Covid-19 đã và đang là “thảm họa” toàn cầu. Đại dịch COVID-19 đã cướp đi nhiều mạng sống, gây những tổn thất nặng nề trên mọi lĩnh vực kinh tế - gowin99 mà phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục hết. Đại dịch cũng mang lại cho thế giới cơ hội để nhận thấy những giá trị tốt đẹp mà lâu nay cuộc sống công nghiệp có thể khiến con người không kịp nhìn ra.
Trước tình hình dịch bệnh, nhiều nhà thơ, nhà văn đã tìm cách lý giải. Hiện thực cuộc “chiến đấu” cam go với COVID-19, những tấm gương tiêu biểu trên tuyến đầu chống dịch, những số phận, hoàn cảnh éo le do dịch bệnh, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam được phát huy, lan tỏa, chia ngọt sẻ bùi trong cộng đồng...đã tạo nhiều xúc cảm cho các nhà thơ, nhạc sỹ sáng tác, truyền cảm hứng. Nhà thơ Ngô Đức Hành là một người trong số đó.
Khi Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) sau đó lan sang nhiều quốc gia, nhà thơ Ngô Đức Hành bằng dự cảm của mình đã viết bài thơ “Chiến tranh”. “Có những cuộc chiến tranh không có đạn bom / không thời gian / không phân chia giới tuyến / khó nhận ra đâu là làn đạn / chiến tranh chưa rõ mặt người”. Thực tế hai năm qua thế giới “vật lộn” với COVID-19 đã chứng minh đó là một cuộc “chiến tranh” thực sự. Để chiến thắng “cuộc chiến tranh không có đạn bom” này thế giới phải đoàn kết, không phân biệt thể chế chính trị, giàu hay nghèo, tôn giáo, sắc tộc. Bài thơ “Chiến tranh” anh viết vào ngày 11/01/2020. Con số người chết trên thế giởi bởi dịch bệnh gây sự lo lắng, bối rối cho nhiều quốc gia, kể cả những nước giàu ở Châu Âu. Ngô Đức Hành viết các bài thơ “Cái chết và câu hỏi”.
Sau Tết Nguyên đán năm 2020, với trận mưa đá trước thời khắc Giao thừa, báo hiệu sự “khác lạ”, “làn sóng thứ nhất” của Covid-19 vào Việt Nam. Ngô Đức Hành tiếp tục có các bài thơ “Corona”, “Virus”. “Em có thể tìm ra vaccine / diệt virus corona / có thể tìm ra nguyên nhân bắt đầu từ loài rắn / bầy dơi / nhưng bất lực trước sợ hãi”, (Corona). Đây là thời điểm các nhà khoa học đang đưa ra các giả thiết về nguyên nhân xuất hiện của loại virus mới, sau bao tranh cãi mới được gọi tên chính thức là Covid-19. Các quốc gia có đủ điều kiện bắt đầu chạy đua nghiên cứu vaccine “khắc chế” Covid-19.
Là nhà báo chuyên viết mảng bình luận sự kiện, nhà thơ Ngô Đức Hành bị “rung chấn” trước diễn biến của dịch COVID-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cho đến nay anh đã có hơn chục bài thơ về đề tài COVID-19, chiêm cảm về đại dịch, về thân phận, về sự sống, về vĩnh cửu ở nhiều góc độ khác nhau. Một số bài đã được báo chí ở Trung ương và địa phương đăng tải.
Đặc biệt, khi “làn sóng thứ 2” xuất hiện tại Việt Nam, “tấn công” vào cơ sở y tế, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bị phong tỏa. Các thầy thuốc ở Bệnh viện Bạch Mai lúc đó bị cách ly không được về gia đình, bảo đảm yêu cầu chống dịch, vừa phải cứu chữa các bệnh nhân đang điều trị, nhà thơ Ngô Đức Hành đã viết bài thơ “Anh sẽ về”. Bài thơ đã được hai nhạc sỹ đồng cảm phổ nhạc thành hai ca khúc “Chống giặc Corona”, (nhạc sỹ Phạm Hồng Sơn, ca sỹ Hiền Anh Sao Mai thể hiện) và “Niềm tin chiến thắng”, (nhạc sỹ Trịnh Ngọc Châu, ca sỹ Quang Luyến thể hiện). Bài hát “Chống giặc Corona” sau đó được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng trong chương trình “ gowin99 và Sự kiện”. Đó là những ngày Hà Nội thực hiện “giãn cách gowin99 ”. Anh cho biết, anh cùng ca sỹ Sao Mai Nguyễn Hiền Anh đã vượt lên khó khăn do quy định “giãn cách gowin99 ” để thu hình, phát sóng, góp phần cùng các nhà thơ, nhạc sỹ khác truyền cảm hứng, niềm tin chiến thắng đại dịch.
Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ ba tại Việt Nam, Hải Dương là tỉnh đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đó là tháng 4/2020, Hải Dương phải áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg “cách ly gowin99 ”. Để động viên người dân Hải Dương yên tâm phòng chống dịch và từng bước vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, Trung ương, nhiều tỉnh, thành phố cùng người dân cả nước đã chung tay hỗ trợ vật chất, tinh thần có ý nghĩa thiết thực như đóng góp vật chất, tiếp sức thu mua và tiêu thụ nông sản…Nhà thơ Ngô Đức Hành xúc động trước tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” của người dân, nghĩa đồng bào lúc hoạn nạn nên đã viết bài thơ “Anh sẽ về Hải Dương”.
