Trong đêm chung kết cuộc thi Tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình lần thứ 3 – năm 2021, hai thành viên ban giám khảo là NSND Thanh Ngoan và nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long đã hết sức bất ngờ với phần trình diễn hề chèo của cậu bé Huỳnh Lê Gia Bảo. Đáng nói là cậu bé mới chỉ 8 tuổi, đang là học sinh Trường Tiểu học Vũ Phúc thuộc thành phố Thái Bình. Cậu bé diễn tài đến mức như không hề diễn, duyên, hát, múa cùng động tác gậy cũng như tương tác với bạn diễn khiến hai vị giám khảo không khỏi ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết, đó là một trong rất nhiều học sinh của nghệ sĩ, giảng viên Trần Văn Tuấn. Mà ngạc nhiên hơn, thời gian dạy cậu bé chưa nhiều, chỉ chừng 5 tháng, có nghĩa là chưa đầy nửa năm.
Vẫn còn chưa hết ngạc nhiên thì nghệ sĩ Trần Văn Tuấn lý giải hết sức khiêm tốn: “Năng khiếu ngấm vào máu, đất chèo Thái Bình luôn có những tài năng như thế nên mới giữ được truyền thống cho quê hương”. Thực tế đúng là với nghệ thuật yếu tố năng khiếu là tiên quyết, với một vùng đất có truyền thống được mệnh danh cái nôi hát chèo, nhiều người hát chèo hay là bình thường. Nhưng trình diễn đủ các lớp lang, bài vở, làn điệu… nói chung không chỉ làm tròn vai mà còn tạo được sự ngạc nhiên thì đương nhiên, người thầy hướng dẫn phải chiếm một vai trò quan trọng.
Không chỉ dạy một vài em, nghệ sĩ Trần Văn Tuấn còn là gương mặt quen với người yêu nghệ thuật tỉnh Thái Bình bởi anh chính là nghệ sĩ dạy hát chèo trên Đài Truyền hình tỉnh Thái Bình. Từ năm 2017, anh đã thực hiện khoảng 80 làn điệu chèo cổ nằm trong 4 thể loại đặc trưng của chèo (vui, buồn, trữ tình, thể tự do). Tiếp đến, kể từ khi bước sang năm 2021 nghệ sĩ Trần Văn Tuấn bắt đầu dạy những bài hát chèo lời mới trên truyền hình tỉnh nhà. Như vậy, những giá trị chuẩn mực nhất, những yếu tố tiếp nối truyền thống của nghệ thuật chèo Thái Bình thông qua cách giảng dạy gần gũi, có phương pháp, nghệ sĩ Trần Văn Tuấn đã góp phần cho điệu chèo lan tỏa khắp quê hương và các địa phương lân cận.
Thực tế, nghệ sĩ Trần Văn Tuấn gắn bó sự nghiệp trong công tác đào tạo nghệ thuật chèo. Anh hiện là Quyền chủ nhiệm khoa Sân khấu Âm nhạc trường Cao đẳng gowin99 nghệ thuật Thái Bình. Trong sự nghiệp đào tạo, anh đã góp phần phát hiện và đào tạo nhiều nghệ sĩ chèo tài năng, hai trong số đó có những gương mặt của nghệ thuật chèo hiện nay như Quốc Phòng, Việt Thắng (Nhà hát Chèo Hà Nội). Trần Văn Tuấn cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống phát triển, nghệ thuật giải trí phát triển thì sự nghiệp đào tạo sân khấu truyền thống dân tộc nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng rất cần sự quan tâm của Nhà nước, ngành gowin99 và giáo dục. Bên cạnh đó, rất cần những người thầy bên cạnh kiến thức còn phải có nhiệt huyết và truyền nhiệt huyết đó cho các em, để rồi sự nghiệp gìn giữ và phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc mới có thêm các thế hệ tiếp nối.