ới quan niệm "Dương sao - Âm vậy", ở nhiều nơi trên đất nước ta, tục thờ cúng người đã khuất trong dịp Tết Nguyên Đán cũng là những nét đẹp mang tính gowin99 rất đặc sắc. Và có lẽ, Hội An (Quảng Nam) là vùng đất với tín ngưỡng tâm linh khi Tết về mang một nét khá riêng và khá rộng rãi, đồng nhất. Một trong những nét đẹp ấy là việc đốt ngựa giấy cho các hương linh. Và, chính nhờ vậy, nghề làm ngựa giấy (là một sản phẩm của nghề làm vàng mã) rất phát triển trong thời điểm cận Tết.
Gặp người gần 30 năm làm ngựa giấy khi Tết về
Những ngày cận Tết, trong con hẽm nhỏ đường Trần Cao Vân, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An (Quảng Nam), căn nhà thuê của chị Lê Thị Thanh Thế (45 tuổi) đã bắt đầu chất đầy những chú ngựa giấy được trang trí, chăm chút rất đẹp. Bàn tay cần mẫn của chị thoăn thoắt làm các công đoạn cắt, dán từ những loại giấy cứng mềm khác nhau, màu sắc khác nhau để tạo thành những chú ngựa na ná giống nhau từ ngoại hình đến kích cỡ. Các công việc với chị thành thạo đến nỗi nhiều khi chị không cần nhìn vào, vẫn có thể dán đúng vị trí từng cái một trên thân ngựa hay những gì trang trí bên ngoài.
Vừa dán ngựa giấy, chị Thế vừa kể về con đường làm nghề của mình. Chị bước vào công việc không đơn giản này từ khi còn là một cô gái 18 tuổi. Nghề này là nghề gia truyền của nhà chồng, nghe nói đã truyền qua gần 10 đời. Vốn thông minh, nhanh nhẹn nên ngay sau khi tiếp cận, chị đã học ngay được cách làm ngựa giấy và làm những thứ khác trong việc làm vàng mã nói chung. Dần dần, tay nghề của chị được nâng cao. Cho đến bây giờ, ở Hội An, chị được xem là một trong những người làm vàng mã nói chung và ngựa giấy nói riêng có tiếng. Những chú ngựa giấy chị làm ra hình như mang một hồn cốt riêng, như sẵn sàng bay nhảy vào một thế giới dành riêng cho nó.
Chị Thế chia sẻ: "Nghề gì cũng khó khăn cả, và làm ngựa giấy cũng vậy. Làm để cho có bán thì hầu như ai làm cũng được. Song, với tôi, đây vừa là công việc mưu sinh, vừa còn là một tín ngưỡng thiêng liêng mà ông bà xưa truyền lại. Cho nên, mỗi khi cầm vào một tờ giấy để làm nên ngựa, tôi đều cẩn thận và nghĩ rằng như mình đang làm cho gia đình mình, như để Tết tống tiễn những hương linh trong nhà mình. Cứ nghĩ thế, bàn tay sẽ theo đó mà tạo nên những con ngựa có hồn. Bởi nghề này mang mà sắc tâm linh hơi nhiều, nên quan trọng là tấm lòng của mình chân thành thì tất sẽ có những sản phẩm đẹp mà thôi".
Năm nào, giáp Tết, người ta cũng đặt chị Thế làm đến hàng vạn con ngựa giấy, cùng với những thế phẩm, quần áo, vàng giấy khác, hợp thành một bộ. Những thứ kia thì đã có công đoạn sẵn, chỉ cần ráp vào đơn giản là xong. Nhưng với ngựa giấy, hầu như phải hoàn toàn làm từ từng bước tạo hình, cắt, dán và trang trí.Tết nào, từ giữa tháng Chạp chị đã phải thức trắng nhiều đêm để làm ngựa giấy. Một phần là do chị nhận đặt hàng từ các chợ, các quầy tạp hóa. Một phần thì các cơ sở sản sản xuất vàng mã khác trong phố cổ thấy chị làm ngựa giấy đẹp, nên đã nhờ chị làm giúp. Làm cả ngày, thâu đêm suốt sáng, chị miệt mài với những con ngựa giấy đỏ, giấy xanh, giấy trắng. Có năm, mùng Một Tết cũng là lúc chị lăn ra ốm vì kiệt sức. Nhưng chị bảo mệt thì mệt nhưng vui lắm. Không chỉ vì thu nhập, mà có lẽ vì một sự đam mê đã trở thành một phần không thể thiếu trong chị.
