Theo dòng lịch sử
Theo sử sách, ngôi Đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần, lúc đầu làm bằng tranh tre nứa lá nhỏ bé. Đền được dựng lên để thờ Tứ vị Thánh nương là ba mẹ con công chúa Nam Tống: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương cùng với bà nhũ mẫu. Đền còn thờ cả các vị thần là vua Tống Đế Bính, các quan Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu… Ngoài ra, đền còn thờ một khúc gỗ thiêng và vỏ hạt lúa.
Từ năm 1312, ngay sau năm Hoàng đế Trần Anh Tông, thân làm tướng đem quân Nam chinh đánh thắng Chiêm Thành. Khi trở về, vua sắc phong lập đền Cần Hải, tên Nôm ngày xưa là Càn. Đến đời Lê - Trịnh, vì phạm húy, đổi là Cờn. Từ đó gọi tên cửa sông là cửa Cờn.
Đến năm 1472, thời vua Lê Thánh Tông, đền tiếp tục được xây dựng thêm hai tòa khiến di tích trở nên uy nghi bên bờ Mai Giang.
Trong thư tịch cổ, sang thời Lê (1472) theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông, dân làng Phương Cần dựng thêm một ngôi đền nữa gọi là đền Cờn Ngoài bên bờ biển, cách đền Cờn Trong khoảng 1km. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu… Đền Cờn ngoài được tôn tạo quy mô với ba tòa trên ngọn núi Thằn Lằn, ngay sát cửa biển, phong cảnh vừa cổ kính, phóng khoáng và thơ mộng.
Từ giai thoại linh thiêng
Đền Cờn nổi tiếng không những do có sự gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, mà còn vì sự linh thiêng mà đền vốn có. Các vị thần thờ trong đền đều đã được phong đến “Thượng đẳng tối linh thần”. Xung quanh họ hiện còn lưu truyền hàng trăm giai thoại, truyền thuyết trong dân gian vùng cửa Cờn và đôi bờ sông Hoàng Mai.
Theo giai thoại lịch sử ghi lại, năm Thiệu Bảo thứ nhất (1229), quân Nguyên đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu là những trung thần nhà Nam Tống đem vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ lên thuyền ra biển chạy trốn bị quân Nguyên truy sát gấp rút, lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm giữa biển. Thi thể ba mẹ con công chúa là Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương chết đuối nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra mùi thơm như lan như quế nên lấy làm kỳ lạ, bèn chôn cất và lập miếu thờ. Sau đó, mỗi khi ra khơi cầu khấn đều thấy linh nghiệm. Từ đó, người dân đặt tên cho địa phương mình là Hương Cần, hay còn gọi là Phương Cần, nay thuộc xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu.
Lại có giai thoại kể rằng, năm Hưng Long thứ 19 (1311), vua Trần Anh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, khi đến cửa Cờn thì dừng lại nghỉ ngơi. Nửa đêm, vua nằm mộng thấy nữ thần muốn giúp mình lập công đánh giặc. Sáng hôm sau, khi Vua hỏi rõ sự tích đền Cờn, liền vào kính tế. Sau đó, nhà Vua dẫn quân đến thẳng thành Chà Bàn và dành thắng lợi lớn.
Đến năm Hồng Đức thứ nhất (1470), Vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh dẹp phương Nam cũng dừng chân tại đây, vào Đền làm lễ cầu đào. Nhờ Tứ vị Thánh Nương hiển linh phù trợ, nhà Vua đã đánh thắng giặc.
Sang thế kỷ 18, vua Quang Trung đã sắc phong cho Đền Cờn với mỹ tự “Hàm hằng quảng đại” (công lao rộng khắp, to lớn) và “Hàm chương tiết liệt” (nêu gương tiết liệt cho muôn đời). Và từ khi lập đền, ngư dân quanh vùng mỗi khi ra khơi, thành tâm vào đền cầu khấn thì đều được bình an.
Đến lễ hội xứng tầm…
Cứ vào ngày 20, 21 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, Lễ hội Đền Cờn lại được tổ chức. Đây đã là một lễ hội truyền thống thuộc loại cổ xưa nhất của xứ Nghệ, thu hút hàng vạn du khách thập phương về tham dự. Lễ hội mang đậm nét gowin99 độc đáo, phản ánh đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian của người dân biển Quỳnh.
Trước đây, lễ hội Đền Cờn được nhân dân tổ chức hàng năm cầu mong một năm trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản, cầu lộc, cầu yên; là một sinh hoạt gowin99 dân gian cổ truyền mang đậm sắc thái địa phương của các làng ven biển ở Quỳnh Lưu.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lễ hội không được tổ chức và đến năm 1999 mới được phục hồi. Với những giá trị to lớn đó, ngày 29/1/1993 Bộ gowin99 - Thông Tin (nay là Bộ VH, TT&DL) ra Quyết định số 68/QĐ - BVHTT công nhận đền Cờn là Di tích Lịch sử - gowin99 cấp quốc gia, đi kèm với đó nhiều hạng mục của đền được tái tạo và khôi phục lại khang trang thêm./.