Đi tìm thanh âm đồng vọng là tập sách phê bình thứ 8 trong hành trình sáng tạo, nghiên cứu của PGS-TS. Trần Hoài Anh.Đây là tập sách với nhiều những kiến thức chuyên sâu và thông tin bổ ích về những tác giả thơ, văn xuôi và cả sự cộng hưởng từ những trang lý luận phê bình.
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Trong Lời thưa, mở đầu tập sách, Trần Hoài Anh cho rằng: “Đi tìm thanh âm đồng vọng ở văn chương theo thiển nghĩ của tôi là đi tìm tiếng nói đích thực của văn chương trong sáng tác và tiếp nhận, làm thế nào để văn chương tiệm cận với chân lý nghệ thuật và chân lý đời sống, trong hành trình “lương thiện hóa” con người cả về bình diện tư tưởng và đạo lý giữa chốn nhân gian còn đầy dẫy cái ác, cái phi nhân tính, bởi nói như Taine: “Những nguyên tắc của đạo lý là những chân lý tuyệt đối” của cuộc sống. Ở một thế giới luôn tiềm ẩn những điều bất an và những biến đổi không phải lúc nào cũng theo hướng tích cực, việc văn chương xác lập được một tiếng nói nhân bản làm cơ sở tư tưởng để hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ là điều vô cùng quan thiết. Và đây cũng là hệ giá trị chủ âm của văn chương trong việc “thanh lọc” nhân cách con người như Pascal xác quyết: “Tất cả phẩm cách của ta nằm trong tư tưởng. Vậy hãy luyện tập tư tưởng đúng: Đó là nguyên tắc của đạo lý”.
Những thanh âm từ cuộc đời bao giờ cũng là tiếng vọng dội vào tâm thức nhà văn để tạo nên những dự phóng sáng tạo. Không có sự vang vọng này nhà văn sẽ không thể viết và như thế, không thể sáng tạo được tác phẩm văn chương. Và đến lượt mình, người đọc (trong đó có nhà phê bình, một loại người đọc đặc biệt), bằng tất cả sự tinh tế, mẫn tiệp của mình phải khám phá “tiếng vọng” từ cuộc đời được nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn chương, để tạo nên một thanh âm đồng vọng giữa Nhà văn - Cuộc đời - Người đọc. Đây là yếu tính cũng là đích đến của hoạt động sáng tạo và cảm nhận văn chương. Như vậy, thanh âm đồng vọng trong văn chương chính là sự hợp hôn diệu kỳ và mầu nhiệm giữa những sự vang vọng của nhà văn, người đọc với cuộc đời... Cuối cùng, cái đích đến của văn chương vẫn là tìm cho được những thanh âm đồng vọng giữa văn chương với cuộc đời qua sự giao tiếp nghệ thuật mang tính đối thoại giữa người sáng tạo và người tiếp nhận văn chương. Không có được thanh âm đồng vọng này, mọi sáng tạo văn chương cũng trở thành vô nghĩa cho dù trong tác phẩm văn chương đó dung chứa những tư tưởng “cao siêu”, “thần thánh” gì đi nữa”.
Sự thức nhận sâu sắc và có những cơ sở lý luận vững vàng đã giúp Trần Hoài Anh có một cái nhìn thấu suốt, biện chứng về văn chương, về con người trong nhiều mối quan hệ đa tầng của đời sống.
Đi tìm thanh âm đồng vọng, được bố cục gồm 3 phần chính và Khúc vĩ thanh (3 bài viết của Chữ Văn Long, Trần Bảo Định, Sao Khuê nhận định về tập sách Đi tìm mỹ cảm văn chương của Trần Hoài Anh).
