Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Bình Phước hiện có 68 hội viên (59 hội viên cá nhân; 9 hội viên tập thể). Hội luôn gửi thư chúc mừng các địa phương của Lào, Tổng Lãnh sự quán Lào tại TP.HCM nhân các ngày lễ lớn và tổ chức thăm, tặng quà Tổng Lãnh sự quán Lào tại TP.HCM vào mỗi dịp lễ Tết.
Hội đã cử Thường trực, cán bộ Hội, hội viên tham gia các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Bình Phước tại Lào, qua đó dự Hội nghị lần thứ 13 của Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) tại tỉnh Attapeu; Diễn đàn Hợp tác Thương mại, Đầu tư và Du lịch thúc đẩy Hành lang Kinh tế Đông Tây và Tam giác phát triển CLV tại tỉnh Champasak.
Hội đã cùng lãnh đạo tỉnh Bình Phước đón Tổng lãnh sự nước CHDCND Lào tại TP.HCM Phonesy Bounmixay đến chào xã giao, chúc Tết lãnh đạo tỉnh và 2 đoàn đại biểu cấp cao của tỉnh Champasak do ông Vilayvong Bouddakham - Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak làm trưởng đoàn đến dự 2 sự kiện: Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa chính quyền 2 tỉnh; chương trình thăm và chúc Tết nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Tại Lễ ký kết nói trên, ông Thạch Quy La - Thư ký Hội đã được Ủy ban chính quyền tỉnh Champasak trao bằng khen vì có thành tích đóng góp cho sự phát triển và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa 2 tỉnh Bình Phước - Champasak.
Hội đã cử cán bộ Hội hỗ trợ tổ chức Liên hoan Thiếu nhi Việt Nam - Lào - Campuchia do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tại TP.HCM; Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa thanh niên, sinh viên Bình Phước với sinh viên Campuchia và Lào đang học tại TP.HCM ở Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập (H.Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), thu hút hơn 60 đại biểu 3 nước với các hoạt động: tham quan VQG Bù Gia Mập, thả động vật về rừng, giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại…
Mỗi năm, Thường trực Hội đã cùng Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch trực thuộc UBND tỉnh Bình Phước (TT XTĐT,TM&DL) và các doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh quảng bá tiềm năng thu hút đầu tư, hình ảnh nông sản - gowin99 - du lịch của tỉnh tại các sự kiện ở Lào, gồm: Hội chợ quốc tế Thương mại Việt - Lào tại Viêng Chăn, Lễ hội Cà phê, trà và nông sản khu vực cao nguyên Bolaven và Lễ hội truyền thống Wat Phou tại Champasak; Hội chợ triển lãm thương mại, đầu tư, du lịch và biểu diễn nghệ thuật Khu vực Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) tại Attapeu; Triển lãm TP.HCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 4.
Dịp này, ông Trần Quốc Duy - Tỉnh ủy viên, Giám đốc TT XTĐT,TM&DL, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Bình Phước đã thông tin về các cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại tại Bình Phước dành cho các doanh nghiệp Lào và mong 2 bên có thể giúp các doanh nghiệp Bình Phước kết nối giao thương tại Viêng Chăn.
Đồng thời, Thường trực Hội, TT XTĐT,TM&DL cùng các doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh và một số tỉnh, thành khác tại Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, chào xã giao ông Nguyễn Bá Hùng - Đại sứ Việt Nam tại Lào.
Qua đây, ông Nguyễn Bá Hùng đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về xúc tiến đầu tư và thương mại Việt - Lào; ông Trần Quốc Duy đã giới thiệu các tiềm năng thu hút đầu tư, thế mạnh của Bình Phước để xúc tiến thương mại và đề xuất Đại sứ quán Việt Nam tại Lào quan tâm, hỗ trợ phía Bình Phước thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao giữa Bình Phước và Lào.
Tại các buổi chào xã giao nói trên, ông Trần Quốc Duy đã đề xuất Hội sẽ triển khai chương trình Gia đình nuôi; qua đó, các hộ gia đình ở Bình Phước sẽ nhận con nuôi là sinh viên người Lào đang học tại TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của Sở Ngoại vụ thủ đô Viêng Chăn và Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng bởi đây là tiền đề để góp phần vun đắp tinh thần hữu nghị đặc biệt giữa 2 nước.
