link tải gowin99 mới nhất

Người cao tuổi suy ngẫm về ăn của người Việt Nam

Con người sinh ra với bản năng sinh tồn, nhu cầu chính đáng là ăn. Các bậc tiền nhân có dạy về ăn như sau:

"Miệng ăn núi lở. Ăn mà không lo của kho cũng hết. Quân tử ăn mà như không ăn. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn có nhai, nói có nghĩ. Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói. Ăn vóc, học hay. Cháo nóng húp quanh. Miếng ngon nhớ lâu. Muốn ăn gắp bỏ cho người. Miếng ăn quá khẩu thành tàn. Ăn hết nhiều, ở hết bao nhiêu. Một miếng giữa đàng hơn một sàng só bếp. Ăn só mó niêu. Nết ăn nết ở. Ăn như người có học; ăn như kẻ vô học. Ăn như quan văn; ăn như quan võ. Không ngon ta vẫn khen ngon, hàng xóm có còn họ lại mang cho. Trời đánh còn tránh lúc ăn; Học ăn, học nói, học gói, học mở"...

tr-tm1a-1630511204.jpg
Tác giả phát biểu tại Lễ thành hôn của đồng đội Nguyễn Đức Dũng năm 1981.

Qua đó ta nhận thấy từ ngàn đời nay các Cụ đã dạy về ăn hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không phải ai cũng hiểu rõ được và áp dụng vào cuộc sống, bữa ăn hàng ngày càng rất khó.

Trước hết, loài động vật cũng có "trật tự, quy tắc" trong việc ăn theo bản năng, theo "quy định" của bầy đàn đó. Chẳng hạn: con mới sinh, còn nhỏ bé được ưu tiên hơn, được chăm chút, dành phần thức ăn tốt hơn. Ong mật là điển hình cho trật tự, quy tắc, quy định trong làm ăn và di truyền thành bản năng sinh tồn của nó.

Con người là loài động vật cao cấp, có trí tuệ, có lời nói, có giáo dục... nên ăn cần phải học, phải dạy bảo nhau. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" cho thấy việc học đầu tiên là học ĂN. Trước hết hãy học những "quy tắc" khi ngồi vào bàn ăn, không ai nhắc nhưng cần phải biết. Những "quy tắc bất thành văn" ấy không còn là phong tục, áp dụng cho riêng vùng miền nào mà là phép lịch sự tối thiểu, thể hiện gowin99 của mỗi cá nhân của người Việt Nam. Rất tiếc là NHỮNG QUY TẮC VỀ ĂN UỐNG chưa in ra thành sách hoặc có sách viết rồi nhưng không đến với tất cả mọi người và điều quan trọng nữa là người lớn chưa biết, hoặc chưa quen việc dạy bảo trẻ con học ăn!

tra-tim-2b-1630511278.jpg
Tác giả cùng Dũng và đồng đội tại Cao Bằng năm 1981.

Nhiều ý kiến cho rằng các quy tắc về ăn uống là câu chuyện ngày xưa và chỉ áp dụng trong các gia đình "phú quý sinh lễ nghĩa", nhà nghèo thì chỉ cần ăn no cái bụng là được. Ngày nay, khi cuộc sống quá bận rộn với những bữa ăn gấp gáp, vội vàng mà phải áp dụng các quy tắc thì mất thời gian, rất mệt mỏi. Quả thật là không sai nhưng thật là không đúng. Có thể áp dụng không quá khắt khe, cứng nhắc phải làm tất cả các quy tắc mà những điều cơ bản nhất thì cần chú ý và thực hiện được càng nhiều càng tốt. Bài viết này muốn nói cụ thể về ăn theo trình tự rất dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ thực hiện. Đó là:

1. NGỒI Ở ĐÂU

- "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Ngày xưa, vùng nông thôn, ngồi trông hướng là chọn hướng có ánh sáng (ngoài trời, đèn) chiếu vào tỏa sáng cho tất cả mọi người cùng ngồi quanh mâm cơm được sáng rõ nhất. Hiện nay nên chọn hướng phù hợp với từng thành viên trong gia đình.

- Người cao tuổi được ngồi vị trí tốt nhất trong mâm cơm của gia đình.

- Ngồi làm sao tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

2. TƯ THẾ NGỒI KHI ĂN

- Ngồi ăn trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là cực kỳ vô lễ.

- Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

- Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

- Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

- Không ngồi chống cằm trên bàn ăn. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

- Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn. Điện thoại di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh nên cất ở chỗ nào đó.

3. MỜI TRƯỚC KHI ĂN

- Phong tục mời là nét đẹp gowin99 của gia đình Việt Nam, "lời mời cao hơn mâm cỗ", quy tắc mời là "bề dưới phải mời bề trên", người ít tuổi phải mời người cao tuổi; có gia đình thì người cao tuổi nhất nói (mời) đơn giản “các con ăn đi”, "cả nhà xơi cơm".

- Trẻ em phải mời mọi người trước khi ăn, có gia đình trẻ phải mời lần lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Có gia đình trẻ thưa “con xin phép mời cả nhà xơi cơm"...

