Thấp thoáng dưới những tán cây của cánh rừng già, cách biên giới Campuchia- Thái Lan không xa, Angkor Thom, Bayon với những khối đá xanh rêu phong sừng sững nhô lên giữa trời xanh lộng gió của đất nước Chùa Tháp, của Phật tổ Như lai. Đó đây, người và người trong những bộ trang phục muôn sắc, lũ lượt như đi trẩy hội- khách nước ngoài, du khách trong nước. Người ta đến đây để du ngoạn, thưởng thức nghệ thuật, có người đến nghiên cứu, tìm hiểu… Một loại khách thường xuyên là các em học sinh Khơ Me cấp 1, cấp 2 và cả cấp 3, đến học hỏi nghe cô giáo, thầy giáo giảng giải về các giá trị nghệ thuật Angkor, về những biến cố lịch sử hào hùng của đất nước, về những cảnh sinh hoạt dân dã đã được các nghệ sỹ đương thời mô tả qua những đường nét uyến chuyển, sinh động trong những mảng phù điêu, các pho tượng đã được tạc trên những bức tường đá…
Thật vậy, đối với thế hệ trẻ Campuchia ngày nay khu di tích Angkor không chỉ là bài học thực tế về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mỹ thuật…mà còn là nơi bồi dưỡng kiến thức lịch sử, địa lý và lòng yêu nước chân chính qua các bức phù điêu hoành tráng giữa thiên nhiên. Và cũng là nơi các em tìm hiểu sâu rộng về cội nguồn tâm lý thẩm mỹ, tôn giáo dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước của nhân dân Campuchia cần cù, dũng cảm.
Tất cả những điều đó đã thể hiện rõ trong câu chuyện kể của chị Chăn Thi, giáo viên chủ nhiệm lớp 7, Trường Trung học cơ sở thành phố Xiêm Riệp. Chúng tôi gặp chị, đúng lúc chị đang đưa các em học sinh đi tham quan và giảng cho các em nghe về sự ra đời của ngôi đền Angkor Thom (1*)
Biết chúng tôi những nhà báo nước ngoài, chị phân trần: “Các bạn thông cảm, mặc dù làm công tác giảng dạy đã lâu năm, nhưng với những giờ học ngoại khóa, đầy hứng thú và hấp dẫn đối với tôi còn bỡ ngỡ quá. Vì trước đây, ngay dưới thời “hoàng kim” của Quốc vương Norodom Sihanouk, những buổi học như thế này chưa bao giờ có. Còn như dưới chế độ diệt chủng tàn bạo Pol Pot – Iêngxari, như các bạn đã biết – nhà trường biến thành nhà tù, giáo viên và học sinh là nạn nhân đầu tiên bị tàn sát man rợ, còn đâu nói đến giảng dạy, học hành”.
Quay về phía các em học sinh, với giọng nói dịu dàng, hấp dẫn và đầy tự tin, chị bắt đầu kể:
- Đối với dân tộc Campuchia cái tên “Angkor” để chỉ một thời kỳ lịch sử, kéo dài từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XIII, gắn liền với tên tuổi của nhiều vị Hoàng đế nổi tiếng như: Jayavacman II, Surijavacman II, và Jayavacman VII…Nhưng đối với lịch sử nghệ thuật huy hoàng trùm lên mọi công trình kiến trúc, điêu khắc rải rác khắp đất nước, đặc biệt khu vực dọc theo Biển Hồ thuộc các tỉnh Puốcxát, Batambang, Congpongthom, Congpongcham là những nơi nổi tiếng có nhiều di tích giá trị nghệ thuật cao, như Vatnoko (Congphongcham); Sambo Preh Kuk (Congpongthom). Nhưng nhiều nhất, đồ sộ nhất và có giá trị nhất là các công trình tọa lạc trên mảnh đất Xiêm Riệp, cố đô của thời đại Angkor.