Và những câu chuyện về ngựa giấy...
Ngay cả chị Thế vẫn không biết việc đốt những con ngựa giấy với những đồ vàng mã khác trong dịp Tết cho hương linh người đã khuất xuất hiện từ khi nào ở Hội An này. Cứ nghe đời trước truyền lại cho đời sau, tiếp nối nhau làm khi Tết đến xuân về, dần dần thành một nét gowin99 truyền thống mà đến nay vẫn không mai một dẫu dòng chảy của thời gian vô cùng khắc nghiệt. Chị bảo rằng ngay từ hồi chập chững bước đi, chị đã thấy ông bà mình cúng những con ngựa giấy trên bàn thờ, cùng với áo quần, tiền giấy...trong ba ngày Tết. Rồi, mùng Ba Tết, tất cả được đốt để tiễn ông bà tổ tiên đi. Tục này cũng được đốt ở mộ, ở miếu, đình trong dịp Tết.
Các cụ xưa kể rằng có lẽ do ngày xưa phương tiện đi lại của cha ông mình sang nhất là ngựa. Nên, khi người thân khuất núi, con cháu đặt những con ngựa giấy cho hương hồn ông bà, cha mẹ mình. Vì thật ra, hồi ấy, chỉ có quan và những người làm công vụ hoặc những nhà giàu mới có ngựa mà đi, chứ nông dân nghèo làm gì mà đi được. Ngay đến thời Chúa Nguyễn, những cư dân vượt đường vạn dặm Nam tiến mở đất cũng phải chân trần mà đi suốt ngày này qua ngày khác, suốt tháng này qua tháng khác chứ làm gì có được một con ngựa để đi cho đường thiên lý bớt xa dịu vợi. Thành ra, sống không được sướng, chết thì con cháu cũng muốn cha mẹ ông bà mình được hưởng một chút sướng của việc đi ngựa chăng?
Theo cách lý giải ấy thì ngựa giấy cũng là một mơ ước của người nông dân xưa về một cuộc sống công bằng ở cõi bên kia. Bởi, khi còn sống, những ước mơ của họ nhiều khi vẫn là ước mơ. Tiếng ngựa hí vang trên đường làm họ khát thèm, nhiều khi là cả cuộc đời không có được. Thì thôi, làm vài chú ngựa giấy để hồn người ra đi được mỉm cười, vừa nhanh nhẹn, vừa thể hiện tấm lòng của người còn lại. Xét cả về mặt gowin99 lẫn đạo nghĩa thì đây là điều hết sức đáng quý.
Mang theo tâm niệm ấy vào mảnh đất này, dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng tập quán của những cư dân Hội An vẫn không thay đổi. Theo chị Thế, Tết đến, nhà nào ở Hội An cũng đốt đồ vàng mã, mà trong đó, ngựa giấy là thứ không thể thiếu. Vào nhà nào trước Tết, cũng thấy treo sẵn những xách đồ vàng mã trước hiên, trong nhà hoặc để trang nghiêm trên bàn thờ ông bà. Trong 3 ngày Tết, chúng vẫn yên vị một chỗ để chờ lúc hóa thân về với cát bụi, mang theo nguyện cầu tha thiết của cháu con, của người còn sống đối với người đã khuất. Khi làn khói cuối cùng bay lên, những tàn tro cũng lác đác uốn mình theo gió thì cũng là lúc cái Tết đi vào hồi vãn. Người dân phố Hội lại trở về với công việc thường nhật, với cuộc sống cứ lao về phía trước không chờ đợi một ai.
Chia tay căn phòng của gia đình chị Thế, trong đầu tôi vẫn thấp thoáng hình ảnh những chú ngựa giấy mang một chút gì đó vừa kiêu hãnh, vừa mạnh mẽ nhưng lại vừa rất đáng yêu. Niềm tin vào sự công bằng, vào tình yêu thương lẫn khuất trong từng mảnh giấy làm nên con ngựa đẹp. Và trong đó, có cả tấm lòng của những người thợ thủ công cùng đôi tay khéo léo. Điều ấy, đã tạo cho Hội An và nhiều miền đất khác trên đất nước này một cái Tết thêm phần trọn vẹn...