- Khi có khách thì một người đại diện mời khách cùng cả nhà xơi cơm, rồi từng người mời.

4. DÙNG ĐŨA, THÌA

- Không gõ đũa bát thìa. Tay phải cầm dao, tay trái cầm dĩa (nếu có).

- Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào bát thức ăn chung.

- Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ một tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh. Đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

- Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp (mời) thức ăn cho người khác.

- Không và quá 2 lần khi đưa bát cơm lên miệng. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa.

- Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp thức ăn chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

5. THAO TÁC LÚC ĂN

- Với người cao tuổi, con cháu lựa chọn một đĩa (bát) riêng đựng cá, thịt đã lóc xương, thái nhỏ hay ninh mềm hơn.

- Muỗng, Muôi múc canh phải đặt úp trong bát, không được để ngửa và cán muôi không chỉ thẳng vào ai.

- Chỉ nhúng nhẹ nhàng phần thức ăn vào cạnh bát nước chấm, không nhúng đầu đũa vào bát nước chấm; miếng thức ăn đã ăn dở không được chấm.

- Không dùng miệng thổi thức ăn nóng.

- Khi ăn món như nước canh, chè, xúp, cháo… nếu bát nhỏ thì có thể bưng bát trên hai tay nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu chứa trong bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn.

- Khi xơi cơm, cháo luôn xơi từ hai lần trở lên, tránh xơi một lần. Xơi vừa phải, không đầy ắp bát, không tí tẹo dưới trôn bát.

6. ĂN THẾ NÀO

- "Cách ăn là quan trọng hơn món ăn" cho nên chú ý những quy tắc cơ bản về cách ăn. Qua việc ăn mà biết được người này đã được gia đình giáo dục ra sao, làm nghề nghiệp gì, tính cách, đạo đức thế nào?

- Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát và ăn thì mình mới được ăn.

- Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh… tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trộn vào phần của mình.

- Ăn theo thứ tự: rau, đậu... cá, thịt sau cùng.

- Khi nhai tối kỵ chép miệng. Không tạo tiếng ồn khi ăn (húp soàm soạp)...

- Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm, thức ăn.

- Ăn từ tốn, không ăn hối hả, Không gắp ăn liên tục một món dù đó là món khoái khẩu của mình.

- Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, làm sao sạch sẽ.

- Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót thức ăn, hạt cơm nào.

- Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong miệng cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

- Ăn chọn thứ thơm ngon, phù hợp mới ăn, những món ăn lạ nên thử dùng chút ít, thấy ngon thì ăn thêm. Không vừa đi tiếp khách, mời rượu vừa nhai thức ăn.

- Trong bữa ăn, không nói chuyện nhiều, không bàn đến việc chính trị, việc làm ăn... Chỉ nói vài câu vui vẻ, xoay quanh thực đơn bữa ăn, khen món ăn ngon.

- Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự, được thông cảm!

7. KHI MÌNH LÀ KHÁCH

- Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

- Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

- Không gắp đồ ăn trước mọi người (trừ khi bạn được đề nghị gắp trước). Không được phép uống rượu bia say.

- Có địa phương, họ mời nhau xơi từng món ăn theo thứ tự nhất định, có món ăn chỉ thưởng thức sau cùng.

- Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng (nếu có) với món ăn nào để tránh bất tiện cho chủ nhà.

- Luôn nhớ: mình là khách nên ăn chỉ là "thưởng thức, phương tiện giao lưu", không ăn nhiều, ăn lâu, ăn no... Ăn mà như không ăn!

- Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách... Món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

8. QUAN TÂM ĐẾN TRẺ EM

- Trẻ em còn nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn chung của gia đình. Trẻ trên 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục một số quy tắc cơ bản.

- Khi trẻ em muốn ăn món mà ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm.

- Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ.

- Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do không hợp khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động nấu nướng của người khác.

- Trẻ em không được gia đình dạy ăn thì lớn lên dễ bị mắc sai lầm về quy tắc ăn.

9. MỘT SỐ CHÚ Ý KHÁC

- Nhất thiết để phần ĐỒ ĂN cho người về muộn, không được để phần theo kiểu ăn dở còn lại.

- Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng các thứ bỏ đi như xương, vỏ tôm…

- Nếu thấy thức ăn là miếng to nên cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện.

- Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm. Nếu bị cay thì ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

- Cần cẩn trọng khi nấu, nấu nhạt một chút; chất cay, gia vị đặc biệt để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho mọi người khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

- Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

10. BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Cuộc sống đô thị ngày nay quá tất bật với lao động công nghiệp đã làm cho mọi người vội vàng ăn uống bữa sáng qua loa cho kịp giờ. Buổi trưa hầu như ăn cơm ở cơ quan, đơn vị cho nhẹ nhàng, kịp thời gian làm việc buổi chiều. Buổi tối là dịp để có một bữa cơm gia đình đông đủ và tràn đầy tình cảm gia đình. Vậy nên hết giờ làm buổi chiều, mọi người sắp xếp hợp lý công việc để về nhà càng sớm càng tốt để cùng người thân chế biến món ăn, chăm sóc con cái và cùng nhau ngồi quanh mâm cơm gia đình. Bữa cơm gia đình không chỉ tăng thêm dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tăng thêm sức khỏe tinh thần.

