link tải gowin99 mới nhất

Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 17)

Trân trọng giới thiệu tiếp nội dung cuốn sách " Nghệ thuật và Khoa học về Thiền" của Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D Chitra Jha, được ấp ủ và hình thành bởi Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D do TS Nguyễn Hoàng Điệp hiệu đính sửa chữa bản tiếng Việt lần cuối và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành

Chương 16

Thiền: Hành trình nội tâm để khám phá bản thân

Chúng ta sẽ không biết gì về cái gọi là “đi vào bên trong” nếu như chúng ta không bắt đầu thiền định. Thực tế thì nó dường như là một khái niệm lạ lùng và chúng ta thắc mắc, “Liệu chúng ta có thể đi vào bên trong không? Chúng ta sẽ tìm thấy gì bên trong mình? Liệu nó có tẻ nhạt không?”. Những câu hỏi này khởi lên vì chúng ta đã bị cuốn vào Thế giới bên ngoài nên thế giới nội tâm không tồn tại đối với chúng ta. Nhưng khi bắt đầu Thiền, chúng ta sẽ biết rằng thế giới thật nằm bên trong ta và thế giới bên ngoài chỉ là sự phản chiếu của nó.Nhiều người Thiền định có một khởi đầu rất tốt nhưng lại không hiểu ra điều này vì họ quá nóng vội để đi đến được nơi nào đó. Họ ngồi Thiền, quan sát dòng suy nghĩ và cảm xúc của mình; nhưng lại sớm từ bỏ và cho rằng, “đây là hoạt động vô nghĩa, không có tính ứng dụng”. Nhưng những người kiên trì Thiền lâu hơn một chút đã nhận ra rằng dòng suy nghĩ dần dần biến mất và cảm xúc lắng xuống. Đây chính là lúc người Thiền tập bắt đầu gặp gỡ Bản Thể.

chuythienf1b-1644858776.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Nên nhớ rằng, chúng ta không thể “biết” chính mình một cách nóng vội. Thậm chí ở thế giới bên ngoài, cũng cần thời gian để hiểu một người; vậy làm sao ta có thể khám phá bản thể đích thực của mình trong sự vội vàng?Các lý do bận rộn hoặc sự trốn chạy để chúng ta ở yên với cái con người bên ngoài của mình; hoặc không bận tâm lắm bởi việc sống trong vô minh là một lựa chọn dễ dàng hơn. Khi chúng ta bắt đầu đi vào bên trong, chúng ta cảm thấy như đang bước vào mớ hỗn độn; và rồi nhận ra rằng cái hỗn độn này do chính ta tạo ra. Nó đòi hỏi phải rất dũng cảm để đi vào bên trong, đối diện các hỗn loạn và bước qua chúng. Những ai có được sự can đảm này sẽ phát triển tiếp, những ai không đủ cam đảm sẽ bị đẩy ra.

Khám phá bản thân: không phải cái này hay tất cả là nó

Cơ thể của chúng ta là một nhạc cụ tuyệt vời. Nó cho phép chúng ta trải nghiệm những thú vui của cuộc sống vật lý và giữ cho chúng ta năng động trong thế giới này. Do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng sự thật thì “chúng ta” có thể kiểm soát “cơ thể của mình” đến mức độ nào đó; điều này ngụ ý rằng chúng ta không phải cơ thể này. Vì vậy, dù chúng ta “có” cơ thể, nhưng cơ thể của chúng ta không phải là bản chất của con người chúng ta. Cảm xúc của chúng ta cho phép mình trải nghiệm thế giới theo một cách tuyệt vời. Chúng kết nối chúng ta với người khác thông qua nhiều cung bậc cảm xúc là niềm vui và nỗi buồn, tức giận và sợ hãi, yêu thương và ghét bỏ. Chúng mang đến sự sâu sắc, sức mạnh và cường độ tới cuộc sống của chúng ta. Tương tự, những khát vọng, ước mơ và khao khát là một phần không thể thiếu của con người. Nhưng tất cả chúng ta có những cảm xúc và khát khao mà chúng ta có thể quan sát, kiểm soát, chối bỏ hoặc vận dụng. Do vậy, những cảm xúc và khát khao không thể là bản chất của con người chúng ta.Tâm trí của chúng ta là một công cụ tuyệt vời cho phép chúng ta lý luận và sử dụng logic. Nó tích lũynhững ý tưởng, quan điểm, sự thật và thông tin. Nó giúp chúng ta giải quyết vấn đề, trở nên sáng tạo và đối mặt với các thử thách của cuộc sống. Nhưng vì chúng ta có thể “thay đổi” tư duy của mình và “tạo”nhiều ý tưởng mới, nên nó cũng không thể là bản chất của con người chúng ta.Thông qua Thiền, chúng ta biết được rằng:Chúng ta không phải cơ thể, không phải tâm trí, không phải cảm xúcvà không phải là khát khao; chúng ta là nhiều hơn cả thế. Và tất nhiên “cái nhiều hơn” này cũng chứa đựng khát khao, cảm xúc, tâm trí và cơ thể của chúng ta. Tổng các phần của nó lớn hơn cái toàn bộ.