Ngừng một lát, như để các em đủ thời gian suy tưởng, liên hệ với thực tiễn… Rồi bằng một âm thanh hào hứng chị nói:
- Khi nhận định về nghệ thuật Angkor, dù người ta có quan điểm, khuynh hướng nghệ thuật khác nhau đến thế nào, nhưng tất cả đều phải thừa nhận một sự thật lớn lao: tính độc đáo, tầm kỳ vĩ của nghệ thuật Angkor trong lịch sử nghệ thuật tạo hình thời Trung Đại. Một biểu tượng vĩnh hằng, một niềm tự hào chính đáng của dân tộc Campuchia.
Để giúp các em dễ hiểu hơn, chị phân tích:
- Nhưng đâu phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Campuchia nói
riêng, của nhân loại nói chung lại xuất hiện một thời kỳ nghệ thuật sôi động như thời kỳ Angkor? Để có được Angkor, những công trình nghệ thuật huy hoàng, những kỳ quan thế giới mọc lên trên đất Xiêm Riệp thân yêu này, thì trước đó đã có một thời kỳ phôi thai mà bề dày thời gian của nó không kém chiều dày của chính “thời kỳ Angkor”. Đó là thời kỳ - như người ta thường gọi: “Tiền Angkor”. Và mãi đến giữa thế kỷ XII, một kỳ quan vĩ đại của nhân loại xuất hiện trên đất nước Chùa Tháp. Đó là ngôi đền Angkor Vat, do nhà vua Surijavacman II xây dựng.
Cô giáo Chăn Thi giải thích thêm:
-Khi nói về Angkor, điều cần biết là khu di tích lịch sử này gồm 6 đền đài bằng đá hoa cương trải ra trên một diện tích khá rộng. Ngoài Ang Kor Vat, Angkor Thom mà chúng ta thường nói đến, còn có các đền Taprom, đền Prakhan, Niếcpan và Banti Srây.
Chị so sánh:
- Nếu Angkor Vat là ngôi sao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc sáng chói của dân tộc Khơ Me và nhân loại giữa thế kỷ XII, thì Angkor Thom với Bayon là ngọn lửa bùng cháy dữ dội cuối cùng giữa thế kỷ XIII của nhân dân Campuchia, để rồi sau đó không bao giờ có nữa.
Angkor Thom là thủ đô cuối cùng của thời đại Angkor. Vào thế kỷ thứ IX, Iayovacman I (889 – 910) xây đền Phnom Bakhen làm trung tâm của đế chế, gọi là “Angkor đầu tiên”. Đến đầu thế kỷ XI, Rajandravacman (944 – 9968), cho xây kinh đô tại Phimianaka, cách Phnom Bakhen khoảng 3 kilômét về phía Bắc. gọi là “Angkor thứ II”. Đến thời vua Udajavacman II (1049 – 1065), giữa thế kỷ XI lại đưa trung tâm xuống khoảng 300 mét về phía Nam tại Ba Phuôn, gọi là “Angkor thứ III”. Cuối cùng dưới vương triều Jayavacman VII (1187 – 1200), nhích trung tâm xuống 500 mét về phía Đông Nam, gọi là “Angkor Thom – Bayon”.
Vòng thành Angkor Thom, một hình vuông, mỗi chiều 3.200 mét. Bao quanh tường thành là một con hào rộng đầy ắp nước. Angkor Thom có 5 cửa ra vào, hai cửa chính ở hướng Đông, đi thẳng vào Hoàng cung, có khắc chạm hình ba đầu voi, đặt vào giữa hoa sen, tượng trưng cho Thần Mưa. Ở chính giữa là đền Bayon. Ngoài Bayon nổi tiếng, Jayavacman VII còn cho xây dựng 121 trạm nghỉ dọc đường cho khách hành hương và 102 trạm y tế chữa bệnh ở khắp dất nước.Trong lịch sử dân tộc Khơ Me chưa có một vị vua nào đã sử dụng một khối lượng đá khổng lồ vào các công trình kiến trúc công cộng như vương triều Jayavacman VII.
