Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch về lại thủ đô.Cả nước đang tập trung mọi nỗ lực vào công việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Đẩy mạnh công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn gowin99 , đẩy lùi mọi tệ nạn gowin99 mà chế độ cũ để lại. Dù trăm công nghìn việc đang đặt nặng lên vai các nhà lãnh đạo, nhưng một trong những vấn đề quan trọng mà Đảng và Bác Hồ hết sức quan tâm lúc bấy giờ là đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ. công chức trong vùng tạm chiếm, trong đó có hàng ngàn nam nữ thanh niên đã học xong hoặc đang học dang dở tú tài, đại học. Đây là một lực lượng thanh niên trí thức trẻ, đầy nhiệt huyết có thể phục vụ tốt cho công tác cách mạng. Nếu chúng ta không có kế hoạch trau dồi, bồi dưỡng, giúp đỡ họ hiểu rõ cách mạng và tình hình mới của đất nước, sẽ là một tổn thất lớn, không những bỏ rơi một lực lượng hùng hậu rất cần cho nhà nước mới, mà họ có thể dễ bị bọn phản động lôi kéo, lợi dụng chống phá cách mạng. Do đó, Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch nhanh chống khích lệ tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân nói chung, đặc biệt các tầng lớp thanh niên trí thức, học sinh, sinh viên, viên chức đã hàng chục năm qua bị kìm kẹp trong vùng địch tạm chiếm.
Trong lúc đó, các trường cũ đang bị xáo trộn (do kẻ ở người đi Nam), tình hình chưa ổn định để đi vào giảng dạy, còn các trường của chế độ mới chưa kịp ra đời. Trước tình hình đó, được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, chỉ 3 tháng sau ngày tiếp quản thủ đô, một giải phápcực kỳ quan trọng, được Đảng, Chính phủ và BácHồ lựa chọn lúc bấy giờ là cấp tốc mở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHÂN DÂN VIỆT NAM, do giáo sư Hoàng Minh Giám làm Hiệu trưởng và đồng chí Phạm Văn Đồng làm Hiệu trưởng danh dự. Khai giảng niên khoá đầu tiên 1955 – 1956. Trụ sở trường đặt tại khu Đấu xảo (nay là Cung gowin99 Hữu nghị). Chương trình giảng dạy không đi vào các ngành khoa học, kỹ thuật, gowin99 nhân văn … mà chủ yếu trang bị một số kiến thức cơ bản về cách mạng, dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa gowin99 khoa học và nhiệm vụ thanh niên trí thức, văn nghệ sỹ trước tình hình mới. Chương trình giảng dạy chủ yếu “khoa học gowin99 và chính trị”, với phương châm giáo dục lý luận liên hệ mật thiết với thực tiễn cuộc sống, theo mô hình do Bác Hồ xây dựng nhằm đào tạo một lớp thanh niên trí thức mới. Để từ ngôi trường này, những thanh niên ưu tú của toàn miền Bắc tình nguyện gia nhập Đoàn Thanh niên Xung phong Trung ương sẽ tỏa đi khắp mọi miền đất nước với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
Nhà trường quản lý trên 15.000 sinh viên gồm các tỉnh và Hà Nội về học, trong đó có một số không nhiều ở vùng kháng chiến. Giảng viên nhà trường phần lớn là các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, nhiều giáo sư nổi tiếng cùng đến giảng dạy hoặc báo cáo chuyên đề.
Lễ khai giảng vào ngày 19/01/1955, nhà trường vô cùng phấn khởi và tự hào được Bác Hồ đến thăm và nói chuyện. Toàn thể giảng viên và sinh viên vẫn mãi mãi khắc sâu lời căn dặn của Bác Hồ: “Những điều nên làm: Phải vạch rõ ranh giới, vạch rõ phải trái. Vạch rõ ranh giới là phải nhận rõ ai là bạn, ai là thù?Đối với người, ai làm gì lợi cho dân cho nước đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân cho Tổ quốc tức là kẻ thù… Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ.Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn…”.Nhắc đến lời dạy của Bác, nhà giáo Trần Hữu Dụng, cựu sinh viên của trường, bồi hồi xúc đông kể: Sau khi đọc xong bài phát biểu, Bác còn ân cần nhắc nhở nam nữ sinh viên, cần phải cư xử với nhau đúng mực, coi nhau như anh em một nhà, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Trường Đại học Nhân dân ra đời cách nay đã trên 66 năm, nhưng mãi mãi là ký ức không bao giờ phai mờ đối với những cựu sinh viên năm xưa. Nhà sử học Ngô Đăng Lợi nhớ lại: Hồi ấy, ông đang là cán bộ xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, có giấy gọi nhập học. Điều khiến ông vô cùng bất ngờ là tại trường ông được học tập dưới sự hướng dẫn của nhiều thầy giáo danh tiếng, mà với ông chỉ là một cán bộ trẻ của một vùng quê nghèo, không bao giờ nghĩ là mình được học với những đồng chí như Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp, các thầy Nguyễn Khánh Toàn dạy “Triết học duy vậ biện chứng”; thầy Đoàn Trọng Truyến giảng về “Kinh tế chính trị”, thầy Tố Hữu dạy “Duy vật lịch sử”…
Riêng với nhà báo Hàm Châu (Báo Nhân dân) là mỗi lần hồi tưởng về Trường Đại học Nhân dân, ông lại nhắc đến bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Bác Hồ
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông,
Sống ở trên đời, người cùng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Ông còn cho biết thêm: Mỗi bài giảng của các thầy, mỗi buổi sinh hoạt tổ, rút kinh nghiệm chung hay những buổi kiểm điểm, phê bình nhau gay gắt, đó là thời sinh viên Trường Đại học Nhân dân. Trường đã tôi luyện cho họ về sau trở thành những trí thức cách mạng, công tác khắp mọi miền đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ sẵn sàng nếm mật nằm gai để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hữu ích cho cuộc đời mà không màng danh lợi.