Phần thứ nhất: Tiếng vọng từ những trang thơ.Có 20 bài viết. Trong đó có 18 bài nhận định về 17 nhà thơ trong nền văn học hiện đại. Đó là những tên tuổi có thành tựu và sức ảnh hưởng nhất định đối với nền văn học như: Tế Hanh, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hoài Khanh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoài Vũ, Đỗ Trung Lai, Tần Hoài Dạ Vũ, Khế Iêm, Trương Tuyết Mai, Lê Chí, Nguyễn Quang Hà, Trần Hoàng Phố, Tôn Nữ Thu Thủy, Bùi Minh Vũ, Tạ Văn Sĩ, Hoàng Thân.Ở mỗi tác giả, Trần Hoài Anh đều có nhận định xác đáng bằng tâm thế của một người phê bình có tâm, có sự liên thông, giao cảm đặc biệt. Bởi nhà nghiên cứu có sự vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn lý thuyết tiếp nhận với từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Điều này, không phải người viết phê bình nào cũng làm tốt như Trần Hoài Anh.
Chẳng hạn khi viết về thơ Hoài Vũ, nhà nghiên cứu Trần Hoài Anh bằng cảm quan và sự nhanh nhạy của mình đã phát hiện và gọi ra đúng cái hồn cốt, điều làm nên thương hiệu thơ Hoài Vũ. Một bài viết công phu, gợi ra được những điểm nổi bật trong thơ Hoài Vũ, đời thơ và đời người dường như có sự tương giao. Vận dụng lý thuyết phê bình sinh thái, Trần Hoài Anh chỉ ra: “Khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái - Sự hợp hôn diệu kỳ trong thơ Hoài Vũ”.
Ở bài viết“Hoàng Phủ Ngọc Tường: Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân”, Trần Hoài Anh đã luận giải thấu đáo những khía cạnh trong thơ và đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ở đó là lời tuyên ngôn hùng hồn, đầy dũng khí, xuất phát từ trái tim chân thành và sự thẳng thắn của một người chiến sĩ/ thi sĩ: “Thơ cần phải trở về căn - nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”.Những thăng trầm, ẩn ứcđã khơi mở ý thức dấn thân tranh đấu đến dự cảm về sự hư ảo của kiếp nhân sinh. Để rồi từ đó Hoàng Phủ Ngọc Tường có những thay đổi về quan niệm nhân sinh trong thơ và đời. Điểm nổi bật nhất là: “Cảm thức về nỗi buồn trong cõi phù hư có thể xem là phẩm tính thi ca đậm chất nhân văn chi phối hành trình sáng tạo thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường sau những năm tháng giã từ cuộc chiến, trở về cuộc sống đời thường với bao lo toan của kiếp người, nhất là những năm tháng khó khăn của đất nước thời hậu chiến”.
Ở phần này, Trần Hoài Anh còn có 2 bài viết đầy tâm huyết liên quan đến thơ, đến trách nhiệm và sứ mệnh của người cầm bút.
Phần thứ hai: Tiếng vọng từ những trang văn. Vẫn nhất quán với lý thuyết tiếp nhận hiện đại, Trần Hoài Anh gợi mở và phân tích trong cái nhìn từ bao quát đến cụ thể, đôi lúc chỉ khai tháctrên một bình diện nào đó của tác giả, tác phẩm nhưng rất có lý, có tình.6 bài viết rất công phu, đánh giá công tâm, ghi nhận sự nghiệp và những đóng góp của các nhà văn, nhà thơ trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại.Nhà văn Lan Khai trong tâm thức con trai Nguyễn Lan Phương; Cảm quan gowin99 sinh thái Tây Nam Bộ trong sáng tác Trần Bảo Định từ góc nhìn phê bình sinh thái; Văn học đương đại Bình Định: Sự kết tinh từ một vùng gowin99 ; Nhà văn và chữ tình gởi lại - khúc vĩ thanh còn mãi; Cảm thức về Tình yêu và Thân phận trong truyện Nguyễn Thị Lê Na; Nhà thơ Quang Dũng và hình ảnh nghệ sĩ trong tâm thức Trần Ngọc Trác.
