link tải gowin99 mới nhất

Nhật ký Phóng viên chiến trường

Trong các tài liệu do Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo ưu tú Ngô Ngọc Thắng chuyển cho tôi để tôi viết bài “PHÍA SAU MỘT BỨC ẢNH” có một tư liệu làm tôi chú ý: Đề cương PTL: NHỮNG BỘ ĐỘI SINH VIÊN TRƯỜNG SƠN (VTV8 11.2019). Thời lượng: 50 phút. Thực hiện: Dương Mộng Thu- VTV Đà Nẵng

Tôi đọc lướt bản đề cương, nhưng rồi không thể đọc lướt các dòng nhật ký in nghiêng do tác giả bản đề cương chép lại của một số phóng viên chiến trường cùng thời với cố phóng viên Thông tấn xã Phạm Cao Phong. Tôi xin phép các tác giả được trích đăng một số đoạn nhật ký trên đường Trường Sơn của các phóng viên chiến trường để các bạn đọc có thêm hình dung về “Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa. Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”.

b1noij-1ab-1703781166.jpg

Tác giả giới thiệu về "Nhật ký phóng viên chiến trường" tại cuộc gặp gỡ các CCB trang nhóm "Chiến tranh Việt Nam và những câu chuyện", ngày 26/12/2023 do tác giả cung cấp.

“…Ngày 16/3/1973. Chiều, xe tới T.105 (Hoà Bình), qua ga Hàng Cỏ, tưởng sẽ lên tàu, nhưng không, xe chạy tiếp, 4 giờ chiều tới Thường Tín, nghỉ chờ tàu. Không biết thông tin từ đâu mà bạn bè, người thân từ Hà Nội đi xe đạp xuống tiễn đông quá.

Ngày 17/3. 4h chiều lên tàu. Đoàn quân đi hùng dũng. Ga Thường Tín nhỏ, chật cứng người đưa tiễn. Có những cặp tình nhân ôm hôn nhau tạm biệt, vội vàng. 5h30 tàu từ từ lăn bánh. Thực sự xa Hà Nội rồi.

Ngày 20/3. Đến đèo Ngang, xe dừng, mọi người chạy ùa ra biển. Biển đẹp quá, trong xanh và sạch hơn biển quê mình…Đèo ngang đây rồi. Bỗng nhớ đến bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà…”. Đến nửa đèo, gặp đoàn cán bộ là bộ đội, tù binh bị giam ở Phú Quốc được trao trả. Tới hơn chục xe. Họ toàn mặc quân phục giải phóng. Trông họ gầy gò da đen sạm. Các anh ngược ra Bắc, còn chúng tôi vào Nam. Bắt tay nhau qua thành xe, đổi mũ cho nhau rồi vỗ tay. Bọn mình tặng họ đường và thuốc lá. Thắm thiết, thân tình…”

“…Lẽ ra, ngày 2/4 ghi tiếp nhưng bị đổ xe không viết được, mãi đến ngày 6/4, vết thương đỡ đau, mình nhớ lại và nghe anh em kể…Hơn 10h xe bị đổ ở gần A tô pơ thuộc cao nguyên Bô lô ven. Mình thấy xe nghiêng đi và không biết gì nữa. Sau đó mình mơ màng nghe tiếng Liêm nói như mếu: Đây thằng Việt, nó còn sống”. Rồi lại nghe tiếp: Chú Bang đâu, Oanh đâu? Trời ơi, chú Bang chết rồi, cả cái Oanh, cái Vy nữa. Mấy đứa gọi nói không ra hơi. Mình úp 2 tay vào mặt giơ ra thấy toàn máu. Đầu đau nhức không thể chịu được, cả người và chân đều đau, không ngồi dậy được. Ý nghĩ thoáng qua là mình còn sống. Mình lại nghe Liêm nói thều thào, ngắt quãng: thôi bây giờ chuyển chúng nó vào bóng râm chứ không nóng quá. Một lúc sau, xe ô tô chở bọn mình vào Trạm giao liên 79. Ở đây họ cấp cứu và tiếp nước cho những người bị nặng. Mình nghe thấy tiếng thở phì phò ở phía ngoài. Chắc là Thuyên. Sau mới biết Thuyên bị dập phổi. Bác sĩ phải phẫu thuật mở cuống họng để thở. Hai tiếng sau Thuyên mất…” – Trích cuốn nhật ký “Nhật ký Trường Sơn anh qua”, “Đổ xe và những ngày nằm viện” của phóng viên chiến trường Đoàn Việt.

Ngày 2/4/1973, chuyến xe chở bộ đội sinh viên vượt Trường Sơn vào Nam bị lật, 3 sinh viên tử nạn, ông Đoàn Việt và nhiều cựu sinh viên khác bị thương nặng, nhưng đều được chữa khỏi… Thống nhất đất nước, ông được quay về trường để tiếp tục học đại học văn khoa; sau ông là Trưởng Phân xã TTXVN tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, nay đã nghỉ hưu.

Cao Tân Hòa - người viết bài thơ “Oanh ơi về họp lớp” rất cảm động (chị Oanh là người hy sinh trong vụ lật xe ở A tô pơ - Lào). Liệt sĩ Phạm Thị Kim Oanh và Cao Tân Hòa là đôi bạn thân. Cựu phóng viên chiến trường Cao Tân Hòa sau công tác ở TTXVN Hà Nội, đã nghỉ hưu gần 20 năm.

Trích đoạn thơ

“ Em còn nằm đó không Oanh.

Ba mươi năm lẻ lạnh tanh thế thời.