Thiền khiến chúng ta trải nghiệm sự hiểu biết thông tuệ này.

Thể giới tĩnh lặng bên trong

Khi chúng ta càng bóc tách dần lớp vỏ bọc của mình, chúng ta sẽ đi vào cõi Không bên trong. Một số hành giả chạm đến cái Không này và cảm thấy sợ hãi. Họ ổn định với những suy nghĩ nhưng họ không biết làm thế nào để xử lý sự trống rỗng này. Sự thật là chúng ta đã bị đồng hoá với ngôn từ, hình ảnh, mùi vị, tiếng ồn và vui thú của thế giới bên ngoài nên để hoà nhịp với thế giới tĩnh lặng nội tâm cần thêm thời gian.

Với thế giới tĩnh lặng này, chúng ta tách ra khỏi những cảm giác của cơ thể, cảm xúc, ham muốn, suy nghĩ và quan điểm của tâm trí.

Tìm kiếm cốt lõi bên trong

Ngay khi chúng ta giải phóng sự dính mắc với cơ thể, tâm trí, cảm xúc và những ham muốn của mình, chúng ta trở nên nhận thức về cốt lõi lắng dịu nằm bên trong chúng ta. Đó là một không gian thoải mái và bình an. Nơi không gian này, chúng ta trải nghiệm Bản Thể của mình một cách riêng biệt khỏi những vai trò mà chúng ta phải tham gia từ cuộc sống. Chúng ta quên đi mọi thứ về trách nhiệm và các quan điểm của mình; và không thể thực sự định nghĩa bản thân. Đây là trải nghiệm về “bản thể”.Cái lõi của thế giới nội tâm từng được đặt bằng rất nhiều cái tên và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như Sự Chứng Kiến, Người Quan Sát, Sự hiện diện TÔI LÀ, Sinh Lực, Linh Hồn, Tinh Túy, Con Người Thần Thánh Bên Trong. Đây là “Cái Toàn Bộ” giải thích cho những phần đối lập khác nhau qua tính cách của chúng ta. Nó làm cho chúng ta trở thành con người chúng ta. Nó là bản chất cơ bản của chúng ta. Nó là Linh Hồn lớn hơn kết nối tất cả chúng ta.Từ cái lõi bình lặng nội tại, chúng ta kết nối với trực giác của mình và lời dạy từ bên trong bổ sung cho suy nghĩ lý trí của chúng ta. Trực giác được biết đến là tiếng nói của tâm hồn. Nó khiến chúng ta vượt qua ranh giới thời gian và giới hạn không gian và hiểu ra nhiều điều qua một thời gian rất ngắn, vì tất cả các câu trả lời đều nằm ở trí tuệ bên trong này.

Tìm kiếm kho báu bên trong

Khi giữ tập trung vào cốt lõi bản thể của mình, chúng ta thấy được “Ánh Sáng”. Ánh Sáng này không có nguồn rõ ràng. Nó không phải ánh sáng của cây đèn, vì nó không có lửa. Nó cũng không phải ánh sáng Mặt trời. Đây là Ánh Sáng mà chúng ta được tạo nên. Trong Ánh Sáng này, bắt đầu hiểu chúng ta là ai. Chúng ta biết rằng chúng ta chính là Ánh Sáng đó.

Ở trạng thái Thiền này, người quan sát và đối tượng được quan sát biến mất; chỉ còn lại Ánh Sáng. Ánh Sáng này là mãi mãi và khi Ánh Sáng tăng lên, chúng ta nhận ra chúng ta đã được Khai Sáng.

Trạng thái giác ngộ của bản thể

Giác ngộ không phải là một giai đoạn hay là đích đến. Nó đơn giản là một trạng thái của bản thể. Ở trạng thái này, ta trở nên hoàn toàn sáng suốt về mọi việc chúng ta làm. Và sự minh mẫn này không đến từ cấp độ tâm trí; nó đến từ cấp độ của Siêu Tâm Thức.

