Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình truyền thống hiếu học, cha ông là Nguyễn Phi Khanh từng thi đỗ Thái học sinh, con rể tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400, từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi nhà Minh xâm lược đất nước, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi làm thủ lĩnh. Năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn thành công, Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai quốc công thần của nhà Hậu Lê.
Nguyễn Trãi được coi là nhà quân sự thiên tài, nhà thơ lỗi lạc. Những bài thơ của ông để lại đến nay cho đời, đọc còn mới nguyên giá trị. “Bình Ngô đại cáo” được coi là áng văn bất hủ, tuyên ngôn độc lập.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có
....
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm”
(Trích Bình Ngô đại cáo - Ngô Tất Tố dịch)
Đoạn thơ trên đã khẳng định tư tưởng yêu nước, tính tự tôn của dân tộc. Nguyễn Trãi đã đặt đất nước lên trên hết, ngang hàng với quân xâm lược Trung Quốc khi đó, có nền văn hiến lâu đời, hào kiệt thời nào cũng có. Nguyễn Trãi luôn tin tưởng đất nước “muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
Bên cạnh những bài văn, bài thơ ít nhiều nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về tư tưởng chính trị, ta còn thấy, ở Nguyễn Trãi nhiều bài thơ về thế sự, về nhân ái, về kiếp người, tiêu biểu như bài “Côn sơn ca”, Cây chuối, Thuật hứng bài 24.
Côn sơn ca
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Côn Sơn có khe,
Tiếng nước chảy rì rầm.
Ta lấy làm đàn cầm.
Côn Sơn có đá,
Mưa xối rêu xanh đậm,
Ta lấy làm chiếu thảm.
Trên núi có thông,
Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng,
Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
Trong rừng có trúc,
Nghìn mẫu in biếc lục,
Ta tha hồ ca ngâm bên gốc.
Ngươi sao còn chửa về đi!
Nửa đời bụi bặm hoài lăn lóc,
Muôn chung, chín đỉnh có làm gì?
Nước lã, cơm rau miễn tri túc,
Ngươi chẳng thấy Ðổng Trác ngọc vàng chất đầy nhà?
Nguyên Tải hồ tiêu tám trăm hộc?
Lại chẳng thấy Bá Di với Thúc Tề?
Thú Dương chết đói không ăn thóc?
Hiền ngu dù chẳng giống nhau đâu,
Cũng đều muốn thoả lòng sở dục.
Người đời trong trăm năm,
Rốt cuộc như thảo mộc.
Vui buồn lo sướng đổi thay nhau,
Một tươi một héo vẫn tương tục.
Cồn hoang lầu đẹp cũng ngẫu nhiên,
Chết rồi ai vinh với ai nhục?
Nhân gian nếu còn bọn Sào Do,
Khuyên hãy nghe ta ca một khúc.
(Nguồn: Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học gowin99 , 1976)
Cây chuối
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem.
Thuật hứng bài 24
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976).