Rừng xanh mãi tuổi đôi mươi.

Ru em bằng tiếng suối chơi vơi nguồn.

Hàng săng-lẻ đứng u buồn.

Mong manh sợi khói trong hồn chiều lam…”

Cựu phóng viên ảnh chiến trường Triệu Thị Thùy, người viết “Bài ca rụng tóc”, sau là Quyền Giám đốc Văn phòng đại diện TTXVN tại Đà Nẵng, nay đã nghỉ hưu. Chị Triệu Thị Thùy có các bài viết “Cái chết bi thương của 14 cô gái trẻ” , “Đám cưới ở chiến khu” , “Chuyện tình cô văn thư” đầy ắp hình ảnh bi hùng...

Nhắc về những kỷ niệm thời chiến, cựu sinh viên Trường Sơn Triệu Thị Thùy lại luôn day dứt không nguôi về cái chết bi thương của 14 cô gái trẻ. Chị Thùy kể:

“Tôi đã đi qua rất nhiều khu rừng rậm, nơi ánh sáng mặt trời chỉ chiếu đến đỉnh những tán cây rừng cao vút, chúng tôi bước ra vùng đất hầu như trống không với những quả đồi trọc nham nhở, loang lổ đất đỏ bazan; không một lá cây, một ngọn cỏ, cảnh tượng trông thật hoang tàn, xơ xác. Không biết điều gì đã tạo nên khung cảnh kinh hoàng đó? Khi dừng chân nghỉ tại một đơn vị bộ đội, tôi đem thắc mắc đó hỏi một anh đồng hương Phú Thọ. Lặng im hồi lâu rồi với đôi mắt hoe đỏ, anh rầu rầu bảo đó chính là lũ bùn, một kẻ thù rất đáng sợ đối với con người, chính nó đã cướp đi biết bao sinh mạng của chiến sĩ và đồng bào ta, trong đó có 14 cô gái trẻ. Lán của các cô gái trẻ không may rơi đúng vào giữa dòng bùn đó. Nghe tiếng kêu xé lòng của các cô: “các anh ơi, cứu chúng em với!”, nhìn rõ ràng các cô gái bị cuốn đi rồi mất dạng; từ quả đồi bên này, các anh chạy lui chạy tới nhưng chẳng thể làm gì. Nếu là kẻ địch bằng xương bằng thịt, các anh sẵn sàng xông vào giết chúng để cứu người, nhưng với kẻ thù vô hình này, các anh đành bất lực, chỉ biết khóc ròng. 14 cô gái đã bị chôn vùi vĩnh viễn như thế. Không thể tìm được hài cốt các cô, cả tên và quê quán cũng chỉ biết mang máng” Cũng nhiều lần tôi đọc lại những trang viết của những đồng chí đi trước nhưng không thấy ai nhắc đến sự hy sinh thầm lặng của các cô. Âu là trong chiến tranh có những lúc chúng ta đành phải chấp nhận sự may rủi của số phận.”

“Bài ca tóc rụng “ của chị Triệu Thị Thùy viết tặng các cô gái ở chiến trường:

“Cứ mỗi năm ở chiến trường.

Mái tóc em lại rụng thêm một ít.

Sông Trà Nô sớm ngày em gội tóc.

Vẫn vuốt ve như bà mẹ hiền từ.

Ru em về những giấc ngủ ngày xưa.

Lúc còn thơ ngồi nghe bà kể chuyện.

Ngày xửa ngày xưa có con chim nhạn.

Rút lông dệt áo cho chồng.

Chiếc áo thành chim nhạn rụng hết lông.

Ừ có phải lời ru từ thuở trước.

Chẳng hạnh phúc nào không có hy sinh.

Mái tóc em giờ ngắn ngang lưng.

Dù rất nhỏ cũng góp phần hạnh phúc.

Rồi một mai khi tuổi già tóc bạc.

Em sẽ ngồi kể chuyện giữa cháu con.

Câu chuyện mở đầu rằng ngày ấy ở miền Nam.

Bà đã gặp những người tóc rụng”

Tôi cứ đọc đi đọc lại những dòng nhật ký, những bài thơ đầy cảm xúc của các phóng viên chiến trường cùng một thời vượt Trường Sơn vào Nam với chúng đôi mà như thấy một cuốn phim đầy bi hùng được tua lại, nước mắt cứ chực trào ra. Tôi kết thúc bài viết này bằng những dòng thơ của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, sinh viên chiến sỹ đã hy sinh vào mùa Hè năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị. Cám ơn các bạn đọc.

(Tặng Như Anh - tác giả của 12 bài thơ Đêm)

Đêm trắng trong là đêm của em

Đèn thành phố và sao trời lẫn lộn

Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn

Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa.

“Đêm trắng trong như màu sắc thiên nga

Đêm âu sầu như ngôi nhà đổ nát

Đêm đen ấy mà vô cùng dịu mát...”

Bâng khuâng gì trong ban đêm em ơi?

Đêm của anh trong tầm bom rơi

Không thể ngủ nên đêm thành đêm trắng

Đêm bão thép chất chứa nhiều sâu lắng

Bà mẹ sinh con trai trong mờ tối căn hầm.

Những ban đêm thành cột mốc tháng năm

Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng

Đêm thao thức đón chờ ánh sáng

Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời.

Quảng Bình, 11-7-1972

--------------

(Đây là bài thơ cuối cùng Nguyễn Văn Thạc gửi cho người thân. 19 ngày sau anh hy sinh - Đ.V.H.)

22/12/2023

N.V.N.

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()