Chị Chăn Thi thận trọng nói:
- Jayavacman VII, một con người đầy chiến tích và tham vọng, nhưng cuộc đời riêng tư lại lắm điều bất hạnh. Vào giữa lúc sự nghiệp của nhà vua đang ở cực điểm vinh quang và chói lọi, thì người vợ thân yêu hoàng hậu Jayaraladavi qua đời, đang độ tuôỉ thanh xuân, còn ông bị chứng nan y – bệnh hủi. Vinh quang- đau đớn giữa hai đối cực nghiệt ngã ấy, nên tâm hồn nhà vua không ngớt bị giày vò. Và vì vậy, Jayavacman VII hiện ra trước mắt hậu thế chẳng những như một người kiên nghị, đầy tham vọng, một hoàng đế vĩ đại nhất của thời đại Angkor, mà còn là một Phật đồ mang nhiệt tâm đi tìm an ủi trong công cuộc cứu dân độ thế. Đó chính là cơ sở giúp chúng ta tìm hiểu giá trị nội dung và hình thức của công trình kiến trúc Bayon.
Đôi mắt hướng về lâu đài cổ kính, chị giới thiệu:
- Angkor Thom là một thể cách điệu “đền núi” đã có từ trước. Đứng về quan niệm thẩm mỹ thì Angkor Thom là một đối cực của Angkor Vat. Khác với Angkor Vat mang tính chuẩn xác và đăng đối. Angkor Thom xây dựng theo một kết cấu tự do bay bổng. Phủ lên ngôi đền là 200 khuôn mặt Vua – Phật từ bi, bác ái, được tạc thành 4 mặt người (2*) của 50 ngọn tháp lớn nhỏ.Bốn mặt quay về 4 hướng, nhấp nhô trên những độ cao khác nhau. Tất cả đều tỏa ra nụ cười hiền triết, còn gọi “nụ cười Bayon”, mà không biết bao sách vở, bút mực, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, các sử gia Đông Tây kim cổ đã hết lời ngợi ca.
“Rừng” mặt người ấy đang vây quanh lấy chúng tôi. Từng khuôn mặt lúc bừng sáng tươi vui, chói lọi, lúc lắng xuống trầm ngâm suy tư, đau khổ… tùy theo góc độ ánh sáng chiếu vào. Phải chăng rừng mặt người đó là hiện thân của một tâm hồn đau khổ, của một con người tràn đầy ước vọng với những chiến tích quang vinh sáng chói?
Mỗi chúng tôi, những nhà báo lần đầu tiên đến, đều có cảm giác chị Chăn Thi, không chỉ là một nhà sư phạm kiến thức uyên bác, mà còn là một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, một chuyên gia nghiên cứu nghệ thuật. Chị cho chúng tôi biết thêm:
- Người ta đã nghiên cứu và ca ngợi rừng mặt người của Bayon không chỉ đơn thuần về giá trị nghệ thuật, mà còn vì giá trị biểu tượng to lớn của nó. Trước thời Bayon, câu chuyện Đức Phật chứng minh quyền lực của mình trước lũ quỷ dữ đã xuất hiện nhiều trong nghệ thuật tạo hình của ngôn ngữ điêu khắc. Nhưng đến Bayon, hình ảnh về quyền lực Đức Phật được các nghệ nhân đương thời biểu hiện sinh động hơn nhiều. Ở đây, hình ảnh Đức Phật tung mình lên cao rồi thiên biến vạn hóa ra hằng hà sa số các Đức Phật nhỏ li ti, khiến lũ quỷ dữ phải quy phục, đã được tái tạo trên quy mô hoành tráng kiến trúc.