Sau khi kết thức khóa học (hoặc đang học, nhưng có trình độ), một số sinh viên của trường được nhà nước chọn đi học tiếp ở các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài, một số được phân về công tác ở một số cơ quan. Nhiều người trong số đó, sau này đã trở thành cán bộ cốt cán, hoặc cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
Nhưng không bao lâu sau, các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ thông cấp III của nhà nước lần lượt được thành lập và đã chiêu sinh vào học.Trước tình hình đó, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam nhận thấy không cấn thiết nữa, vì đã hòan thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Tuy vậy, trong số những người theo học, có một số là trí thức văn nghệ sỹ, công chức chế độ cũ có trình độ chuyên môn cao, nhưng do những hoàn cảnh khác nhau, họ không thể trực tiếp tham gia kháng chiến, nhưng trong lòng họ luôn luôn hướng về cách mạng hoặc bằng mọi cách ủng hộ kháng chiến với khả năng có thể của mình…Chẳng hạn lúc quân Pháp rút khỏi miền Bắc, họ đã tích cực chống lại việc cưỡng ép di cư, họ kiên quyết ở lại miền Bắc với cách mạng. Nhiều người trong số họ còn đứng lên đấu tranh không cho địch phá hủy hoặc di chuyển máy móc, thiết bị, vật tư, tài liệu vào Nam.Họ là những trí thức, công chức, văn nghệ sỹ giàu lòng yêu nước, nhưng sự hiểu biết về cách mạng, kháng chiến không nhiều.Để bồi dưỡng ý thức chính trị cho tầng lớp trí, công chức thức này Đảng và Chính phủ giao cho Trường Đại học Nhân dân một nhiệm vụ mới (mặc dầu các khóa học đã kết thúc) là mở thêm 3 lớp nghiên cứu chính trị ngắn hạn tại khu Thái Hà ấp trong 2 năm 1955 – 1957.Mỗi lớp chỉ kéo dài khoảng 4 tháng, chủ yếu giúp họ nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.Đặc biệt lớp nào, ngày khai giảng đều được Bác Hồ đến thăm và nói chuyện ân cần, thân mật và rất trọng thị. Riêng đối với những nhà trí thức Nho học,, khi nói chuyện Bác thường dẫn những câu kinh điển của sách Nho học xưa được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam mới hiện đại, như câu: “Đại học chí đạo tại minh minh đức tại thân dân”, Bác cắt nghĩa:
Minh đức: là làm cho đức sáng, rèn luyện lòng trong sáng, ngay thẳng, không tà tâm.
Thân dân:là gần dân, tôn trọng dân, phục vụ tốt cho dân, muốn vậy phải nắm vững kiến thức.
Với những lời nói giản dị của Bác đã làm cho các trí thức tham gia học tập, một thời đã bị chế độ cũ nhồi sọ, xuyên tạc, đã hiểu rõ hơn về cách mạng về Đảng. Nên khi về lại cơ quan công tác, họ đã nhanh chống hòa nhập vào guồng máy công việc và đã xóa đi sự phân biệt cán bộ lưu dung với cán bộ kháng chiến.
Trường Đại học Nhân dân Việt Nam là một hình thức đào tạo đặc biệt, một sáng kiến của Đảng và Bác Hồ, tuy tồn tại chỉ một thời gian ngắn, nhưng đã mang lại kết quả tốt đẹp. Trong một thời không dài nhà nước ta đã tạo ra được một đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, công chức lành nghề, có chuyên môn cao, lập trường chính trị vững chắc. Đó là một thành tựu đáng kể của Đảng, nhà nước và Bác Hồ./.