Trong trạng thái của bản thể, chúng ta luôn đi đúng hướng mà không một chút nghi ngờ. Thậm chí nếu phạm sai lầm, chúng ta “biết” rằng đó là một phần của Kế Hoạch Thiêng Liêng.Trạng thái của Ánh Sáng Bên Trong tìm thấy một sự song song trong trạng thái của ánh sáng bên ngoài mà chúng ta gọi là điện. Điện không được “phát minh” bởi loài người; nó chỉ được “khám phá” bởi con người. Tương tự, giác ngộ không được phát minh bởi Chúa Jésus, Phật hay các Bậc Thầy khác; mà nó chỉ được “khám phá” ra bởi họ. Vì sự khám phá luôn là một sự khám phá “tình cờ”, nên Giác Ngộ cũng chỉ xảy ra tình cờ, hay còn được biết đến là “Ân Sủng”. Ân Sủng là sự hỗ trợ từ Bản Thể Thiêng Liêng khi chúng ta đi theo sự thật của mình. Một người thiền tập chỉ có thể tạo ra không gian cho sự ân sủng này rót xuống; nhưng anh ta không thể ép nó xảy ra.Giống như điện có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày, trạng thái giác ngộ cũng có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Ở trạng thái này, hiệu suất của chúng ta tăng lên ở tất cả các cấp độ, và chúng ta mang đến nhiều lợi ích hơn cho Thế giới.

Giống như mọi người đều có quyền sử dụng điện, thì mọi người cũng đều có quyền để được giác ngộ cũng như mọi người phải trả tiền để được sử dụng điện và mọi người cũng phải thực hành Thiền để được giác ngộ.

Các dấu hiệu của người giác ngộ

Thông thường, mắt của chúng ta và các nhận thức không thể nói cho chúng ta biết liệu một người đã giác ngộ hay chưa? Nhưng nếu chúng ta cùng có nhận thức tâm linh, thì có thể nhận biết một người giác ngộ. Và khi ta học hỏi một đấng giác ngộ, chúng ta sẽ khám phá được điều tuyệt vời của họ.Chúng ta không thể nhận định từ bên ngoài về những điều một người đã đạt được bên trong họ và  không thể đánh giá trí tuệ củamột người nếu chúng ta không đi cùng con đường.Giác ngộ khiến chúng ta rất nhạy cảm với những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Nó sẽ bắt đầu cảm nhận nhiều thứ mà chúng ta đã không cảm nhận được trước đó.

Từ bên ngoài, chúng ta không khác nhiều với trước kia, nhưng bên trong đã trải qua một sự biến hình. Chúng ta trở nên trí tuệ; và hiểu về quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta lấy lại sức mạnh trí tuệ khi đã đánh mất một thời gian dài, và trở nên hoàn toàn nhận biết về Bản Thể vĩ đại của mình. Không còn những câu hỏi, nghi vấn hay ham muốn nào. Chúng ta chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình và tận hưởng phúc lạc nội tại.

Trạng thái giác ngộ tự do khỏi nghiệp quả, mặc dù rõ ràng chúng ta có những hành động gây nghiệp để tồn tại trong thân thể này. Cả những người giác ngộ và chưa giác ngộ đều mang cùng mô thức gây nghiệp; nhưng một bên đã nhận ra bản chất ảo tưởng của nghiệp, trong khi bên kia vẫn chìm sâu từ cái bẫy nghiệp quả.

Bản chất Phật tính của chúng ta

Một điều quan trọng cần nhớ là Gautama, Đức Phật cũng ăn khi Người đói và nghỉ ngơi khi Người mệt. Người cũng mắc bệnh, phụ thuộc vào điều kiện thể chất và an toàn vệ sinh môi trường. Thế nhưng, có một phần trong Phật không bao giờ ốm, mệt mỏi hay đói. Phần đó là Bản Thể đích thực, Phật đích thực mà tất cả chúng ta đều sở hữu bên trong mình. Đây chính là bản chất Phật tính của chúng ta.Giống như hạt giống giác ngộ hiện hữu bên trong tất cả chúng ta, bản chất Phật tính cũng là một phần trong ta. Chỉ bởi vì chúng ta đã quên mất bản chất Phật tính của mình, không có nghĩa là chúng ta đã đánh mất nó.Phật tính là Bản Thể thực sự của chúng ta, nó chưa bao giờ chết, chưa bao giờ được sinh ra, chưa bao giờ bị bệnh và luôn luôn tồn tại.

Cõi không giới hạn của chúng ta

Bản thể thật sự của chúng ta không hề có ranh giới, không theo nguyên tắc nào và không có nỗi sợ. Nó trân trọng mọi thứ và mọi người chính xác như vốn dĩ là bản chất cả nó. Nó sống trong một không gian vô điều kiện của tình yêu vô điều kiện. Nó thích ở trạng thái trân quý hoàn toàn.