Ngoài ý nghĩa về tôn giáo, rừng tháp mặt người còn mang một ý nghĩa gowin99 sâu sắc. Nó vật chất hóa sự có mặt khắp nơi trên đất nước Campuchia của nhà vua Jayavacman VII. Điều này thể hiện rõ, đền Bayon không phải để thờ thần Shiva và Vishnu như trước kia, mà là nơi thờ Phật. Nói đúng hơn là nơi thờ Phật – Vua (ở đây vua đồng nghĩa với Phật). Thực chất là thờ vua Jayavacman VII. Jayavacman VIIcho xây Angkor Thom với Bayon trước hết là cho mình. Ông đã cho đặt tượng của mình trong đó, để đồng nghĩa mình với Phật. Bởi vậy, không lấy làm lạ có sự giống nhau giữa các khuôn mặt đá khổng lồ trên các tháp với diện mạo của Jayavacman VII.
Bên cạnh quy mô hoành tráng kiến trúc, Bayon còn có cả một nền nghệ thuật điêu khắc nhuần nhuyễn, sống động,tinh tế với những Devata, Apsara (những vũ nữ nhà Trời), những rắn thần Naga… Chủ đề của các bức chạm trổ vô cùng phong phú, đa dạng, từ sự thể hiện cảnh sinh hoạt vương giả ở chốn cung đình, đến những đề tài mang hơi thở cuộc sống dân dã.Cảnh đánh vật, chọi gà, nướng chả, đánh cá, làm ruộng, chợ búa, các nghề thủ công. Đặc biệt, nhiều thảm phù điêu phản ảnh khá đậm nét cuộc đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của phong kiến, cuộc đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân Campuchia.
Rõ ràng những bức chạm nổi đó, đã nói lên đầy đủ giá trị hiện thực dân gian của nền nghệ thuật điêu khắc Campuchia đương thời.
Câu chuyện của chi Chăn Thi vẫn ngân mãi như những lời ca nhắn nhủ, kêu gọi hãy bảo vệ mãi mảnh đất này.
Mỗi chúng tôi đều miên man, trầm ngâm suy tưởng về những điều chị nói với các em học sinh. Và mỗi chúng tôi đang thả hồn vào không gian lắng đọng của núi rừng Angkor. Và hình như không gian cũng dừng lại để lắng nghe mỗi nhịp đập của con tim trước những công trình sáng tạo trong quá khứ và về những con người hôm qua và cả hôm nay.
Trong khoảnh khắc rung cảm đó, ông Píc Keo, một chuyên viên bảo tàng cổ vật còn sống sót sau cuộc tận diệt của tập đoàn diệt chủng Pol Pốt – Iêngxari, nhẹ nhàng nói với chúng tôi:
- Cái kỳ diệu của công trình kiến trúc Khơ Me là chỗ: đứng trước một công trình kiến trúc kỳ vĩ như Angkor Vat, Angkor Thom…, nhưng ta không cảm thấy choáng ngợp. Ngược lại trong nghê thuật kiến trúc, các nhà thiết kế Campuchia thường đi tìm sự hài hòa, và tìm mọi cách thu giảm tính khủng khiếp nguyên sơ đó, bằng cách phân bố tài tình các chi tiết bố cục.
Nhưng tiếc thay,những giá trị to lớn đó ngày nay không còn lại bao nhiêu. Thời gian, chiến tranh, đặc biệt sau bốn năm cầm quyền tập đoàn diệt chủng Pol Pốt đã tàn phá nền gowin99 nghệ thuật Campuchia thiệt hại đến mức không thể tưởng tượng nổi.
-----------------------
(1* ) Angkor Thom: Thành phố lớn
(2*) Tượng 4 mặt người: Trong Thần thoại Ấn Độ, Thần Brama là vị thần đứng đầu trong 8 vó thái độ ỡm ờ với con gái của mình. Con gái tránh sang bên trái, thần mọc ngay đầu bên trái, để nhìn con. Con gái tránh sang phải, than mọc đầu ngay bên phải. tránh ra đàng sau, thần mọc đầu phía sau, Con gái tránh lên phía trên , thần liền mọc đầu phía trên. Thấy thế, Thần Shiva tức giận chặt ngay đầu thứ 5 của Thần Brama, chỉ còn 4 đầu.