Hội đã phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước trao tặng 350 phần quà gồm gạo, mì tôm và nhu yếu phẩm (500 nghìn đồng/phần) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Paksong, tỉnh Champasak.
Ngoài ra, Hội và TT XTĐT,TM&DL, các doanh nghiệp trong tỉnh cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã tổ chức thăm, tặng 3 phần quà (1,2 triệu VNĐ/phần) cho 3 gia đình kiều bào có hoàn cảnh khó khăn tại Viêng Chăn.
3 gia đình nói trên gồm hộ chị Nguyễn Thị Bé tại xóm Chansivang (Nọng Teng, huyện Sỉ Khột Tạ Bong) bị mất trí nhớ từ nhỏ, hiện đang ở trong căn nhà tạm bợ, mẹ già đi làm thuê quần quật cả ngày để mưu sinh; hộ chị Lê Thị Hạnh cùng sinh sống tại xóm Chansivang có 2 đứa con; chồng làm thợ hồ, cuộc sống luôn “thiếu trước, hụt sau” và hộ bà Lê Thị Hạnh (70 tuổi) đã già yếu, chồng mất sớm, phải ở nhà thuê tại nội thành của Viêng Chăn và sống nương nhờ những người xung quanh.
“Gần đây, với sự hỗ trợ, kết nối của Hội và TT XTĐT,TM&DL, nhằm đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Lào, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp, tại Nhà hàng ẩm thực câu cá giải trí Happy Garden (P. Tân Đồng, TP. Đồng Xoài), Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri (Hà Nội) cùng Cửa hàng S’tiêng Farm - CLB Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Phước đã tổ chức Chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Lào”, ông Nguyễn Viết Vị, chủ nhiệm CLB này cho hay.
Dịp này, đoàn công tác Bộ Nông Lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào do ông Sisawath Homdara, Phó Chánh văn phòng Bộ Nông Lâm nghiệp Lào làm trưởng đoàn đã gặp gỡ, trao đổi với các sở, ngành có liên quan và các doanh nghiệp Bình Phước tiêu biểu; thăm Công ty TNHH MTV yến sào Nhật Tiên (TP. Đồng Xoài); Micfarm (TX. Phước Long) và các nông trại ứng dụng công nghệ cao: Gia Bảo Ecofarm (huyện Phú Riềng) - đơn vị có sử dụng phần mềm AutoAgri; Queen Farm (huyện Bù Đăng)…
Qua đó, ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước đã nhấn mạnh những lợi thế về phát triển nông nghiệp tại địa phương; bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty công nghệ phần mềm AutoAgri đã “bật mí” bí quyết ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp, thương mại hóa sản phẩm và được phía Lào thể hiện mong muốn hợp tác để triển khai tại Lào, giúp nền nông nghiệp Lào theo kịp các nước trong khu vực.
Tình hữu nghị vĩ đại giữa 2 nước Việt Nam và Lào là mối quan hệ có một không có hai trên thế giới, đồng thời đã trở thành tài sản vô giá để lại cho các thế hệ con cháu tiếp theo. Gần đây, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào đã thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của đồng chí Sonexay Siphandone đến Việt Nam trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Lào, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa 2 nước. Bên cạnh đó, chiều 22/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp và làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội. Thời gian qua, hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào tiếp tục có chuyển biến tích cực. Việt Nam hiện có 241 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,47 tỷ USD. Lào luôn duy trì vị trí thứ nhất trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam luôn nằm trong top 3 nước đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Lào. Nhiều dự án của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - gowin99 của Lào, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa… Trong khi đó, Lào hiện có 18 dự án đầu tư đang triển khai ổn định tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt trên 110 triệu USD. Doanh nghiệp Lào được các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt, về lĩnh vực nông nghiệp, dưới sự hỗ trợ và hợp tác của phía Việt Nam trong một loạt các lĩnh vực từ quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi đến chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ và phối hợp trong công tác chuyên môn như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản; các hoạt động hợp tác sâu rộng giữa 2 bên đã tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của 2 nước. |