Phần thứ ba: Tiếng vọng từ những trang lý luận phê bình. Ở phần này Trần Hoài Anh đem đến cho người đọc những bài nghiên cứu chuyên sâu: khám phá, khai thác, phát hiện ở những khía cạnh mới của vấn đề. Bài viết nào cũng giàu trữ lượng kiến thức và triển khai một cách có hệ thống, lý luận, khoa học. Bạn đọc có một cái nhìn đa chiều và thích thú khi được tiếp nhận những thông tin, ý tưởng mới từ những trang viết đầy trách nhiệm của Trần Hoài Anh. Có lẽ, trong 6 bài viết ở phần này, điều để lại cho tôi ấn tượngnhất là bài nghiên cứu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Viết về thơ Hồ Xuân Hương, nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương thì đã có rất nhiều công trình, bài viết kỹ lưỡng, sâu sắc nhưng nghiên cứu về Hồ Xuân Hương ở bài viết: “Quê hương, cuộc đời, thân phận Hồ Xuân Hương trong cảm thức của các nhà nghiên cứu văn học miền Nam 1954 -1975 của Trần Hoài Anh trong tập sách này phải chăng là một hướng tiếp cận, giải mã mớicó ý nghĩa thiết thực và bổ ích.Trường hợp đặc biệt như thi sĩ Hồ Xuân Hương dưới cái nhìn quán chiếu của Trần Hoài Anh thì thật đáng để chúng ta suy ngẫm.Nhìn nhận và đánh giá Hồ Xuân Hương như thế mới thấy được một hồn thơ chứa đựng những tầng sâu gowin99 với những mỹ cảm văn chương giàu tính dân tộc, tính nhân bản và tinh thần khai phóng. Vì thế, thơ Hồ Xuân Hương sẽ bất tử với thời gian. “... Dù đã trải qua hàng trăm năm mà âm vang thơ Hồ Xuân Hương vẫn vang vọng trong tâm thức chúng ta về tính hiện đại và tư tưởng “cách mạng”, vượt thời đại của nó”.
Trần Hoài Anh rất khéo và nhanh nhạy trong cách tiếp cận, lý giải vấn đề; ở mỗi tác giả, tác phẩm hay mỗi giai đoạn văn học anh đều phát hiện ra những nét độc đáo riêng bằng một góc nhìn sắc sảo, ấn tượng. Đọc thơ Hoàng Cầm, Trần Hoài Anh phát hiện và đưa ra nhận định khá xác đáng: “Với Hoàng Cầm, sự hợp hôn diệu kỳ giữa cái đẹp Mùa xuân và Tình yêu trong thơ là kết tinh lý tưởng thẩm mỹ của một nghệ sĩ mà ở đó cái Đẹp được Hoàng Cầm tôn thờ như một Tôn giáo để suốt đời ôn tự nguyện dấn thân như một tín đồ ngoan đạo. Đến với cái đẹp của Mùa xuân và Tình yêu trong thơ Hoàng Cầm là đến với những vẻ đẹp mang tính tương giao giữa con người và vũ trụ...”.
Là người nghiên cứu chuyên sâu và đặc biệt quan tâm đến sự vận động, ứng dụng lý thuyết tiếp nhận trong quá trình hội nhập với văn chương toàn cầu; Trần Hoài Anh đã chia sẻ và gợi mở nhiều vấn đề tri thức quan trọng, mới mẻ, thổi vào luồng sinh khí mới cho tiến trình phát triển của văn chương đương đại nhất là ở lĩnh vực lý luận phê bình. Điều đáng trân trọng ở Trần Hoài Anh, đó là việc nhận định về tác giả, tác phẩm trêntinh thần khoa học, nhưng bên cạnh đó vẫn thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia, ưu ái và tri âm đặc biệt. Ở đó, người đọc nhận ra một Trần Hoài Anh rất quý trọng người sáng tạo ra tác phẩm, bởi đó là một công việc nhọc nhằn, người viết phải lao tâm khổ tứ, vắt kiệt sức mình để sản sinh ra đứa con tinh thần ấy.
Đi tìm thanh âm đồng vọnglà tư liệu quý cho những ai nghiên cứu, quan tâm và yêu thích văn chương. Tôi tin, qua tập sách này, người đọc không chỉ hiểu mà còn thật sự yêu thích bởi những điều mà PGS -TS. Trần Hoài Anh đã nêu ra với tư cách là một người đọc tri âm đặc biệt.