Nông dân là người hạnh phúc vì họ luôn có ba bữa cơm gia đình: sáng, trưa và buổi tối, rất bình thường nhưng lại là khó khăn, mơ ước với người thành thị.

11. MỘT KỶ NIỆM ĐẸP

Năm 1981 tôi về đại đội 1, đã gặp Dũng là lính, đảng viên, giáo viên gowin99 , cùng tuổi với tôi. Trước khi đi lính Dũng là giáo viên dạy cấp 2, nhìn khuôn mặt Dũng có bộ râu quai nón, da ngăm đen, lông mày rậm, mắt nhỏ, cười tít mắt toát lên vẻ hiền lành phúc hậu. Cùng ở nhờ nhà ông Ấm với 5 bộ đội và Dũng rất "ngưỡng mộ tôi là giảng viên dạy Đại học", tôi nói chuyện là Dũng chăm chú nghe, khâm phục! Dũng cùng tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có vẻ như tâm đầu ý hợp!

Đầu tháng 11/1981, Dũng được nghỉ phép về nhà cưới vợ và đơn vị cử tôi đi dự đám cưới Dũng, với chiếc chậu men Hải Phòng, là quà tặng của đơn vị. Tôi về gặp gia đình Dũng rất vui vẻ và cảm động vì đường xa, lính chiến... mà vẫn lặn lội tìm về đây để chúc mừng ngày hạnh phúc của Dũng. Nhìn căn nhà gỗ, gần 100 năm, với 5 gian, 6 hàng chân, lợp ngói âm, là biết ngay gia đình giàu có từ lâu! Trong nhà có án gian, tủ chè cổ, sập gụ kê gian giữa. Hai gian bên là phản khuôn sơn dầu vàng óng, bộ trường kỷ đục đẽo hoa văn cầu kỳ. Sân gạch bát rộng rãi, bể nước mưa, chậu cây cảnh... và gần 20 chiếc mâm đồng vàng bóng (của gia đình) xếp nghiêng ở góc sân, để chuẩn bị cho bữa tiệc. Qua nói chuyện được biết: mẹ là giáo viên cấp 2, bố Dũng là hiệu trưởng trường cấp 3 Tiên Du, Bắc Ninh, lúc đó hiệu trưởng cấp 3 là danh giá lắm. Tôi ít tuổi (23 tuổi) nhưng là người đại diện cho đơn vị bộ đội Cao Bằng về dự cưới, phát biểu, tặng quà nên được tiếp đón rất trịnh trọng. Gia đình mời Tôi ngồi uống rượu với các Cụ cao niên, hàng bậc nhất họ Nguyễn... tại phản khuôn ở gian bên. Mặc dù Tôi rất ngại, từ chối mãi mà không được. Mâm cỗ rất nhiều món ăn ngon, đủ đầy, như cỗ cưới bây giờ! (Năm đó còn khó khăn, thiếu mọi thứ). Tôi là người thông minh, lịch sự, có hiểu biết về ăn do bố mẹ dạy lúc nhỏ... Nếu là khách mời thì trong bữa tiệc, tôi bao giờ cũng ngồi nghe họ nói chuyện, xem các Cụ "đánh chén" thế nào? Rượu rót vào chén nhỏ, một Cụ (chắc là chủ gia đình) mời tôi và các Cụ nâng chén, chúc mừng hạnh phúc. Xin mời các Cụ xem món này (xem - không phải: ăn, xơi), rất nho nhã, cao thượng! Cứ như vậy, các Cụ lần lượt "xem" từng món cho đến hết. Ngay gần chỗ tôi ngồi là bát miến, lẽ thông thường, là khách thì ngại gắp thịt, cá... mà hay lấy Canh miến ăn. May mà... tôi không "đụng chạm" gì vào bát miến đó. (Các bác biết món miến, xơi như thế nào không?). Cuối cùng, khi kết thúc bữa tiệc, một Cụ bưng bê bát miến, đã cạn nước, chia làm 6 phần, rồi chia cho tôi trước và năm Cụ còn lại. Một nét gowin99 ẩm thực của người Kinh Bắc và bài học cho tôi mãi mãi về sau. Mong các bác nên học... để không bị vi phạm phong tục ẩm thực ở vùng đất xa lạ.

Một việc làm suốt đời mà ai cũng làm đó là ăn, ăn từ trong bụng mẹ, ăn sau khi tiếng khóc chào đời, ăn lúc đói, ăn khi vui buồn, ăn khi khỏe, lúc ốm đau. Ai cũng được học ăn, từ việc cầm thìa, đũa bát, gắp thức ăn đến những việc khác theo quy tắc nhất định. Việc ăn cần học, thực hành suốt đời và dạy bảo thế hệ tiếp theo để con cháu mình "biết ăn, khéo ăn", góp phần duy trì, phát huy nét gowin99 ẩm thực rất đẹp của người Việt Nam.

Theo Trái tim người lính

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()