính lớn nhất là nước chư hầu rất rộng lớn, có nước đến hàng trăm thành. Đơn vị cuối cùng tế bào nhỏ nhất là công xã nông thôn. Công xã nông thôn châu Á còn rất nhiều tàn dư của công xã nguyên thuỷ vì công xã thị tộc châu Á tan rã sớm hơn hàng nghìn năm so với các châu lục khác, vì thế điều kiện cho nó giải thể chưa được chín muồi hoàn toàn, giải thể không thể triệt để. Rõ ràng nhất là sự tồn tại ruộng đất công bên cạnh ruộng đất tư của nông dân. Các thành viên của công xã được nhận ruộng đất công cày cấy và nộp tô thuế, đi lao dịch cho nhà nước. Công xã nông thôn là nơi bảo tồn và thực thi những phong tục tập quán, những mối quan hệ gowin99 có từ lâu đời. Pháp luật của nhà nước có tác động tới, tuy nhiên lệ tục của công xã vẫn có sức mạnh hơn, ”Phép vua thua lệ làng”. Công xã là nơi bảo tồn những tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị văn hoá dân gian. Tôn giáo và văn hoá chính thống của nhà nước muốn xâm nhập vào phải hòa đồng với văn hoá, tín ngưỡng dân gian mới được người dân chấp nhận. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp thì thủ công nghiệp phát triển, nghề dệt vải, làm đồ gốm, sứ, đúc đồng, rèn sắt. v. v. để phục vụ cho sản xuất và đời sống con người. Chế độ công hữu về ruộng đất, kinh tế tự túc tự cấp đóng kín làm cho công xã mang tính chất bền vững. Khi bàn về công xã nông thôn Ấn Độ, Các Mác cho rằng nó không thay đổi mặc bầu trời mây mưa sấm sét của chính trị, mặc cho các triều đại, các chế độ thay đổi. Tất cả rất ít tác động tới làng xã. Với tính chất ít biến động như vậy của công xã nông thôn, chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền tìm được chỗ dựa vững chắc. Ở đó, nhân dân tôn thờ nhà vua, tôn thờ các quan lại các cấp chính quyền không chỉ bằng sự sợ hãi quyền lực mà còn khuất phục chế độ gia trưởng, khuất phục tôn giáo bởi vua, quan là kẻ đại diện cho thần thánh. Còn phải kể đến các học thuyết chính trị tư tưởng pháp luật ràng buộc họ, các học thuyết tôn giáo khuyên họ nhẫn nhục chịu đựng cuộc sống hiện tại vì nó chỉ là tạm thời, cuộc sống của linh hồn nơi thế giới bên kia mới là cuộc sống vĩnh hằng. Còn phải tính đến tính chất cục bộ địa phương, sự khác biệt về tôn giáo, tính hẹp hòi của dòng họ là những cản trở lớn công xã tiếp xúc liên hệ với nhau. Bên cạnh mặt hạn chế, công xã nông thôn cũng có mặt tích cực là nơi bảo vệ giữ gìn những truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, văn hoá cộng đồng một cách bền vững, không một sức mạnh văn hoá ngoại lai nào hoặc bạo lực của kẻ xâm lược có thể đồng hoá được. Chính vì thế khi các dân tộc châu Á chẳng may mất nước, bị ngoại bang thống trị nô dịch đồng hoá hàng trăm năm, có khi hàng nghìn năm, họ vẫn giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, mặt khác tiếp nhận tinh hoa văn hoá nước ngoài, bảo vệ và phát triển được tinh thần dân tộc, cuối cùng quật khởi đánh bại kẻ thù, giành lại được độc lập dân tộc, thoát khỏi hiểm họa diệt vong.
Nguyên nhân nào làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ sau này là chế độ phong kiến châu Á thiết lập được nền quân chủ chuyên chế tập quyền? Bởi vì nhà vua nắm được quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, tức là nắm được quyền lực kinh tế. Vua phân phong ban cấp ruộng đất cho các chư hầu nhưng buộc họ phải có nghĩa vụ kinh tế, quân sự đối với hoàng đế.
(Còn nữa)
CVL