Bản thể thực sự của chúng ta vô cùng hào phóng. Nó cho đi chính nó một cách tự nhiên và cảm nhận sự tích cực tự nhiên của cuộc sống. Đó là tình yêu vị tha, tự cho đi vĩnh viễn, không mong cầu điều này hay điều kia.

Phúc lạc bắt nguồn từ cõi trù phú này.

Vạn người vạn nét

Điều thú vị nhất về hành trình nội tâm này chính là tất cả chúng ta đều có cùng tâm thức bên trong mình mà việc trải nghiệm của chúng ta về nó luôn khác nhau. Đó là lý do vì sao nó được gọi là hành trình tự khám phá bản thân.

Nếu ai đó, kể về toàn bộ câu chuyện một bộ phim, chúng ta sẽ không còn hứng thú khi xem bộ phim đó. Đó là lý do vì sao bộ phim nội tâm đã được tạo ra với vô số mạch truyện, mặc dù kết chuyện đều giống nhau. Vì thế, mỗi “người xem” đều tận hưởng nó trọn vẹn. Không thể có cả câu chuyện cũ. Tất cả các câu chuyện đều nguyên bản, thú vị để xem.

Tóm lược

Chúng ta sẽ không biết gì về “quay vào bên trong” nếu như chúng ta không bắt đầu Thiền.

Chỉ khi bắt đầu Thiền, chúng ta mới biết rằng thế giới thực sự nằm bên trong chúng ta, và thế giới bên ngoài là sự phản chiếu của nó.

Nhiều người Thiền định bắt đầu rất tốt nhưng họ lại mang theo sự vội vàng để đi đến nơi nào đó.

Ta phải nhớ rằng chúng ta không thể “biết” chính mình trong sự hối hả.

Khi chúng ta bắt đầu quay vào bên trong, mới cảm thấy như chúng ta đang bước vào mớ hỗn độn và sau đó nhận ra sự hỗn độn này do chính chúng ta tạo ra.

Chúng ta “có” cơ thể, nhưng cơ thể chúng ta không phải là bản chất của con người chúng ta.

Cảm xúc và ham muốn của chúng ta không phải là bản chất của con người chúng ta.

Vì chúng ta có thể “thay đổi” tâm trí của mình và “tạo ra” các ý tưởng mới, nên nó không thể là bản chất con người chúng ta.

Chúng ta không phải cơ thể, không phải tâm trí, không phải cảm xúc và không phải các ham muốn; chúng ta là nhiều hơn thế.

Khi ngày càng tháo bỏ dần các vỏ bọc, thì chúng ta sẽ đi dần vào một cõi trống không.

Trong thế giới tĩnh lặng này, chúng ta trở nên tách khỏi tất cả những cảm giác của cơ thể, cảm xúc, ham muốn, suy nghĩ và quan điểm của tâm trí.

Khi chúng ta giải phóng sự dính mắc với cơ thể, tâm trí, cảm xúc và ham muốn, chúng ta trở nên nhận biết về cốt lõi bình lặng nằm bên trong chúng ta.

Từ lõi bình lặng bên trong này, chúng ta kết nối với trực giác của mình.

Khi chúng ta duy trì tập trung vào trung tâm của bản thể, chúng ta sẽ thấy “Ánh Sáng”.

Giác ngộ không phải là một giai đoạn hay là một đích đến. Nó đơn giản là một trạng thái của bản thể.

Giác ngộ khiến chúng ta rất nhạy cảm với những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Nhìn từ bên ngoài, chúng ta không khác trước kia nhiều lắm, nhưng nội tâm lại trải qua một sự biến hình.

Phật tính chính là Bản Thể chân thực của chúng ta, nó chưa bao giờ chết, chưa bao giờ được sinh ra, chưa bao giờ mắc bệnh và luôn tồn tại.

Bản thể đích thực của chúng ta không hề có ranh giới, không đi theo nguyên tắc nào và không có nỗi sợ, chương trình cá nhân, sự thỏa hiệp hay bất đồng ý kiến với bất kỳ ai.

Bản thể đích thực của chúng ta vô cùng hào phóng. Nó cho đi chính mình một cách dễ dàng và cảm thấy sự tích cực tự nhiên của cuộc sống.

“Giống như vàng được tinh luyện trong lò nung để mất đi tạp chất và đạt được bản chất thực sự của nó, tâm trí rũ sạch tạp chất do ảo tưởng, si mê và thanh khiết thông qua Thiền định và đạt được Thực Tại.”

Adi Sankaracharya

(Còn nữa)

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()