Bài thơ được đăng trên báo Hải Dương. Sau đó, được hai nhạc sỹ phổ nhạc thành hai ca khúc cùng tên là Trung tá, nhạc sỹ Quân đội Trịnh Xuân Hảo (Hà Nội) và Vũ Hường (Vũng Tàu). Ca khúc “Anh sẽ về Hải Dương” của Trịnh Xuân Hảo do ca sỹ Sao Mai Ngọc Ký thể hiện, đến nay trên mạng gowin99 Youtube đã có hơn 20.000 lượt người nghe, hàng trăm lượt chia sẻ. Đó là một ca khúc da diết, tình cảm, xúc động.
“Làn sóng thứ 4” của dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam từ 29/4 đến nay, với biến chủng mới Delta diễn biến bất ngờ, nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh. Covid-19 đã “tấn công” vào các cơ sở bệnh viện, khu công nghiệp, thành phố trọng điểm, chuỗi cung ứng, chợ đầu mối...gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế.
Nguyên nhân chính của tình trạng gia tăng số ca nhiễm COVID-19 gần đây, được Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 nhận định là do vi phạm những quy định về cách ly với những người nhập cảnh hợp pháp. Thứ hai, hành vi nhập cảnh trái phép tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan virus tại Việt Nam. Sự bất cẩn của các cơ sở kiểm dịch cũng được coi là một yếu tố làm gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19. Cuối cùng là tâm lý chủ quan của người dân địa phương sau nhiều tuần không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh...và hiện nay nhiều tỉnh, thành phố, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg ở mức cao. Cả hệ thống chính trị và toàn dân đang “chung sức đồng lòng” chống COVID-!9 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” mang lại bình yên cho từng người, từng nhà và đất nước.
Cho đến nay đã hơn một tháng TP. Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg về “cách ly gowin99 ”. Biết bao lo toan đã và đang hướng về Sài Gòn. Biết bao hành động nhân ái sẻ chia của cả nước đang hướng về TP. Hồ Chí Minh. Tất cả nhằm lo cho “tiền tuyến” chống Covid-19 là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong khu vực, lo cho bà con không bị “thiếu áo, đói cơm”.
Nhà thơ Ngô Đức Hành đã viết bài thơ “Sài Gòn ngủ chưa”, ngay từ lúc TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hôi. “Ôm Sài Gòn vào lòng / ngày gặp nhau mừng tủi /em chờ đợi nụ hôn chín tới /mẹ chờ con và vợ ngóng tin chồng”. Anh cho biết, “ngóng chờ” trong bài thơ là ngóng nhờ chiến thắng. Bài thơ đã được nhạc sỹ Lê Huy Tập ở T.P. Hồ Chí Minh phổ nhạc thành bài hát “Sài Gòn không ngủ”, (ca sỹ Quang Luyến thực hiện). Bài hát đã được phát trên sóng Phát thanh thành phố.
Trước “làn sóng thứ tư” này, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam đã và đang được phát huy hơn bao giờ hết. Xúc động trước tấm lòng của bà con cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược dành cho bà con thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ Ngô Đức Hành đã viết bài thơ “Vì thành phố Hồ Chí Minh” và được hai nhạc sỹ sáng tác thành hai bài hát “Vì thành phố mang tên Bác Hồ”, (nhạc sỹ, TS. Phạm Việt Long, ca sỹ Hiền Anh Sao Mai) và “Hướng về thành phố Bác Hồ”, (nhạc sỹ Lê Huy Tập, ca sỹ Quang Luyến). Bài hát “Hướng về thành phố Bác Hồ” của nhạc sỹ Lê Huy Tập đã được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh phát sóng trong chương trình “Giai điệu âm nhạc”.
Điều đáng lo ngại là khi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly gowin99 , người dân nhiều địa phương đã tìm mọi cách, từ đi bộ, đạp xe đến đi xe máy về quê. Hậu quả là, nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 đã về địa phương, một số vụ tai nạn giao thông thương tâm, chết người đã xảy ra. Xót xa, chia sẻ, nhà thơ Ngô Đức Hành đã sáng tác các bài thơ “Câu hỏi”, “Vaccine”, “Những người lính lên đường”, “Ra đi và trở về”, “Về nhà thôi con”...với nhiều cung bậc chiêm nghiệm. Bài thơ “Về nhà thôi con” đã được nhạc sỹ Nguyễn Thanh Hải và Trịnh Ngọc Châu sáng tác thành hai ca khúc cùng tên “Về thôi con”.
Cho đến nay đã có hơn 50 ca khúc được nhiều nhạc sỹ phổ thơ Ngô Đức Hành. Anh cho biết, anh sẽ còn viết để truyền cảm hứng, niềm tin, góp phần nhỏ bé của mình vào “cuộc chiến” chống COVID-19 mà cả thế giới đang phải gồng mình, với niềm tin sẽ sớm được đẩy lùi. “Có thể trận chiến đấu cuối cùng / cho niềm hy vọng / hỡi loài người thêm một lần thức tỉnh / trái đất này / sự sống mãi phồn sinh”, (Những người lính lên đường)./.